23. Kiểm tra đánh giá 22 16 166 8,
3.2.2. Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL
nghị 2. Lập danh sách dự kiến nguồn quy hoạch CBQL trường THPT toàn tỉnh.
Bước 4: Giám đốc Sở GD&ĐT phê duyệt danh sách quy hoạch tổng thể,
làm cơ sở để thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL hàng năm.
- Sau mỗi đợt rà soát quy hoạch, Sở GD&ĐT tổng kết, kiểm tra các bước thực hiện xem đã đảm bảo khoa học, khách quan, đúng quy trình chưa, quy hoạch đã được bổ sung đầy đủ theo nhu cầu chưa, tự điều chỉnh hoặc có khuyến nghị. Trên cơ sở danh sách đã chuẩn y, Sở GD&ĐT có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn.
3.2.2. Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL CBQL
3.2.2.1. Ý nghĩa của biện pháp
Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm CBQL ở các trường THPT nhằm đáp ứng nhu cầu của các trường THPT và sự phát triển cán bộ, giáo viên. Vì vậy, cơng tác này phải đảm bảo các u cầu sau: Một là, đảm bảo nhu cầu số lượng và chất lượng CBQL của từng trường; hai là, phải chọn được người tiêu biểu, có đủ năng lực phẩm chất, đảm nhận cương vị mới; ba là, góp phần củng cố uy tín, niềm tin của cán bộ giáo viên nhà trường; bốn là, động viên khuyến khích những người tốt, chọn lọc những cán bộ tốt từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận dự nguồn; năm là, quán triệt chặt chẽ nguyên tắc tập trung dân chủ; sáu là, cán bộ quản lý đã hết 1 nhiệm kỳ 5 năm nhất thiết phải có đánh giá để bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
Trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu trên biện pháp này giúp cho ngành GD&ĐT có được đội ngũ CBQL tốt, sàng lọc, đưa ra khỏi đội ngũ CBQL những người không đủ phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực quản lý, bổ sung và hoàn thiện đội ngũ CBQL. Bổ nhiệm CBQL ở các trường THPT là cơ hội để cán bộ giáo viên thăng tiến hợp lý, đáp ứng nhu cầu của nhà trường và sự phát triển
cán bộ, giáo viên. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL ở các trường, nâng cao hiệu quả giáo dục ở các nhà trường. Bởi vì qua đây người CBQL có dịp nhìn lại chính mình để tiếp tục khẳng định và phát huy. Song cũng chính nhờ quy trình này, người CBQL được đồng nghiệp và các cấp quản lý chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch hồn thiện mình; làm cho mỗi CBQL ln phải tích cực rèn luyện, phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là điều kiện để các cấp quản lý giáo dục điều chỉnh trong quá trình quản lý, điều chỉnh công tác xây dựng đội ngũ CBQL, định ra nội dung đào tạo bồi dưỡng phù hợp, sát thực tiễn, khắc phục tình trạng trì trệ trong đội ngũ CBQL.
Luân chuyển CBQL nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ, tình trạng khép kín, trì trệ trong cơng tác. Do vậy, nếu làm tốt công tác luân chuyển CBQL ở các trường THPT của tỉnh Nam Định sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, tiêu cực trong công tác cán bộ, tạo nên động lực và nguồn sáng tạo mới trong công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ lâu dài. Luân chuyển CBQL là để đào tạo, rèn luyện, thử thách cán bộ, nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm của từng đồng chí. Thơng qua thực tiễn, môi trường công tác mới, giúp họ trưởng thành, "lửa thử vàng, gian nan thử sức", công việc sẽ dạy dỗ, uốn nắn con người, nâng đỡ con người, nói theo cách nói của C.Mác là thực tiễn sẽ "đánh thức các tiềm năng còn đang ngái ngủ của con người". Luân chuyển chính là tạo mơi trường thuận lợi cho CBQL phát huy tài năng. Thơng qua ln chuyển để bố trí sắp xếp CBQL phù hợp với khả năng của mỗi người, nhằm gắn kết sức mạnh cá nhân đơn lẻ của mỗi người thành sức mạnh tổng hợp chung của CBQL.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện.
Muốn có kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính pháp lý, thì cách thực hiện từng công việc như sau: