Yêu cầu của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng (Trang 83 - 85)

3.1 .Căn cứ để đề xuất các biện pháp

3.2. Yêu cầu của các biện pháp đề xuất

Khi tiến hành đề xuất các biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3.2.1. Tính cấp thiết

Khi xây dựng các biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc phải đảm bảo tính cấp thiết, phù hợp với nhu cầu và tình hình phát triển của Thư viện Trường Đại học Tây Bắc.

Trường Đại học Tây Bắc là trường đa ngành, nằm trên địa bàn Tây Bắc, cách xa các trung tâm văn hóa và cơng nghệ lớn của Đất nước. Vì vậy thư viện sẽ là nguồn tài liệu chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và

75

sinh viên. Quản lý thư viện hiệu quả sẽ giúp thư viện phát huy hết vai trò, và sức mạnh. Bởi vậy các biện pháp đưa ra đòi hỏi phải đáp ứng thiết thực nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thư viện, giúp từng bước nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường, góp phần thiết thực vào công tác đảm bảo chất lượng Trường Đại học Tây Bắc.

3.2.2. Tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau

Khi xây dựng các biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc phải đảm bảo tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện, hỗ trợ lẫn nhau để từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Các biện pháp được xây dựng phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là tổ chức thực hiện các biện pháp này là cơ sở, nền tảng để thực hiện biện pháp khác và ngược lại. Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý phải đảm bảo thực hiện đồng bộ, tránh trường hợp kết thúc thực hiện biện pháp này mới tiến hành thực hiện biện pháp khác hoặc thực hiện biện pháp này gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến kết quả thực hiện biện pháp khác.

3.2.3. Tính hiệu quả

Các biện pháp quản lý thư viện có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phục vụ của thư viện, chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế, việc áp dụng các biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc phải đảm bảo tính hiệu quả, tính hiện đại, tính sáng tạo, tính kế thừa, tính sát thực và phù hợp với năng lực của chủ thể quản lý

3.2.4. Tính thực tiễn và khả thi

Trên cơ sở thực trạng công tác quản lý thư viện, phải xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý và hệ thống này phải có khả năng thực hiện được trong thực tế. Hơn nữa, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của thư viện.

Tính khả thi của các biện pháp đề xuất phải phát huy hiệu quả khi áp dụng vào tình hình của thư viện và phù hợp với điều kiện đào tạo của Nhà trường.

76

Một phần của tài liệu Quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng (Trang 83 - 85)