Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.5. Cách thức định hướng, tổ chức rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm
“Chữ người tử tù” trong chương trình chuẩn lớp 11
2.5.1. Cung cấp thêm tri thức đọc - hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù”
2.5.1.1. Tri thức về con người và cuộc đời Nguyễn Tuân (phát phiếu cho HS tìm hiểu trước ở nhà)
a. Cuộc đời
Nguyễn Tuân (1910 - 1987), quê ở làng Nhân Mọc, thơn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xn, Hà Nội. Ơng sinh ra trong
một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn. Cụ thân sinh là một tú tài giỏi Hán học nhưng bất đắc chí vì lẽ thời. Người cha tài hoa có ảnh hưởng rất lớn đến Nguyễn Tuân.
Trước Cách mạng: Nguyễn Tuân học tới bậc thành chung (tương đương cấp trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia bãi khóa, ơng cũng đã hai lần bị Pháp bắt giam: một lần vì tội “Xê dịch” trái phép qua biên giới, một lần vì giao du với những người hoạt động chính trị. Năm 1938, Nguyễn Tuân bắt đầu nổi tiếng trong làng văn với các tác phẩm “Một chuyến
đi” (Tùy bút), “Vang bóng một thời” (Truyện ngắn).
Cách mạng Tháng tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia kháng chiến, góp phần xây dựng nền văn hóa mới. Ơng từng giữ chức thư kí Hội nhà văn Việt Nam. Sau hịa bình, Nguyễn Tuân sống ở Hà Nội và tiếp tục viết văn và mất năm 1987. Năm 1996 Nguyễn Tuân được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Con người
Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài hoa uyên bác. Ông am hiểu tường tận, sâu sắc nhiều ngành nghệ thuật: hội họa, điện ảnh, sân khấu, điêu khắc, âm nhạc… và có vốn tri thức văn hóa sâu rộng. Vì thế, Nguyễn Tn có thể vận dụng một cách sáng tạo ngôn ngữ và thủ pháp của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau vào việc viết văn. Ông được coi là một nghệ sĩ điêu luyện trong nghệ thuật ngơn từ, một diễn viên kịch có tài và cịn là một trong diễn viên điện ảnh.
Nguyễn Tuân là người có ý thức mạnh mẽ và cá tính độc đáo. Ơng chủ trương khẳng định cái tôi cá nhân một cách cao độ (điều này có ý nghĩa với những người làm công việc sáng tác văn chương). Nguyễn Tuân viết văn trước hết là để khoe tài, để khẳng định mình nên ln hướng tới sự tìm tịi, khám phá cái mới lạ, riêng biệt. Trong lối sống, Nguyễn Tuân ưa độc lập, thích tự do, phóng túng, khơng chịu những khn khổ chật hẹp, khuân sáo cũ mòn.
Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lịng u nước và nặng tình dân tộc. Ơng thể hiện những tình cảm thiêng liếng ấy theo cách riêng của mình.
Đó là tấm lịng nâng niu, trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc. Nguyễn Tuân yêu, gìn giữ những kiệt tác văn chương của cha ông (Nguyễn Du, Tản Đà, Tú Xương… ) những điệu hò, điệu ca trù…, những danh lam thắng cảnh của đất nước.
Đó là tình u đắm say và yêu quí tiếng mẹ đẻ “mỗi khi cầm bút ướm thử lên tờ giấy trắng trong tinh khiết Tôi thấy sung sướng đến vô ngần, sung sướng đến chảy nước mắt, đến nỗi tưởng mình sẽ chết ngay nếu bị tước mất quyền viết”.
Ơng ln đề cao giá trị của nghệ thuật chân chính, ln tơn thờ cái đẹp thanh cao, đối lập nó với thói vụ lợi, thực dụng của kẻ phàm tục.
2.5.1.2. Tri thức về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân (phát phiếu cho HS tìm hiểu trước ở nhà)
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã hình thành và khẳng định được một phong cách lớn: vừa độc đáo, đa dạng, thống nhất.
a. Nét đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân là cái tôi tài hoa uyên bác.
* Cái nhìn tài hoa có khả năng khám phá, tiếp cận mọi đối tượng từ phương diện thẩm mĩ.
Qua cái nhìn ấy, con người được khắc họa với tư chất tài hoa, tài tử, bất kể tuổi tác, lai lịch, nghề nghiệp. Khi bước vào thế giới nghệ thuật của Nguyễn Tuân họ đều trở thành nghệ sĩ trong lĩnh vực của mình.
