Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân cho học sinh lớp 11 (Trang 28)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương

Nếu kỹ thuật đọc – hiểu nhằm phục vụ tốt cho việc thực hiện các biện pháp đọc hiểu thì kĩ năng đọc – hiểu lại giúp cho người giáo viên có cách thức hướng dẫn HS đọc hiểu một cách khoa học. Nghiên cứu về vấn đề này cũng có một vài cơng trình đề cập tới như cuốn “Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu

văn bản trong nhà trường phổ thông” của tác giả Phạm Thị Thu Hương, song

ở cơng trình này tác giả mới đề cập đến khái niệm về kĩ năng. Và người nghiên cứu sâu sắc về vấn đề này vẫn phải kể đến GS.TS Nguyễn Thanh Hùng trong cuốn “Kĩ năng đọc hiểu văn”, tác giả đã đưa ra và kiến giải cụ thể về 4 kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương.

1.3.1. Kĩ năng đọc chính xác trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Nói đến hoạt động đọc, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng đọc chính xác là một hành động đọc quan trọng của lao động trí tuệ. Trong đọc văn thì việc đọc chính xác khơng chỉ là khâu bắt buộc mà còn là một kĩ năng đọc hiểu cơ bản đầu tiên để nhận thức về cái đúng sai. Đồng thời đọc chính xác giúp người đọc nhận thức về chân lý đời sống và chân lý nghệ thuật được phản ánh trong tác phẩm một cách khách quan mà khơng bị phụ thuộc

vào cảm tính cá nhân bản thân. Bên cạnh đó, việc đọc chính xác này sẽ giúp HS có niềm tin vào các giá trị chân thiện mĩ được thể hiện trong TPVC.

Và để có kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu tác phẩm nghệ thuật, trước hết HS phải đọc chính xác ngơn ngữ, tri giác ngơn ngữ bằng vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm của người đọc. Tức là phải nắm vững những gì cần hiểu về ngôn từ trong mối quan hệ văn cảnh, trong sự lựa chọn và kết hợp, trong việc nhóm hợp chúng thành hệ thống và phân bố theo một trật tự nào đó trong tác phẩm.

Ví dụ trong bài “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến, sở dĩ người đọc có thể hiểu từ cần (trong câu Tựa gối bng cần lâu chẳng được) chính là

cần câu cho dù tác giả không cần viết đầy đủ là cần câu, người đọc vẫn có thể

đọc được chính xác rõ ràng ý nghĩa của nó là nhờ trong bài thơ, trước từ cần

đã có các từ ngữ ao thu, nước, thuyền câu, và sau đó có các từ ngữ cá, đớp động, chân bèo… Nói chung tất cả các từ ngữ trong câu thơ cũng như trong

bài đã tạo nên ngữ cảnh cho từ cần; ngữ cảnh này làm cơ sở cho người viết

dùng từ cần và người đọc hiểu được nó.

Như vậy đọc chính xác khơng đơn giản chỉ dừng lại ở việc đọc đúng âm, đúng chính tả mà phải đọc phải rèn luyện tốt hành động đọc trên dòng, đọc giữa dịng, đọc ngồi dịng, phối hợp chúng lại với nhau để cảm nhận được “ý tại ngơn ngoại”.

Bên cạnh đó, muốn có kĩ năng đọc chính xác còn đòi hỏi người đọc phải tinh mắt, khơng bỏ sót một từ nào, thậm chí từng dấu câu hay dấu phân tách dịng, đoạn, khổ của văn bản. Qua đó người đọc nắm được từ khóa, ý nghĩa của câu, của đoạn và tìm thấy mạch ý của văn bản tác phẩm.

Chẳng hạn trong bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi (SKG Ngữ Văn 10 – tập 1), khi đọc câu thơ đầu của bài:

Rồi / hóng mát / thuở ngày trường ( 1/ 2 / 3)

Cần đọc đúng nhịp 1/2/3 ở câu thơ này. Nhịp thơ không đi theo quy luật cân đối thông thường là 3/3 mà được kéo dài, chậm dần nhằm nhấn mạnh

trạng thái thảnh thơi, thư thái nhàn rỗi của nhà thơ khi đón nhận cảnh. Đặc biệt là sự nhàn thân mà không nhàn tâm của Nguyễn Trãi. Hay ở hai câu thơ khác trong bài:

Thạch lựu hiên / còn phun thức đỏ (3/4) Hồng liên trì / đã tiễn mùi hương (3/4)

Mặc dù là thể thơ thất ngơn nhưng nhịp thơ cũng có sự sáng tạo theo dụng ý của tác giả. Nhà thơ không sử dụng nhịp 2/2/3 hay 4/3 mà là nhịp 3/4 với mục đích nhấn mạnh hình ảnh, âm thanh của thiên nhiên. Và bức tranh thiên nhiên mùa hè càng trở nên sinh động, hài hòa, tươi vui, đầy sức sống. Đặc biệt qua sự cảm nhận bằng nhiều giác quan, người đọc còn thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: yêu thiên nhiên, gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.

