Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.3. Những nội dung và cách thức đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù”
2.3.1. Tổ chức đối thoại trong dạy học “Chữ người tử tù”, luận văn của
thạc sĩ Trần Quốc Khả
A. Mục tiêu bài học
- Về kiến thức:
+ Cảm nhận được ở hình tượng Huấn Cao vẻ đẹp của khí phách, tài hoa và “thiên lương”, đồng thời hiểu được quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân qua nhân vật này.
+ Hiểu và phân tích được được đặc sắc nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, tạo khơng khí cổ xưa, thủ pháp đối lập, ngơn ngữ giàu tính tạo hình và có nhịp điệu…
-Về kĩ năng: Rèn luyện và củng cố cho HS các kĩ năng cơ bản: + Kĩ năng tự đọc, tự học, tự nghiên cứu tài liệu học tập.
+ Kĩ năng giao tiếp, đối thoại dưới nhiều hình thức khác nhau, biết tìm kiếm, chiếm lĩnh và thưởng thức tri thức từ TPVC.
+ Kĩ năng phân tích, cắt nghĩa, so sánh, tổng hợp, tự bộc lộ. -Về thái độ:
+ Biết yêu quý, trân trọng, tự hào, có ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
+ Giáo dục HS nhân cách cao thượng, niềm tin vào con người và cuộc sống.
B. Tiến trình lên lớp
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài và tìm hiểu Tiểu dẫn
Giao quyền cho lớp trưởng, cán sự bộ môn điều hành: Giới thiệu đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân và hiểu biết ban đầu về truyện “Chữ người tử tù” của ơng.
Một HS trình bày hiểu biết của mình về tác giả; một HS khác trình bày về tác phẩm, HS nghe, trao đổi, bổ sung, GV cùng HS chốt lại những nét cơ bản:
-Về tác giả:
+ Nguyễn Tuân (1910 – 1987), sinh ra trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn, quê ở làng Mọc (Nhân Chính – Thanh Xuân – Hà Nội).
+ Từ nhỏ ơng theo gia đình từng sống ở nhiều tỉnh miền Trung; tham gia phản đối mấy GV người Pháp nói xấu người Việt ở Nam Định và bị đuổi học….
+ Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; thường tiếp cận đời sống từ góc độ văn hóa, nghệ thuật và từ phương diện tài hoa nghệ sĩ….
+ Nguyễn Tuân để lại cho đời nhiều tác phẩm: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Sơng Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972)…
-Về tác phẩm:
+ Truyện ngắn này lúc đầu có tên là “Dịng chữ cuối cùng”, in năm
1939 trên Tạp chí Tao đàn sau được đổi tên thành “Chữ người tử tù”.
+ “Vang bóng một thời” in lần đầu (1940) gồm 11 truyện ngắn. Nhân
vật chính trong truyện phần lớn là các nho sĩ cuối mùa. Họ sống trong buổi Tây Tàu nhố nhăng nhưng không a dua theo thời mà cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch về tâm hồn”… nổi bật lên hình tượng nhân vật Huấn Cao (nguyên mẫu từ Cao Bá Quát), một con người tài hoa, khí phách hiên ngang và “thiên lương” trong sáng.
*Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu văn bản tác phẩm
Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản tác phẩm
GV hỏi: Theo anh (chị) nên đọc văn bản này với giọng đọc như thế nào? HS trả lời: Đọc truyện ngắn này với nhịp điệu chung là chậm, đĩnh đạc, tiêu
biểu là đoạn văn mở đầu và đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ viên quản ngục; khi đọc thể hiện giọng của Huấn Cao khác với giọng của quản ngục….
GV giảng thêm…. Gọi HS đọc, HS khác nghe, nhận xét, tự điều chỉnh;
GV nhận xét, đọc mẫu..
GV hỏi: Anh (chị) hãy cho biết văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Nêu nội dung từng phần và phần nào là phần văn bản quan trọng nhất? Vì sao?
HS trả lời: Có thể chia văn bản này thành ba phần.
+ Phần thứ nhất: Từ đầu đến “… để mai ta dò ý tứ lần nữa xem sao rồi sẽ liệu” – quản ngục được tin sẽ tiếp nhận tử tù và tính cách quản ngục.
+ Phần hai: tiếp theo đến “… thì ân hận suốt đời mất” – Huấn Cao nhập ngục và sự biệt đãi tử tù của quản ngục.