Đó là người trồng hoa gọt củ, áp đèn phơi sương, trồng hoa thủy tiên tài hoa đến mức đúng vào lúc chuông đồng hồ điểm 12 tiếng đêm giao thừa thì những cánh hoa đầu tiên cùng lúc nở. Hay khi nói về người uống trà, tác giả cho thấy sự tinh diệu trong nghệ thuật uống trà của họ đạt ới mức cảm nhận được cả tạp vị của vài mảnh trấu lẫn trong những lần ngồi bình trà. Hoặc
khi khắc họa người lái đị xi ngược trên sông nước mưu sinh nhưng ông đã biến cơng việc chèo thuyền vượt thác của người lái đị trở thành một nhà chỉ huy quân sự tài ba.
Qua cái nhìn tài hoa của Nguyễn Tuân, thiên nhiên hiện lên như một cơng trình mĩ thuật tuyệt vời của tạo hóa. Khi miêu tả dịng sông Đà hùng vĩ và thơ mộng, Nguyễn Tuân cảm nhận nó như một áng tóc trữ tình (tn dài, tn dài), đầu tóc ẩn vào mây trời Tây Bắc bung nỏ hoa ban, hoa gạo…Nhất là nói về một vùng biển Cơ Tơ vừa lộng lẫy vừa tinh khiết với màu xanh như màu áo của chàng Kim Trọng trong tiết thanh minh.
Khi viết về các lồi hoa, ơng ưa thích hoa lan, hoa thủy tiên vì để có được những bơng hoa ấy con người và tự nhiên đã dồn vào đó bao nhiêu tâm huyết, bao nhiêu ưu ái.
Nhìn một hạt ngọc trai, Nguyễn Tn khơng nhìn (nơi ngón, nơi cổ) người ta mà nhìn sâu vào hành trình âm thầm lặng lẽ dưới lòng biển cả để khám phá quá trình sinh thành cái đẹp. Hạt ngọc trai trở thành biểu tượng cho sự sinh thành cái đẹp.
Thậm chí ngay cả khi viết về miếng ăn, điều mà người đời thường coi rẻ - thì Nguyễn Tn cũng nhìn từ góc độ thẩm mĩ. Ơng biến những miếng ăn bé mọn tầm thường trở thành sự kết tinh của cả một nền văn hóa ẩm thực. (Phở, Giị).
Ngịi bút tài hoa của Nguyễn Tuân chạm vào sự vật nào thì sự vật ấy sẽ thăng hoa trong cảm xúc của cái đẹp.
* Cái tơi của Nguyễn Tn cịn là cái tôi uyên bác.
Nguyễn Tuân luôn am hiểu tường tận, sâu sắc các đối tượng của mình. Ơng khai thác các đối tượng từ các phương diện (địa lí, lịch sử, văn hóa, hội họa, âm nhạc….).
Ơng có khả năng miêu tả đối tượng bằng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật và khoa học (hội họa, điêu khắc, điện ảnh…) Tả một cây cầu Nguyễn
Tuân phải đếm được từng nhịp cầu, phải tường tận lai lịch của nó từ khi đón những bước chân đầu tiên qua lại giữa đôi bờ.
Viết về con ong, Nguyễn Tuân mang lại cho người những thông tin cụ thể, thú vị. Ơng cho biết ½ lít mật có 5 vạn thứ phấn hoa, có 8 triệu cây số của những đường bay ông thợ.
Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân thông thuộc từ màu nước mỗi mùa, từ những con thác đến những cạm bẫy ẩn sâu trong bãi đá ngầm..
Nhờ nét tài hoa, uyên bác ấy và mà những trang viết của Nguyễn Tn ln có sức cuốn hút mạnh, mang đến cho người đọc những phát hiện mới mẻ, độc đáo, sâu sắc về cuộc sống.
b. Ngòi bút Nguyễn Tuân rất giàu cảm hứng lãng mạn.
Nguyễn Tn đặc biệt ưa thích những gì gây cảm giác mạnh, những gì để lại ấn tượng trong tâm hồn con người. Ông thường tìm cảm hứng sáng tạo từ những con người và cảnh vật phi thường.
Nguyễn Tuân cũng ưa dùng những hình ảnh tương phản, thường đẩy những tính chất đối lập trong nhân vật, hiện tượng, con người lên đến tận cùng cảm giác. Điều này khiến cho những gì Nguyễn Tn mơ tả thường khắc sâu in đậm trong tâm trí người đọc (cảnh cho chữ, hai tính cách của Sơng Đà). Khi dựng cảnh cho chữ, Nguyễn Tuân tô đậm sự tương tác giữa nơi cho chữ (ngục tù tăm tối, nhơ nhuốc, bẩn thỉu) và sự việc cho chữ (trong trẻo, thanh khiết của cái đẹp: tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, mùi thơm của “chậu mực mới”). Khi nói đến sơng Đà, tác giả vừa cảm nhận được sự dữ tợn, hung bạo như một loài thủy quái khổng lồ, kẻ thù số một của con người – Có lúc lại thấy nó hiền hịa, đằm thắm như một cố nhân. Cịn nói về q trình sinh thành một hạt ngọc trai cũng hiện lên qua sự đối lập đau đớn, âm thầm trong lòng trai bể và các lấp lánh của trai ngọc sáng ngời.
c. Phong cách tự do, phóng túng.