Hoặc trong bài “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh Thảo, cần hướng cho HS khi đọc phải chú ý về lối diễn đạt khơng viết hoa đầu dịng ở mỗi câu thơ. Đọc đúng cách thể hiện đó, ta sẽ thấy một sự liền mạch như một dịng chảy của cảm xúc khơng có điểm dừng của nhà thơ. Cách diễn đạt sáng tạo mới mẻ đó của Thanh Thảo cịn giúp người đọc liên tưởng bài thơ như một bản đàn ngân vang với âm thanh “li-la” mênh mang, dìu dặt vút cao chắp cánh cho người nghệ sĩ bay vút lên trên tất cả sự bạo tàn và chết chóc.

Ngồi ra để giúp HS đọc – hiểu chính xác các tầng nghĩa của văn bản, GV cần rèn cho các em một thói quen trong khi đọc là ln ln phải đặt ra những câu hỏi như: tại sao nhà văn lại dùng loại từ ấy, vận dụng kiểu câu dài ngắn khác nhau và cách ngắt nhịp ấy để nhằm mục đích gì? Làm rõ được điều này người đọc đã tiến thêm một bước để hiểu phần chìm, phần hàm ngơn của tác phẩm, tức hiểu được chủ ý của nhà văn.

Chẳng hạn khi hướng dẫn học sinh đọc câu thơ: “Mình về mình có nhớ

ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người.” (Việt Bắc – Tố Hữu). Với câu thơ này, GV luôn luôn phải nhắc HS chú ý ở ba từ “hoa cùng người”, nhất là từ

cùng. Tại sao tác giả không dùng là “hoa và người” hay “hoa với người” mà

quyện của vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, hai yếu tố này ln hịa vào nhau, đi bên nhau để mang đến bức tranh hữu tình cho Việt Bắc.

Như vậy mục đích cuối cùng của kĩ năng đọc chính xác trong đọc hiểu là cố gắng hiểu được những gì cần hiểu để thu nhận tối đa ý nghĩa của TPVC. Vậy làm sao để đọc nhanh nhưng vẫn chính xác, làm sao để nâng dần tốc độ đọc… Đầu tiên người đọc phải làm chủ thời gian đọc bằng cách tập trung cao độ của thị giác, vừa quét theo trường nhìn vừa ghi nhanh các đỉnh điểm để thu gọn nội dung trang sách mà không xa rời điểm nhấn. Tuy nhiên trong quá trình đọc, người đọc khơng nên q căng thẳng mà phải thả lỏng tinh thần để nắm được thế giới nghệ thuật ngôn từ theo phép chuyển nghĩa, ẩn dụ tượng trưng, biểu tượng, điểm sáng thẩm mĩ và hình tượng nghệ thuật trong TPVC.

1.3.2. Kĩ năng đọc phân tích trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Muốn hiểu được TPVC, người đọc khơng chỉ đọc chính xác các qui tắc về ngữ âm, dấu chấm, dấu phẩy mà cao hơn người đọc phải rèn được kĩ năng đọc phân tích, cắt nghĩa và lựa chọn tổng hợp ngơn ngữ. Đây là một kĩ năng có vị trí quan trọng và ý nghĩa to lớn quyết định hiệu quả của đọc hiểu. Bàn về vấn đề này, GS. TS Trần Đình Sử từng khẳng định: “Thực chất của đọc

hiểu tác phẩm nghệ thuật là phân tích văn bản nghệ thuật ấy”.

Trong khi đọc TPVC, người đọc luôn gặp những từ “đắt”, những lớp từ đa nghĩa… Hơn nữa, hệ thống ngôn ngữ nghệ thuật trong TPVC ln mang tính phi vật thể và rất phức tạp, nó liên quan đồng thời tới nhiều sự vật hiện tượng nhưng chỉ có mối liện hệ được thực hiện giữa các từ. Từ đó cho thấy ngơn ngữ văn học thường sử dụng sự liên tưởng dựa trên mối quan hệ về nghĩa giữa các từ, các câu. Tức là bằng cách thiết lập lại các mối quan hệ giữa các thành phần rời rạc của hình ảnh trong một sự liên tưởng nhất định.

