Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng (Trang 109 - 111)

3.1 .Căn cứ để đề xuất các biện pháp

3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn đảm bảo chất lượng thư viện có nhiều yếu tố tác động, luận văn đã đưa ra tám biện pháp quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện, từ đó góp phần mạnh mẽ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ biện chứng, hỗ trợ lẫn nhau. Biện pháp này là cơ sở, là điều kiện để thực hiện biện pháp kia, nếu thiếu một trong số các biện pháp thì dẫn đến cơng tác quản lý thư viện kém hiệu quả.

Biện pháp kế hoạch hoá hoạt động thư viện theo mục tiêu trong từng giai đoạn, là biện pháp có tính quyết định, bởi vì kế hoạch tốt, phù hợp thực tiễn đơn vị, đảm bảo

101

tính khả thi thì sẽ quyết định sự thành công, giúp thư viện ngày càng phát triển. Chỉ đạo chặt chẽ qui trình kỹ thuật thư viện, là biện pháp quan trọng vì nó đem lại hiệu quả lao động cao và nâng cao chất lượng phục vụ, do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động của thư viện.

Thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo quản, bổ sung vốn tài liệu, là biện pháp quan trọng, vì vốn tài liệu là tài sản của thư viện, là điều kiện để vận hành thư viện, khơng có nó thì thư viện khơng thể hoạt động được. Do vậy vốn tài liệu phải được bảo quản tốt và bổ sung thường xuyên để đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, để đáp ứng cho nhu cầu học tập và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên. Góp phần quan trọng đảm bảo tiêu chuẩn về tài liệu thư viện trong Bộ tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục Đại học.

Đổi mới công tác phục vụ, là biện pháp quan trọng vì nó tạo ra sự hấp dẫn, làm cho bạn đọc thấy thoải mái và hứng thú khi đến thư viện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ của thư viện. Tỷ lệ bạn đọc đến thư viện là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng thư viện.

Tổ chức lao động khoa học, là biện pháp quan trọng nhằm không ngừng cải tiến làm giảm nhẹ sức lao động, mà đạt hiệu suất lao động cao với việc chi phí tiêu hao sức lực, thời gian và phương tiện ít nhất.

Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện, là biện pháp mang tính đột phá. Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thơng tin vào cơng tác thư viện thì mới tin học hóa, hiện đại hóa và tự động hóa được thư viện. Khi đó thư viện khơng chỉ là một trung tâm tri thức, mà còn trở thành một trung tâm thông tin, là nơi kiểm nghiệm đáng tin cậy của giảng viên và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập.

Biện pháp ứng dụng Marketing vào hoạt động thư viện là biện pháp mang tính hỗ trợ, giúp thư viện nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc từ đó có những điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu về thông tin và dịch vụ cho bạn đọc.

Biện pháp đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện, là biện pháp mang tính hỗ trợ nhằm đem lại kết quả cao

102

nhất. Trong khi thực hiện bất cứ hoạt động nào nếu khơng có kiểm tra thì coi như khơng có quản lý. Có thanh, kiểm tra thì mới phát hiện, uốn nắn những lệch lạc, mới thấy được kết quả của hoạt động.

Tóm lại: Các biện pháp quản lý thư viện theo định hướng đảm bảo chất

lượng có mối quan hệ biện chứng, liên hệ logic và ràng buộc chặt chẽ với nhau, biện pháp này có thể làm tiền đề cho biện pháp kia. Vì thế để nâng cao chất lượng quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc cần phải phối hợp đồng bộ, tích cực các biện pháp mà tác giả đã đề xuất ở trên.

3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Bắc

Một phần của tài liệu Quản lý Thư viện Trường Đại học Tây Bắc theo định hướng đảm bảo chất lượng (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)