Nguyễn Tuân tìm đến thể tùy bút như thể đó là mảnh đất của riêng mình: vì đây là một thể văn tự do, phóng túng cho phép người viết thoải mái
bộc lộ cái tôi chủ quan (rất hợp với cái “tạng” riêng của Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ chỉ ưa lối độc tấu và sự xê dịch).
Tùy bút của Nguyễn Tuân không bị ràng buộc bởi trật tự của thời gian, không gian. Mạch văn của ông tự do phóng túng nhưng vẫn chặt chẽ, vẫn được xâu chuỗi vào sợi dây cảm xúc, những ý tưởng mới mẻ và sâu sắc.
d. Nguyễn Tuân – một nhà văn bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ.
Nguyễn Tuân sử dụng một cách điêu luyện vốn ngôn ngữ phong phú của tiếng Việt. Tả một hạt cát lọt vào lịng trai biển, Nguyễn Tn có thể tìm được rất nhiều những từ ngữ khác nhau: Hạt xót, hạt đau, hạt buốt sắt, hạt cà, hạt bụi bặm nơi rốn bể, hạt cát khơi tình người… Mơ tả màu sắc của nước biển Cơ Tơ, Nguyễn Tn có thể gợi ra mọi tâm tưởng bao nhiêu là màu xanh: xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá mạ, xanh ngọc bích, xanh lá chuối non, lá chuối già…
Không chỉ thế Nguyễn Tuân cịn góp phần làm giàu có Tiếng Việt mẹ đẻ bằng sự sáng tạo độc đáo của mình. Ơng tạo nên cả một hệ thống các từ ngữ, hình ảnh mới lạ. Tả nắng trên Sơng Đà – Ơng gọi đấy là nắng Đường thi “yên hoa Tam Nguyệt há Dương Châu” (nắng mùa xuân óng vàng đang tãi ra trên sông nước). Tả niềm vui: “như thấy nắng giịn tan sau kì mưa dầm ” “vui
như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Nguyễn Tuân còn sáng tạo những câu văn
tràn đầy chất nhạc, chất họa, chất thơ. Các vế câu trùng điệp linh hoạt như thể từ ngữ cũng biết (co duỗi nhịp nàng).
2.5.2. Định hướng, tổ chức cho học sinh đọc - hiểu hình tượng nhân vật
2.5.2.1. Định hướng, tổ chức cho học sinh đọc hiểu hình tượng nhân vật Huấn Cao
Hình tượng thẩm mĩ trong tác phẩm bao gồm hình tượng nhân vật; hình tượng chữ; hình tượng khơng gian; hình tượng thời gian và hình tượng thiên nhiên. Do đây là một tác phẩm tự sự được viết theo bút pháp lãng mạn, nên hình tượng thẩm mĩ trung tâm chủ yếu là hình tượng nhân vật. Cịn các hình tượng thiên nhiên, thời gian…. được miêu tả mang tính chất làm nền cho nhân vật, góp phần tơ đậm cho nhân vật nổi hình nổi ảnh. Bởi vậy khi đọc
hiểu tầng hình tượng thẩm mĩ ở tác phẩm này chúng tơi chỉ giới hạn đọc hiểu hai hình tượng nhân vật: Huấn Cao và quản ngục.
a. Rèn luyện kĩ năng đọc chính xác
* Thống kê những câu văn chứa đựng yếu tố khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao.
* Tiến hành đọc chính xác những câu văn đó.
Bước 1: Đọc đúng chính tả ở các từ ngữ theo chuẩn về ngữ âm khi nói về hình tượng Huấn Cao.
Bước 2: Đọc nhấn giọng ở các từ ngữ then chốt trong việc biểu cảm và thể hiện vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao.
Câu 1: “Huấn Cao? Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó khơng?”. Đọc với giọng băn khoăn, ngờ vực; nhấn ở các từ thể hiện ca ngợi vẻ đẹp tài hoa của nhân vật Huấn Cao: “Tài viết chữ nhanh và đẹp”.
Câu 2: “Thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao, ngồi cái tài viết chữ tốt, lại cịn có tài bẻ khóa và vượt ngục nữa không”. Đọc với giọng băn khoăn, thán phục; nhấn các từ ca ngợi vẻ đẹp cả tài và khí phách của Huấn Cao: “Tài viết chữ… tài bẻ khóa”.
Câu 3: “Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”.Đọc với giọng ca ngợi đầy lí tưởng; nhấn từ: “đẹp lắm, vng lắm”.