Vậy muốn rèn luyện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu TPVC, trước tiên người đọc phải quan tâm đến những nét mới lạ của từng cơ cấu liên tưởng qua hình ảnh cụ thể và cơ cấu đối xạ qua tượng trưng, biểu tượng cụ thể để truyền đạt ý tưởng. Hay nói khác đi người đọc phải tìm ra những sự kết

hợp bất thường của các từ ngữ ở một hình ảnh cụ thể để thấy được ngữ logic. Ví dụ khi nói “anh thương em” là một sự diễn đạt quen thuộc và dễ hiểu nhưng tác giả dân gian trong bài “Khăn thương” lại viết:

Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai

Rõ ràng sự kết hợp bất thường giữa từ “khăn” dùng chỉ những vật vô tri vô giác nhưng đi kèm với những từ “thương nhớ”là những từ nằm trong

trường nghĩa chỉ hành động, tình cảm của con người. Với cách diễn đạt này tác giả dân gian mang đến nỗi niềm thương nhớ của cô gái trong bài ca dao vô cùng da diết, cháy bỏng, mãnh liệt song lại rất tế nhị và kín đáo….

Điều đó cho thấy kĩ năng đọc phân tích tạo ra năng lực đọc tốt nhất và hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên thực hiện kĩ năng đọc phân tích phải cần nhiều thời gian. Do đó kĩ năng đọc phân tích chủ yếu nên luyện tập ở nhà và củng cố trong suốt quá trình đọc hiểu TPVC. Và hành động đọc quan trọng cho việc hình thành kĩ năng đọc phân tích chính là đọc kĩ. Đọc kĩ là đọc nhiều lần trong những thời điểm khác nhau với những mục đích và tâm thế khác nhau. Điều quan trọng của đọc kĩ ở đây là đọc phải gắn liền với sự có ý thức về điều đang đọc, đồng thời đọc phải xác định được trọng tâm cần phân tích tìm ra ý nghĩa của tác phẩm.

Thực hành kĩ năng đọc phân tích “phải có cái nhìn xun suốt từ việc xác

định loại thể - tên tác phẩm – chủ đề – đề tài – nhân vật trung tâm – các phương tiện xây dựng hình tượng nghệ thuật như lớp từ then chốt, biện pháp tu từ như: ẩn dụ tượng trưng và biểu tượng nghệ thuật để phân tích chỉnh thể nghệ thuật của tác phẩm và khái quát ý nghĩa thành tư tưởng chủ đề” [15, tr. 99].

Rèn luyện kĩ năng đọc phân tích trong đọc hiểu TPVC cần sử dụng hành động đọc nhiều lần, đọc tồn bộ tác phẩm. Ngồi ra cịn phải am hiểu

hành động đọc tích cực, đọc hiệu quả. Hồn thành kĩ năng đọc phân tích ta sẽ hiểu cặn kẽ, thấu đáo giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm.

1.3.3. Kĩ năng đọc sáng tạo trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Trong hoạt động nhận thức khi đọc hiểu TPVC chương thì kĩ năng đọc sáng tạo là một kĩ năng vơ cùng q giá khơng thể thiếu. Nhất là trong những lĩnh vực văn học nghệ thuật, đọc sáng tạo có một vai trị quan trọng. Nhờ có đọc sáng tạo mà hiện thực được người đọc cảm nhận một cách đầy sức sống, có hồn và được nâng lên một tầng ý nghĩa cao hơn bản thân hiện thực trực tiếp. Trong cuốn “kĩ năng đọc hiểu văn” GS.TS Nguyễn Thanh Hùng đã nêu rõ Gert Kleinschmudt là người đầu tiên nêu lên khái niệm đọc sáng tạo: “Sáng

tạo trong TPVC khơng có nghĩa là thốt li hồn tồn sự ràng buộc của tác phẩm… Mô phỏng là sáng tạo, cải biến là sáng tạo và làm mới là sáng tạo ở mức cao nhưng hiếm vơ cùng”.

