Trong sách giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân cho học sinh lớp 11 (Trang 40 - 41)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Thực trạng dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương ở THPT

2.2.1. Trong sách giáo khoa

Về SGK, hiện nay đang song song tồn tại hai bộ: chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Điểm chung cơ bản của hai bộ sách này là: mỗi bài học được cấu tạo theo hướng tích hợp Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn, trong đó lấy tập làm văn làm trục đồng quy. Phần văn học được trình bày theo trình tự khá hợp lí: đầu tiên là tên tác phẩm, tác giả, sau là kết quả cần đạt – những định hướng cho cả thầy dạy và người học trong quá trình đọc – hiểu với tác phẩm.

Phần một: Trong SGK chương trình chuẩn, các tác giả trình bày ngắn gọn về tác giả, tác phẩm có liên quan trực tiếp đến dạy học tác phẩm “Chữ

người tử tù”. Về tác giả: quê quán, năm sinh năm mất …. Dung lượng không

nhiều, chưa thật chi tiết nhưng theo khảo sát thì 90% cả GV và HS đều thấy như thế là vừa đủ. Về tác phẩm, sách chỉ cung cấp đôi nét về xuất xứ tác phẩm. Cịn SGK chương trình nâng cao, người viết đưa thơng tin sơ lược về tác phẩm, khơng trích dẫn về tác giả.

Phần hai: Văn bản “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ”, SGK chương trình chuẩn và SGK chương trình nâng cao đều được trích dẫn đầy đủ, đảm bảo tính chỉnh thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dạy học. Ở phần cuối mỗi trang văn bản, các tác giả cịn thực hiện chú thích những từ ngữ quan trọng.

Phần ba: phần hướng dẫn học bài. Đây là phần định hướng cho người học. Ở phần này, SGK chương trình chuẩn, nội dung câu hỏi thứ nhất giúp người học xác định tình huống truyện – đặc trưng khi tiếp nhận truyện ngắn và tác dụng của tình huống đối với việc thể hiện tính cách nhân vật (gắn nghệ thuật với nội dung). Câu hỏi thứ hai hướng người đọc vào khai thác vẻ đẹp nhân vật chính, trung tâm câu chuyện – Huấn Cao, từ đây hiểu quan niệm của tác giả về cái đẹp. Câu hỏi thứ ba nhằm vào việc khai thác tính cách nhân vật

Quản ngục. Câu hỏi thứ tư hướng HS tìm hiểu đoạn văn đặc sắc nhất của văn bản là “Cảnh cho chữ”. Câu hỏi cuối cùng hướng HS nhìn nhận, cảm phục và học tập nghệ thuật viết văn của Nguyễn Tuân trên các phương diện xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn từ (cũng là nét đặc sắc chính về nghệ thuật của tác phẩm)… SGK chương trình nâng cao ngồi các câu hỏi như bộ chương trình chuẩn cịn có thêm các câu hỏi về bố cục, yêu cầu HS nhận xét về quan niệm của tác giả về cái đẹp.

Phần bốn: phần ghi nhớ - bao gồm những kiến thức cơ bản người học

cần nắm vững sau khi học xong văn bản này. Nó vừa định hướng người học vừa có chức năng gợi ý kiểm tra đánh giá lại kết quả cho người dạy (SGK nâng cao khơng có mục này).

Phần cuối cùng là luyện tập – củng cố (SGK bộ chuẩn), khắc sâu thêm trọng tâm bài học, yêu cầu người học trình bày những suy nghĩ về hình tượng nhân vật chính trong tác phẩm – Huấn Cao… Nhìn chung, tuy chưa thỏa mãn tất cả yêu cầu của người học nhưng SGK cũng đã phần nào giúp người học phát huy tính năng động, tích cực và gián tiếp định hướng hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân cho học sinh lớp 11 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)