Thực trạng dạy học giải quyết vấn đề ở bậc trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học giải quyết vấn đề trong chủ đề nguyên hàm tích phân ở lớp 12 (Trang 32 - 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.6. Thực trạng dạy học giải quyết vấn đề ở bậc trung học phổ thông

Để nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài đang nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến với số lƣợng 50 GV bộ mơn Tốn và 200 HS tại một số trƣờng THPT trên địa bàn nơi tác giả đang công tác là huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định về một số nội dung sau:

- Tìm hiểu về nhận thức và mức độ thƣờng xuyên sử dụng đối với DHGQVĐ của GV bộ mơn Tốn trong giảng dạy mơn Tốn nói chung và chủ đề Nguyên hàm – Tích phân nói riêng.

- Tìm hiểu về mức độ tích cực, chủ động của HS trong q trình học tập bộ mơn Tốn trên lớp.

Sử dụng một số phƣơng pháp thống kê cơ bản dựa trên các kết quả khảo sát thu thập đƣợc, chúng tôi đã rút ra đƣợc một số đánh giá về hiện trạng việc vận dụng DHGQVĐ trong dạy học bộ mơn Tốn ở trƣờng THPT nhƣ sau:

- Về nhận thức của GV đối với DHGQVĐ, một số lƣợng khá lớn GV (70% số ngƣời khảo sát) cho rằng các kiến thức sƣ phạm về DHGQVĐ chủ yếu là do bản thân tự tìm hiểu từ các tài liệu và các phƣơng tiện thơng tin đại chúng, sau đó là từ

học. Và cũng do đó, số lƣợng GV có lựa chọn chuẩn xác về một số khái niệm chính của DHGQVĐ chỉ đạt 64%; số lƣợng thầy cơ giáo cịn lại vẫn cịn đơi chỗ chƣa có đƣợc nhận thức hoàn chỉnh về DHGQVĐ.

- Nhận thức về lợi ích của việc vận dụng DHGQVĐ vào dạy học Toán, đại đa số các GV tham gia (đạt 96%) đều đánh giá ở mức cao nhất: “Rất có lợi”. Nhƣ vậy, nhìn chung các thầy cơ giáo đều đã nhận thức đƣợc những lợi ích của PPDH này so với các PPDH truyền thống.

- Về mức độ thƣờng xuyên trong việc vận dụng DHGQVĐ vào dạy học Tốn, chỉ có 46% số GV tham gia khảo sát lựa chọn ở mức “thƣờng xuyên”, phần còn lại đều lựa chọn mức “thỉnh thoảng”. Điều này khá phù hợp với việc cũng có một tỉ lệ tƣơng đƣơng các thầy cô giáo lựa chọn việc vận dụng phƣơng pháp này ở hầu hết các nội dung dạy học trong chƣơng trình, phần cịn lại trong số các GV tham gia khảo sát chỉ lựa chọn vận dụng đối với các nội dung “dễ” đối với HS. Và cũng tƣơng ứng với kết quả đó, có tới 90% các GV tham gia khảo sát đã chọn nhiều hơn hai khó khăn trong các khó khăn có thể vấp phải mà tác giả luận văn đƣa ra. Trong đó các khó khăn chủ yếu là sự gị bó về thời gian mỗi tiết học, khó khăn khi theo sát những hoạt động của HS để có những can thiệp, giúp đỡ kịp thời và nhiều HS có lực học chƣa tốt sẽ khó hồn thành nhiệm vụ học tập.

- Về nhận thức của HS đối với mục tiêu dạy học của bộ môn Tốn nói chung và đối với từng tiết học nói riêng, có tới 57% số HS đƣợc hỏi nghĩ rằng mục tiêu cuối cùng của bộ mơn Tốn là giải đƣợc các bài toán, đạt đƣợc kết quả cao trong các kì thi, 38% số HS trả lời rằng mục tiêu là vận dụng các kiến thức, cơng cụ tốn học vào các tình huống thực tế trong khi có một số rất ít HS xác định đƣợc rằng mục tiêu cao nhất của dạy học là phát triển các năng lực, phẩm chất, đặc biệt với mơn Tốn đó là năng lực tƣ duy. Cũng tƣơng ứng với kết quả đó, khi hỏi về nhiệm vụ của HS trong mỗi tiết học thì đại đa số HS lựa chọn đáp án là hiểu và ghi nhớ các thuật giải cho các dạng bài tốn hay các ví dụ mà GV đã hoàn chỉnh lời giải làm mẫu. Nhƣ vậy nói chung, hầu hết HS cịn chƣa xác định đƣợc mục tiêu của việc học tập bộ mơn Tốn một cách đúng đắn.

- Kết quả khảo sát về sự thiết kế của GV cũng nhƣ miêu tả của HS về tiến trình dạy học trên lớp đối với việc dạy học các nội dung khái niệm, định lí hay phƣơng pháp giải bài tập toán đều thể hiện rằng đa phần các tiết học mới dừng lại ở việc tạo điều kiện cho HS tích cực, chủ động ở một trong bốn bƣớc tiến hành DHGQVĐ là bƣớc thứ hai: Tìm giải pháp. Tức là việc vận dụng DHGQVĐ đa phần đƣợc GV thực hiện ở cấp độ thấp đó là thuyết trình GQVĐ.

Nhƣ vậy, kết quả khảo sát điều tra về thực trạng DHGQVĐ ở bậc THPT cho thấy rằng đa số GV đã nhận thức đƣợc những lợi ích của phƣơng pháp này và phần nào tăng cƣờng vận dụng vào thực tế dạy học. Tuy nhiên, do nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nhƣ: nhận thức của GV cịn chƣa đƣợc chính xác, đầy đủ, nhận thức của HS về mục tiêu dạy học còn nhiều nhầm lẫn, cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học chƣa đƣợc hiện đại,… mà cấp độ vận dụng DHGQVĐ vào mỗi tiết học đa phần còn chƣa cao, chƣa thƣờng xuyên và liên tục.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng này, luận văn đã thực hiện đƣợc các nhiệm vụ:

- Trình bày các khái niệm cơ bản, định nghĩa và các cơ sở khoa học của DHGQVĐ.

- Trình bày các đặc điểm chính và các hình thức cơ bản của DHGQVĐ. - Trình bày đƣợc quy trình chung của DHGQVĐ và một số hƣớng cơ bản thƣờng đƣợc sử dụng để thiết kế THCVĐ.

- Chỉ ra đƣợc những ƣu, nhƣợc điểm chính của DHGQVĐ.

- Phân tích đƣợc thực trạng DHGQVĐ ở các trƣờng phổ thơng hiện nay. Từ đó, tác giả luận văn nhận thấy rằng: DHGQVĐ là một PPDH tích cực, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về phát huy tính chủ động trong hoạt động học tập của HS, phù hợp với chủ trƣơng đổi mới dạy học đang đƣợc đẩy mạnh trong nền giáo dục nƣớc nhà.

Căn cứ vào kết quả điều tra thu thập đƣợc về thực trạng dạy học nói chung và DHGQVĐ nói riêng ở chủ đề Nguyên hàm – Tích phân, tác giả luận văn nhận thấy rằng: Việc đổi mới PPDH nói chung và cụ thể là vận dụng DHGQVĐ vào giảng dạy chủ đề Nguyên hàm – Tích phân ở các trƣờng THPT chƣa thật đồng bộ, mới chỉ đƣợc thực hiện ở một bộ phận GV. Từ đó thấy rằng việc nghiên cứu và vận dụng DHGQVĐ vào dạy học bộ mơn Tốn nói chung và chủ đề Ngun hàm – Tích phân nói riêng là thực sự cần thiết.

CHƢƠNG 2

DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CÁC TÌNH HUỐNG ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học giải quyết vấn đề trong chủ đề nguyên hàm tích phân ở lớp 12 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)