Nói cách khác thì kĩ năng đọc sáng tạo đã bao gồm đọc chính xác và đọc phân tích và nó cao hơn một bậc là có thể đọc để tạo ra những tiền đề mới còn bỏ ngỏ. “Đọc sáng tạo là khả năng liên hệ những gì đang đọc với những

gì đã được đọc, lấy đó làm cơ sở để mở rộng biên độ của sự hiểu biết thậm chí với văn bản nghệ thuật, đọc sáng tạo cịn có thể xác định nghĩa mới cho hình tượng. Mức độ hiểu này tương ứng với khả năng đọc vượt ra những dòng chữ”. Đây là ý kiến của Nguyễn Trọng Hồn trong hình thành năng lực

đo trong dạy học Ngữ văn. Tạp chí Giáo dục số 79/2004, tr.19.

Khi thực hành luyện tập kĩ năng đọc sáng tạo, độc giả phải vận dụng các hành động đọc trải nghiệm, đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng, đọc nhập vai và đọc lại như là cách thức tìm kiếm sự nảy sinh cái mới.

1.3.4. Kĩ năng đọc tích lũy trong đọc - hiểu tác phẩm văn chương

Kĩ năng đọc tích lũy là kĩ năng đọc nhấn mạnh tính chất, mức độ cao thấp, phức tạp hay đơn giản, khó hay dễ về việc vận dụng đọc hiểu có hiệu quả. Kĩ năng đọc tích lũy là cách phân biệt đặc điểm và yêu cầu của các kĩ năng đọc trước đó. Kĩ năng đọc trước làm điều kiện cho việc thực hiện kĩ

năng đọc sau. Kĩ năng đọc tích lũy sẽ cho ta cái nhìn sâu và tồn diện về chỉnh thể tác phẩm. Đây là mức đọc cao nhất trong đọc hiểu, nó khơng chỉ giúp người đọc thu nhận thông tin sâu, rộng, hứng thú trong khi đọc tác phẩm mà cịn tác động tích cực vào nhân cách tồn diện và văn hóa đọc của cá nhân HS. Từ đó người đọc có cơ hội tiếp nhận trọn vẹn giá trị đích thực của tác phẩm và có thể biến nó thành sở hữu của bản thân mình.

Khi thực hành kĩ năng đọc tích lũy trong đọc hiểu TPVC cần lưu ý đặc biệt đến hành động đọc chậm tức là đọc những gì hiện lên thấp thống như hình ảnh, biểu tượng, cái hay, cái đẹp được ngôn từ nghệ thuật chuyển tải mà người đọc cảm nhận được ở đâu đó. Bên cạnh đó, thì việc đọc sâu cũng là hành động đọc rất quan trọng khi thực hành kĩ năng đọc tích lũy. Đây là hành động đọc làm bộc lộ mối liên hệ thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật, của trí tuệ và tình cảm ngày càng bao quát trọn vẹn văn bản tác phẩm. Phải đọc chậm để phát hiện hình ảnh, sự kiện của thế giới suy tư, tâm tình của nhân vật và hình tượng nghệ thuật của tác phẩm. Học sinh có thể đọc và thống kê những mối quan hệ giữa nhân vật với sự kiện, tình huống và với nhân vật văn học khác. Phân loại và hệ thống nhân vật theo mối quan hệ đa dạng, đa tuyến để xác định chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Học sinh vừa đọc vừa hóa sơ đồ mạng lưới quan hệ giữa các yếu tố hình thức nội dung, bộ phận và toàn thể, chi tiết nghệ thuật và chỉnh thể nghệ thuật để tìm ra kiểu tư duy văn học và phương thức trình bày nghệ thuật của tác phẩm. Vừa đọc vừa tham chiếu thời điểm sáng tác, chặng đường nghệ thuật, sự chuyển biến tư tưởng và quan điểm sáng tác của nhà văn để xác định cảm hứng sáng tác để lại dấu ấn trong tác phẩm. Qua đó người đọc dần tích lũy thơng tin thẩm mĩ, tích lũy kinh nghiệm nghệ thuật, tích lũy ý nghĩa và thủ pháp tạo sinh ý nghĩa.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DẠY ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG VÀ VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, TỔ CHỨC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC - HIỂU

TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” 2.1. Thực trạng dạy đọc - hiểu tác phẩm văn chương ở THPT

2.1.1. Tình hình vận dụng đọc - hiểu tác phẩm văn trong chương trình THPT hiện nay THPT hiện nay

Đối với các trường THPT hiện nay, giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn cịn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kỹ năng đọc hiểu tác phẩm chữ người tử tù của nguyễn tuân cho học sinh lớp 11 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)