3 Số học sinh 422460 97.50 16007 112.477 51881 16604
2.2.6. Chất lượng giáo dục
- Về Giáo dục Mầm non: Công tác tổ chức nuôi ăn tại trường được đẩy mạnh, tỉ lệ cháu được nuôi ăn ở cả nhà trẻ và mẫu giáo đều tăng qua mỗi năm. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối mỗi năm học đều giảm so với đầu năm. Duy trì tốt việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ; chất lượng giảng dạy, nuôi dưỡng từng bước được nâng lên.
- Về Giáo dục Tiểu học: Tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức giáo dục trí dục, đức dục, tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, tổ chức giao lưu,... nhằm tạo cho trẻ sự hồn nhiên, tự tin, có tâm hồn phong phú, nhân hậu. Chất lượng dạy và học từng bước được nâng cao. Kỷ cương, nền nếp trường học được đảm bảo nghiêm túc. Phong trào đổi mới phương pháp dạy và học đáp ứng những yêu cầu đổi mới toàn diện của bậc học diễn ra sôi nổi đều khắp. Các trường đều quan tâm, chú ý tới việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho giáo viên.
- Về Giáo dục Trung học: Có bước chuyển biến tích cực về chất lượng GD đạo đức học sinh qua các hoạt động nội khoá cũng như ngoại khoá. Phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội nhằm nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt công tác đổi mới chương
giáo viên vào việc xây dựng bài giảng, rút kinh nghiệm cho từng tiết học, từng môn học. Từng trường và liên trường tổ chức nhiều cuộc hội thảo đổi mới phương pháp dạy - học; hội giảng các cấp học, khối lớp đã được triển khai thường xuyên, đạt kết quả cao. Công tác xây dựng tủ sách tham khảo và thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học có chuyển biến tích cực theo các tiêu chí của trường đạt chuẩn Quốc gia. Công tác GD thể chất, chương trình GD quốc phịng được thực hiện nghiêm túc, từng bước nâng cao chất lượng. Công tác lao động hướng nghiệp - dạy nghề có tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Song song với việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, từng trường và tồn ngành ln coi trọng việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là nơi tập trung trò giỏi, thầy giỏi khối THPT, được tỉnh và ngành quan tâm đúng mức. Hằng năm trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, học sinh Nam Định đều đạt nhiều giải cao, nhiều em được tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi Việt Nam tham dự các kỳ thi học sinh giỏi Quốc tế và khu vực.
- Về GD Thường xun: Các trung tâm GDTX nhìn chung cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và biên chế đội ngũ, tuy nhiên các trung tâm đã chủ động, sáng tạo, đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động, tích cực đáp ứng yêu cầu học tập đa dạng của thanh niên, học sinh và các tầng lớp nhân dân lao động. Nhiều trung tâm GDTX đã có sự cố gắng vươn lên mạnh mẽ bằng việc mở rộng loại hình đào tạo, ngày càng đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội cũng như đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong ngành, góp phần tăng tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn ở các cấp, bậc học.
- Về GD chuyên nghiệp: Đã từng bước mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng yêu cầu đa dạng của thị trường sức lao động đồng thời góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh sau mỗi năm. Quy mô đào tạo của hầu hết các trường đều tăng lên nhiều lần. Tích cực đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo theo hướng hiện đại hoá để theo kịp và đón nhận cơng nghệ, kĩ thuật tiên tiến; nội dung đào tạo có phần cố định, có phần linh hoạt để vừa đảm bảo chuẩn
chung vừa đáp ứng đặc thù riêng của thị trường sức lao động; điều chỉnh hợp lý tỉ lệ giữa lý thuyết và thực hành theo yêu cầu của thực tiễn. Quan tâm đến cải tiến quy trình đào tạo, phương pháp giảng dạy phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của HS, SV; gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với thực tiễn sản xuất xã hội.