Sở GD&ĐT Nam Định chủ yếu mới chỉ thanh tra, kiểm tra năng lực của đội ngũ CBQL ở các trường THPT ở 3 lĩnh vực: Thực hiện các chức năng quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụ năm học bên trong nhà trường; lĩnh vực quản lý nhằm thực thi pháp luật, chính sách, quy chế điều lệ và các quy định nội bộ; quản lý tài chính, cơ sở vật chất thiết bị trường học phục vụ cho hoạt động dạy và học bên trong nhà trường. Vì vậy, bên cạnh nội dung trên chúng tôi thấy cần phải thanh tra, kiểm tra thêm 2 lĩnh vực khác đó là: 1) Lĩnh vực vận động các lực lượng xã hội tham gia quản lý và phát triển trường THPT, đồng thời phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của mơi trường giáo dục. 2) Lĩnh vực thiết lập, điều hành hệ thống thông tin và truyền thông, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Cần kiểm tra sự tiến bộ của bản thân trong sự học tập rèn luyện, kiểm tra việc tự bồi dưỡng của mỗi người.
Trong những năm qua, Sở GD&ĐT Nam Định chủ yếu thực hiện thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL bằng con đường gián tiếp. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động chuyên môn của nhà trường, kiểm tra trên hồ sơ sổ sách
lưu trong nhà trường. Qua nghiên cứu chúng tơi thấy: Cần có kiểm tra trực tiếp nhiều hơn thơng qua các hình thức như: Hội thi CBQL giỏi, Hội thảo các lĩnh vực công tác quản lý, viết sáng kiến kinh nghiệm… Thông qua cá hoạt động của nhà trường kiểm tra đội ngũ CBQL cũng cần phải kết hợp nhiều hình thức khác nhau như:
+Thanh tra, kiểm tra thường xuyên: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra có
hiệu quả nhất. Nó gắn liền với các hoạt động trong trường THPT. Sở giáo dục cần có kế hoạch thanh tra tồn diện các nhà trường ít nhất 3 năm một lần; thanh tra chuyên đề đảm bảo mỗi trường trong năm học đèu được thanh tra 100% các chuyên đề theo quy định của Sở GD&ĐT về chủ đề năm học và nhiệm vụ năm học. Mỗi đợt thanh tra, kiểm tra cho các nhà trường và quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra; các biên bản thanh tra, kiểm tra mẫu quy định chung của Bộ GD&ĐT.
+Thanh tra, kiểm tra định kỳ: Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra được
tiến hành theo chương trình kế hoạch đã được xác minh. Thông thường thanh tra kiểm tra định kỳ được tiến hành theo các mốc của năm học như kết thúc mỗi học kỳ, mỗi năm học.
+Thanh tra, kiểm tra bất thường: Bên cạnh hình thức trên thì phải thanh
tra, kiểm tra đột xuất. Đây là hình thức thanh tra, kiểm tra quan trọng và cơ bản do yêu cầu đột xuất để đảm bảo tính khách quan hoặc do thực tế đòi hỏi. Cần phải chú ý sử dụng linh hoạt 3 hình thức thanh tra, kiểm tra nói trên.
Để phát triển đội ngũ CBQL ở các trường THPT của tỉnh Nam Định ngày càng tốt hơn, Sở GD&ĐT cần phải thực hiện đúng quy trình thực hiện thanh tra, kiểm tra. Cụ thể là:
+ Xây dựng tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra của toàn ngành trong năm học. + Củng cố kiện toàn bộ phận thanh tra của Sở GD&ĐT và đội ngũ cộng tác viên thanh tra.
+ Ra quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra. + Tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra.
+ Nghiệm thu kết quả thanh tra, kiểm tra; đánh giá kết quả làm việc của đồn thanh tra, kiểm tra.
+ Thơng báo kết quả thanh tra, kiểm tra.
Công tác thanh tra, kiểm tra gắn liền với việc đánh giá, do đó Sở GD&ĐT cần chú ý thực hiện nội dung thanh tra, kiểm tra phải thiết thực; gắn với công tác thanh tra, kiểm tra các tập thể nhà trường với thanh tra, kiểm tra đội ngũ CBQL, từ đó làm cơ sở để thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, luân chuyển CBQL. Tiến hành thanh tra, kiểm tra phải đúng quy trình đồng thời phải đảm bảo tính trung thực, công tâm, khách quan và hiệu quả. Hệ thống hồ sơ thanh tra, kiểm tra phải đúng, đầy đủ và làm tốt công tác lưu trữ các hồ sơ này. Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, chúng ta phải chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn sự đồn kết trong nội bộ của ngành.