Trong đó phần thứ ba – Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là phần quan trọng nhất, vì nó thể hiện tập trung nhất những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật; làm nổi bật chủ đề của truyện.
GV hỏi: Truyện ngắn này có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? HS trả lời: Trong truyện có nhiều nhân vật: Huấn Cao, quản ngục, thầy
thơ lại… trong đó Huấn Cao là nhân vật chính, nhân vật trung tâm.
GV đưa yêu cầu: Anh (chị) hãy nhập vai một trong những nhân vật: Huấn
Cao, quản ngục, thầy thơ lại, hoặc tên lính cai ngục.. kể lại truyện ngắn này. HS thực hiện, HS khác nghe, nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, đánh giá…
GV hỏi: Theo anh (chị) về thể loại của tác phẩm này có gì đặc biệt? HS trả lời: Tác phẩm này là truyện ngắn mang đậm chất trữ tình và
giàu kịch tính… và lí giải.
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo các yêu cầu sau:
Nhóm 1 và 2: Truyện có đề cập nét sinh hoạt văn hóa dân tộc – nghệ thuật thư pháp. Anh (chị) hãy giới thiệu ngắn gọn về nghệ thuật này.
Nhóm 3 và 4: Anh (chị) thử lí giải vì sao lúc đầu truyện ngắn này có tên là “Dịng chữ cuối cùng” – in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn, sau đó khi
được tuyển in trong tập truyện “Vang bóng một thời” tác giả lại đổi thành “Chữ người tử tù”?
Nhóm 5 và 6: Tình huống của truyện này là gì? Nêu ý nghĩa của tình huống truyện đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?
HS thực hiện thảo luận nhóm – lớp sẽ chia thành 6 nhóm (nhóm từ 6
đến 8 HS – 2 bàn), thực hiện yêu cầu trong 5 phút, sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp, HS nghe, nhận xét, bổ sung; GV theo dõi, gợi ý, nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. .
Gợi ý kết quả thảo luận nhóm cần đạt theo những kiến thức cơ bản sau đây: Nhóm 1 và 2: - Nguồn gốc
- Điều khác biệt của chữ viết thông thường với thư pháp (những giá trị tinh thần, văn hóa kết tinh trong chữ)
Nhóm 3 và 4: - Nhan đề “Dịng chữ cuối cùng” gây ấn tượng về những dòng chữ cuối cùng mà người tử tù viết ra trước khi chết; nó vẫn hướng vào tư tưởng chủ đề “chữ nghĩa” và tinh thần tinh túy của con người, nhưng ý nghĩa khái quát bị hạn chế, đặc biệt gây cho người đọc về cái chết bi lụy, sự bế tắc.
- Tiêu đề “Chữ người tử tù” mới thể hiện được đầy đủ, sâu sắc ý đồ nghệ thuật của nhà văn, nó có tác dụng bao quát chủ đề của truyện và tạo được cái kết bi hùng chứ khơng bi lụy…
Nhóm 5 và 6: - Nêu khái niệm về tình huống truyện
- Tình huống truyện ngắn này là mối quan hệ đặc biệt éo le giữa những tâm hồn tri kỉ (Huấn Cao, quản ngục và viên thơ lại). Tác giả đã đặt họ trong tình thế đối địch: tử tù và quản ngục.
Đọc và tìm hiểu nội dung văn bản tác phẩm
1.Quản ngục được tin tiếp nhận tử tù Huấn Cao và thái độ của quản ngục GV gợi dẫn: Theo dõi phần truyện thứ nhất và cho biết truyện bắt đầu
từ sự kiện gì? Tác dụng trong cách vào truyện của tác giả?
HS tái hiện và đánh giá:Chi tiết quản ngục nhận được phiến trát về việc
sẽ tiếp nhận 6 tên tử tù, trong đó có Huấn Cao… Từ đó quản ngục và thơ lại chuyện trị với nhau và các nhân vật hiện ra. Vào truyện như vậy ngắn gọn, hấp dẫn.
GV yêu cầu HS tái hiện: Huấn Cao hiện lên qua chi tiết nào? Trong
cuộc trò chuyện của quản ngục và thơ lại?
HS tái hiện chi tiết: - Lời băn khoăn, ngờ vực của quản ngục: “Huấn
Cao? Hay cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó khơng?” và “thầy có nghe người ta đồn Huấn Cao ngồi cái tài viết chữ tốt lại cịn có tài bẻ khóa vượt ngục nữa khơng?”
