Phát triển đội ngũ CBQL trườngTHPT nhằm tạo khả năng của CBQL đáp ứng được những yêu cầu, chủ trương trong việc đổi mới quản lý đề cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh nam định trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

đáp ứng được những yêu cầu, chủ trương trong việc đổi mới quản lý đề cao vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu một trong những giải pháp phát triển giáo dục là đổi mới công tác quản lý giáo dục: “Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo,

dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức, đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người. Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý”.

Thực hiện chủ trương phân cấp quản lý giáo dục đến các cơ sở giáo dục, Chính phủ, Bộ GD&ĐT và các Bộ, Ngành Trung ương đã ban hành nhiều văn bản về phân cấp quản lý giáo dục như: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 và Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ; Quyết định số 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26/10/2007 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên…

Vì vậy, phát triển đội ngũ CBQL trường THPT phải nhằm tạo khả năng cho đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về vai trò tự chủ của các cơ sở giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 1

Để làm rõ cơ sở lý luận phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT, đề tài đã phân tích một số khái niệm liên quan. Đề tài cũng đã làm sáng tỏ về vị trí, vai trị, nhiệm vụ của trường THPT; chức năng, nhiệm vụ, vai trò và tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay.

Đồng thời, đề tài đã phân tích những nội dung phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT. Đây là cơ sở khoa học hết sức quan trọng để đánh giá

thực trạng việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT và đề ra các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định trong giai đoạn tiếp theo.

Trên đây là những vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài. Để thấy được thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT, thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định, đề tài tiến hành nghiên cứu đội ngũ CBQL trường THPT và các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định trong chương 2.

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƢỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh nam định trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)