GD&ĐT phải xây dựng tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng và Phó Hiệu trường ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở cho việc lựa chọn.
Căn cứ vào nhu cầu của nhà trường, căn cứ vào danh sách quy hoạch các chức danh CBQL đã được phê duyệt, Sở GD&ĐT thực hiện quy trình bổ nhiệm theo một trong hai hình thức sau:
* Hình thức thứ nhất: Hình thức bổ nhiệm CBQL căn cứ vào phiếu giới thiệu tín nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị có chức danh cần bổ nhiệm:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ các đối tượng trong diện quy hoạch, chuẩn bị
phiếu thăm dò giới thiệu nhân sự theo mẫu chung của tỉnh (mẫu này được in sẵn tên những người trong diện quy hoạch, có ơ trống để cho các thành viên có thể giới thiệu gương mặt tiêu biểu khác khơng có trong quy hoạch).
Bước 2: Sở GD&ĐT thực hiện quy trình lấy phiếu giới thiệu nhân sự bằng
cách tổ chức hội nghị gồm toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Nội dung: bỏ phiếu giới thiệu tín nhiệm chức danh CBQL cần bổ nhiệm, hình thức bỏ phiếu kín.
Bước 3: Căn cứ kết quả lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm tại đơn vị, Lãnh đạo
Sở GD&ĐT dự kiến nhân sự bổ nhiệm, tổ chức lấy ý kiến của Lãnh đạo các phịng chức năng có liên quan của Sở, thống nhất lựa chọn nhân sự để bổ nhiệm.
Bước 4: Sở GD&ĐT thực hiện hiệp y nhân sự với Huyện ủy (Thành ủy)
nơi trường đóng trên địa bàn.
Bước 5: Giám đốc Sở GD&ĐT ra quyết định bổ nhiệm nhân sự.
- Thời hạn bổ nhiệm: Thời hạn mỗi lần bổ nhiệm một chức vụ là 5 năm (60 tháng); đối với trường hợp cán bộ đang giữ chức vụ được điều động, luân chuyển giữ chức vụ mới thì thời hạn bổ nhiệm chức vụ mới được tính từ khi quyết định bổ nhiệm chức vụ mới có hiệu lực. Thời gian cán bộ được giao quyền hoặc phụ trách khơng tính vào thời hạn bổ nhiệm.
* Hình thức thứ hai: Tổ chức thi tuyển Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THPT
Để bảo đảm cạnh tranh công bằng trong công tác cán bộ, chúng ta cần thừa nhận nguyên tắc cạnh tranh để lựa chọn nhân tài, để bổ nhiệm và sử dụng được những cán bộ xứng đáng nhất, ưu tú nhất. Ở đây, cạnh tranh chủ yếu là thông qua hình thức đánh giá kết quả, thành tích cơng tác của nhân sự, và coi năng lực, hiệu quả hoạt động thực tiễn là cơ sở quan quan trọng nhất để xét duyệt quy hoạch, bố trí sử dụng và bổ nhiệm cán bộ. Cần tạo điều kiện và cơ hội cho cán bộ, giáo viên thăng tiến bằng thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo, quản lý ở các trường THPT trọng điểm, tạo ra những “sân chơi” rộng mở, công bằng để tuyển chọn nhân tài, nâng cao chất lượng của công tác quy hoạch - đào tạo, bố trí sử dụng và quản lý cán bộ, cơng chức, viên chức.
Quy trình thực hiện thi tuyển như sau:
- Sở GD&ĐT xây dựng đề án thi tuyển các chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng (Phụ lục 1) trình UBND tỉnh phê duyệt (mỗi huyện, thành phố chọn 01 trường THPT trọng điểm để tổ chức thi tuyển các chức danh CBQL).
- Thành lập Hội đồng thi tuyển để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Xây dựng thông báo thi tuyển (chỉ tiêu các chức danh CBQL từng trường THPT, nội dung, thời gian thu nhận hồ sơ, thời gian, địa điểm dự thi...).
+ Hướng dẫn những quy định, thể lệ hồ sơ, nội dung các tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho người đăng ký dự thi; tổ chức tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và công bố danh sách người dự thi và tổ chức thông báo thường xuyên việc thi tuyển;
+ Tổ chức ra đề thi viết và xây dựng các tiêu chí, chỉ số đánh giá bằng điểm trên cơ sở tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của người dự thi và hồ sơ của cơ quan trực tiếp quản lý người dự thi;
+ Thành lập Ban coi thi, chấm thi; tổ chức coi thi, chấm thi, bảo vệ Đề án tổ chức và hoạt động quản lý nhà trường (bài thi viết và Đề án);
+ Tạo điều kiện cho người dự thi có thêm thơng tin để viết Đề án tổ chức và hoạt động quản lý nhà trường;
+ Lập Báo cáo kết quả kỳ thi trình Giám đốc Sở GD&ĐT xem xét và ra Quyết định công nhận kết quả;
+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự thi hoặc của công dân, tổ chức khác (nếu có).
- Giám đốc Sở GD&ĐT phê duyệt kết quả của Hội đồng thi tuyển; ra quyết định bổ nhiệm những người trúng tuyển.