Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân cho học sinh lớp 11 (Trang 25 - 26)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Nội dung đọc hiểu tác phẩm văn chương

1.2.2. Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng hình tượng nghệ thuật của tác phẩm

Nắm vững cấu trúc ngôn ngữ của tác phẩm là nắm hình thức tái hiện cuộc sống. Thơng qua cấu trúc ngơn ngữ ta đến với cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Đây là cấu trúc mà qua đó nhà văn biểu hiện tình cảm, thẩm mĩ của mình. Hình tượng nghệ thuật làm nên tính chỉnh thể nghệ thuật của TPVC, nó tập trung thể hiện các giá trị nhân học và thẩm mĩ của nghệ thuật. Vì vậy hiểu tầng cấu trúc này người đọc có điều kiện thâm nhập vào sự sáng tạo nghệ thuật mới mẻ trong tác phẩm một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất.

Tuy nhiên hình tượng nghệ thuật cũng rất đa tầng, đa nghĩa và biến hóa trong vận động biểu đạt ý nghĩa như ngôn từ văn học.Về mặt đối tượng nhận biết, hình tượng nghệ thuật khơng chỉ là nhân vật văn học mà là toàn bộ chỉnh thể tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật là hình thể phản ánh thực tại có hiệu quả thẩm mĩ. Hình tượng nghệ thuật được sáng tạo trong TPVC nhờ vào những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng…. Và hình tượng nghệ thuật này cũng được chia làm nhiều loại như: hình tượng trung tâm, hình tượng tính cách, hình tượng cảm nghĩ, hình tượng tác giả… Bởi vậy hình tượng nghệ thuật không đứng yên mà luôn di động trong mối quan hệ với những yếu tố khác của tác phẩm khiến hình tượng trở nên sống động, cụ thể và đầy đặn hơn nhờ vào tính khái qt hóa nghệ thuật của nó.

Chính vì những lẽ trên cho thấy hình tượng cịn là một quan hệ xã hội - thẩm mĩ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Tiếp đến là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Về phương diện này, hình tượng khơng chỉ tái hiện đời sống mà cịn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới, chưa từng có trong hiện thực. Đó là quan hệ giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm. Một mặt hình tượng là hình thức, là kí hiệu của một tư tưởng, tình cảm, một nội dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác hình tượng là một khách thể tinh thần có cuộc sống riêng, khơng phụ thuộc vào ý muốn. Để đọc - hiểu tầng cấu trúc hình tượng nghệ

thuật của TPVC, ta phải có cái nhìn sâu sắc về hệ thống ngơn từ, một chất liệu biến hóa tạo nên hình tượng. Người đọc phải so sánh đối chiếu những hình ảnh có liên quan với nhau để xác định hình tượng trung tâm của tác phẩm. Hình tượng nghệ thuật của TPVC có thể là một nhân vật, có thể là sự khái quát của nhiều nhân vật. Hình tượng ấy có thể lộ diện cũng có thể được sử dụng một cách ẩn dụ; vừa có tính cụ thể cảm tính qua biểu tượng, vừa có tính khái qt trìu tượng bằng cảm nghĩ và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật được xây dựng bởi những thủ pháp nghệ thuật, bởi hình thức sáng tạo cụ thể của từ ngữ, câu văn, giọng điệu, nhịp điệu để tạo hình và biểu hiện chính nó. Như thế hình tượng nghệ thuật được xem là cấp độ hình thức mới để biểu đạt và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng tác phẩm.

Do đó phân tích cấu trúc hình tượng nghệ thuật này khơng chỉ không chỉ nên dừng lại ở bề mặt cốt truyện và tính cách nhân vật mà phải chú ý kết cấu trúc nội (tại tức là mối quan hệ qua lại giữa nhân vật và sự kiện, giữa tình huống, giữa chi tiết nghệ thuật và điểm sáng thẩm mĩ, giữa cảnh và tình, giữa bộ phận và toàn thể, giũa hiển ngôn và hàm ngôn, giữa thời gian, không gian…). Như vậy, để hiểu được cấu trúc hình tượng nghệ thuật của tác phẩm chỉ có một cách đọc thơng qua bản thân, tự chiêm nghiệm mà tích lũy kinh nghiệm nghệ thuật có thể cảm nhận được sự tồn tại của tầng cấu trúc này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân cho học sinh lớp 11 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)