Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Nội dung đọc hiểu tác phẩm văn chương
1.2.3. Đọc hiểu giá trị ý nghĩa tầng cấu trúc tư tưởng, ý vị nhân sinh
Khi gặp một người, điều dễ thấy là gương mặt, hình dáng bên ngồi. Dần dần qua tiếp xúc ta mới hiểu chiều sâu kín trong tâm hồn của họ. Đọc tác phẩm văn chương cũng vậy: từ tầng ngơn từ đến tầng hình tượng, dần dần ta tìm ra tầng tư tưởng, ý vị nhân sinh của tác phẩm. Có tìm ra tầng này ta mới hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự cũng như thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm về đạo đức, xã hội hay những hoài bão của họ.
Song thế giới tư tưởng cũng rất đa dạng về khuynh hướng và giá trị. Nhất là tư tưởng thẩm mĩ trong TPVC càng khơng đơn giản. Một mặt nó có một số nét gần với tư tưởng nói chung, nó đưa cách nhận thức, lí giải và thái
độ đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm cũng như những vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Mặt khác nó cũng có những nét riêng như: chi phối tình cảm thẩm mĩ của mọi người bởi những sắc thái khác nhau trong đánh giá và thị hiếu của họ, tạo nên khả năng riêng để nhận thức thế giới. Tư tưởng của TPVC chính là tư tưởng thẩm mĩ của lồi người từng bước được khẳng định trong lịch sử văn học.
Và tư tưởng thẩm mĩ trong TPVC chính là kết quả của những suy tư là sự bừng sáng linh cảm, sự nghiền ngẫm, trải nghiệm để vươn tới giá trị tinh thần. Tư tưởng thẩm mĩ trong TPVC “ln tìm kiếm và muốn sống trong cuộc
đời trần thế sinh động, đa dạng, mang tính người mà tình thương là thứ tơn giáo uy nghi nhất, được thực hiện trong đời sống thường nhật của con người”
[15, tr. 54]. Điều đó cho thấy tư tưởng thẩm mĩ của TPVC là lấy tình thương và tinh thần tự do của con người làm cứu cánh.
Tuy nhiên, khi đánh giá sức sống của tác phẩm cũng như giá trị lâu bền của tác phẩm đối với người đọc khơng phải là vẻ đẹp của ngơn từ hay hình tượng nghệ thuật mà cái chính là ở độ sâu của tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm không bao giờ tách rời cấu trúc ngôn từ và cấu trúc hình tượng nghệ thuật. Bên cạnh đó để tìm và lí giải được cấu trúc tư tưởng và ý vị nhân sinh của TPVC, người đọc cần tìm ra mối quan hệ giữa đề tài và chủ đề, giữa chủ đề và chủ đề tư tưởng… Và chính GS Nguyễn Thanh Hùng cũng từng khẳng định: “cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ đã tổ hợp được tính hạn định của cấu trúc
ngơn ngữ và cấu trúc hình tượng, đã dung hịa được tính lịch sử và tính mở của tác phẩm. Nó là loại cấu trúc khơng có hình thức xác định cụ thể nhưng bằng cảm xúc trí tuệ và sự cảm nhiễm thẩm mĩ, người đọc có thể nhận ra dần về số mệnh của con người, sứ mệnh lịch sử và thời đại cũng như cõi nhân sinh chứa trong tư tưởng và ý vị tác phẩm ” [14, tr. 31].
Vậy để đọc - hiểu tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ và ý vị nhân sinh của TPVC cần phải nhìn nhận và đánh giá nó trong mối quan hệ với tầng cấu trúc
ngơn từ và tầng cấu trúc hình tượng nghệ thuật. Từ đó mới thấy được sự tác động sâu xa của tác phẩm tới tâm hồn người đọc, cảm nhận được cả dư vị của sự nếm trải trong tâm hồn, tình cảm của người đọc.
Nói tóm lại, đọc TPVC là q trình phát hiện và khám phá nội dung ý nghĩa xã hội, con người, thời đại trong cấu trúc hình tượng thẩm mĩ của tác phẩm được đan xen giữa hoạt động nhận thức đánh giá, thưởng thức giá trị đích thực tồn tại trong hình thức nghệ thuật độc đáo của TPVC. Quá trình này yêu cầu người đọc tuân thủ theo qui luật đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ hữu hình đến vơ hình, từ phân tích đến suy luận, khái qt… Có như vậy người đọc mới hiểu được TPVC, mới nắm vững và vận dụng vào phân môn Làm văn, Tiếng Việt, đồng thời tự rèn luyện cách đọc, cách học, cách khám phá giá trị TPVC.