Câu 4: “Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!”. Đọc với giọng khen ngợi, ngưỡng vọng; nhấn ở các từ: “văn võ đều có tài”, “Chà chà!”.
Câu 5: “Ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn tụt xuống phía trời khơng định” và “Bấy nhiêu âm thanh….nâng đỡ lấy ngơi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ”. Đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, sâu lắng; nhấn ở các từ: “Ngôi sao Hơm”, “Ngơi sao chính vị”.
Câu 6: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gơng nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Đọc với
giọng to, dõng dạc, dứt khoát toát nên sức mạnh của “nhân vật; nhấn ở các từ: “lạnh lùng” “thúc mạnh”, “thuỳnh một cái”.
Câu 7: “Thản nhiên nhận rượu thịt – coi như một việc làm trong cái hứng sinh bình”. Đọc với giọng thanh thản, ung dung, điềm tĩnh; nhấn ở các từ “thản nhiên”, “hứng sinh bình”.
Câu 8: “Ngươi hỏi ta muốn gì ? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây”. Đọc với giọng ngang tàng, khinh bạc kẻ cậy quyền thế; nhấn ở các từ “nhà người”, “đừng đặt chân vào đây nữa”.
Câu 9: “Tính ơng vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ơng ít chịu cho chữ”. Đọc với giọng khẳng định và ca ngợi; nhấn ở các từ “khoảnh”, “tri kỉ”, “ít chịu cho chữ”.
Câu 10: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”, “Suýt nữa ta phụ một tấm lòng trong thiên hạ”. Đọc với giọng thân thiết, ân hận; nhấn ở các từ ““hai bộ tứ bình”, “bức trung đường”, “ba người bạn thân”, “phụ một tấm lòng”.
Câu 11: “Cổ đeo gông, chân vướng xiềng..đậm tô nét chữ...vuông”. Đọc với giọng chậm rãi, trang trọng; nhấn ở các từ “đeo gông”, “vướng xiềng”, “đậm tô”.
Câu 12: “Nét chữ tươi tắn nói lên hồi bão tung hồnh cuả đời người”. Đọc với giọng triết lí; nhấn mạnh “nét chữ tươi tắn”, “hồi bão tung hồnh”.
Câu 13: “Tơi bảo thực đấy…. đời lương thiện”. Đọc với giọng khuyên nhủ chân thành; nhấn ở các từ “nên thay chốn ở đi”, “tôi bảo thực đấy”, “hãy thốt khỏi nghề này”, “hãy nghĩ đến chơi chữ”, “khó giữ thiên lương”, “nhem nhuốc cái đời lương thiện”.
- Bước 3: Đọc chính xác về phát âm để cảm nhận nghĩa ban đầu của câu. Câu 1: Khẳng định tài viết chữ của Huấn Cao.
Câu 2: Nói về tài viết chữ cũng như tài bẻ khóa vượt ngục của tử tù Huấn Cao.
Câu 4: Khẳng định Huấn Cao là người văn võ song toàn.
Câu 5: So sánh Huấn Cao giống như ngơi sao Hơm, ngơi sao chính vị. Câu 6: Hành động ngang tàng, mạnh mẽ của Huấn Cao trước lời đe dọa của bọn lính coi ngục.
Câu 7: Khắc họa tư thế thản nhiên của Huấn Cao khi được quản ngục “biệt đãi”.
Câu 8: Lời nói coi thường, khinh bạc của Huấn Cao đối với quản ngục. Câu 9: Những đối tượng được Huấn Cao cho chữ.
Câu 10: Lời nói có phần ăn năn của Huấn Cao khi nhận thấy tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của quản ngục.
Câu 11: Khắc họa tư thế viết chữ đặc biệt của Huấn Cao.
Câu 12: Khẳng định nét chữ cũng thể hiện hoài bão của đời người. Câu 13: Khuyên quản ngục nên rời xa chốn xô bồ của ngục tù.
- Bước 4: Đọc chính xác về giọng điệu để cảm nhận thái độ, tình cảm và sự hiểu biết của người nói.
Câu 1: Thể hiện sự băn khoăn, trăn trở. Câu 2: Thái độ đề cao, ca ngợi.
Câu 3: Thái độ ca ngợi, ngưỡng mộ. Câu 4: Thái độ ca ngợi, khẳng định. Câu 5: Khẳng định
Câu 6: Ca ngợi sức mạnh của Huấn Cao. Câu 7: Thái độ ung dung, thản nhiên. Câu 8: Thái độ giận dữ, coi khinh.
Câu 9: Thái độ tự trọng, đề cao con người. Câu 10: Thái độ ân hận, thiếu xót.
Câu 11: Thái độ ca ngợi. Câu 12: Thái độ ca ngợi.