GV nêu vấn đề: Theo anh (chị) hình ảnh “ngơi sao Hôm nhấp nháy “như muốn trụt xuống phía chân giời không định” và “bấy nhiêu âm thanh…nâng đỡ lấy ngơi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ” là hình ảnh thực hay hình ảnh tượng trưng? Anh (chị) thử lí giải hình ảnh này?
HS giảng giải: Đây là hình ảnh tượng trưng hơn là hình ảnh thực, phải
chăng hình ảnh “ngơi sao Hơm” và “ngơi sao chính vị” kia chính là Huấn Cao một kẻ tử tù nhưng có tài năng và nhân cách cao thượng được sánh như vì tinh tú.
-…
GV yêu cầu: Nhận xét của anh (chị) về nghệ thuật miêu tả Huấn Cao ở
phần truyện này?
HS nhận xét, đánh giá: Nhân vật Huấn Cao trong đoạn truyện này
không được miêu tả trực tiếp bằng hành động, cử chỉ, hay ngôn ngữ… mà xuất hiện gián tiếp, chủ yếu tác giả gợi nhiều hơn tả - nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng” qua cuộc đối thoại của hai nhân vật quản ngục và thơ lại ở thế đối lập nhận xét với ông… Hai nhân vật quản ngục và thơ lại vừa ngưỡng mộ vừa ngờ vực nhưng chính vì thế lại tạo sự hấp dẫn, hứng thú cho người đọc…
-…
GV hỏi để HS khái quát: Cuộc trò chuyện của quản ngục với thơ lại và
lời kể của tác giả trong đoạn truyện này giúp em hình dung như thế nào đến Huấn Cao?
HS khái quát: Huấn Cao là nghệ sĩ tài hoa - tài nghệ thư pháp, một con người văn võ song toàn được người đời ngợi ca.
GV hỏi HS tái hiện chi tiết: Cũng trong đoạn truyện này, nhân vật quản
ngục hiện lên với những chi tiết nào?
HS tái hiện chi tiết:
“…một khuôn mặt nghĩ ngợi”, “ngục quan ngồi băn khoăn bóp thái dương”. “người ngồi đấy đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những
đường nhăn nheo của bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”.
GV yêu cầu HS hình dung: Những chi tiết trên giúp em hình dung như
thế nào về thay đổi tâm lí của quản ngục?
HS hình dung, tưởng tượng: Ngục quan đang có đấu trang quyết liệt
trong suy nghĩ sẽ làm theo lí (!) hay sống theo tình? Cuối cùng là quyết định sẽ biệt đãi tử tù để hóa giải phần nào nghịch lí bất nhân “muốn cho ơng ta đỡ cực trong những ngày còn lại”.
- …
GV yêu cầu HS cảm nhận: Những dòng suy nghĩ của quản ngục: “có lẽ
lão bát này cũng là một người khá đây… thì khó mà ở yên” và những nhận xét của tác giả về quản ngục: “trong hoàn cảnh đề lao… mà bản nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” và “ông trời nhiều khi hay chơi ác … lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt” giúp em hiểu thêm quản ngục là người như thế nào?
HS khái quát: quản ngục tuy không phải là người sáng tạo ra cái đẹp
nhưng lại biết trân trọng người tài, con người biết phân biệt phải trái, có biểu hiện con người dũng cảm – ý định biệt đãi tử tù, biểu hiện của “thiên lương” trong sáng là con người “biết trọng người có tài” và người như vậy “không phải là kẻ xấu”….
GV giảng chuyển ý….
2. Huấn Cao nhập lao và quản ngục biệt đãi Huấn Cao
GV yêu cầu HS tái hiện chi tiết: Hãy dẫn chi tiết tiêu biểu miêu tả Huấn
Cao khi nhập lao và trong buồng giam.
HS tái hiện: “sáu phạm nhân mang chung một cái gông dài tám thước –
nặng đến 7,8 tạ… Huấn Cao đứng đầu gông…”.
Phản ứng lại lời hù dọa của tên lính áp giải thì “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gơng nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái ”.
Đáp lại hành động của quản ngục biệt đãi và “khép nép hỏi ơng Huấn” thì Huấn Cao trả lời quản ngục: “– Người hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà người đừng có đặt chân vào đây.”
GV hỏi: Những chi tiết trên đã giúp anh (chị) hình dung Huấn Cao là
người như thế nào?
HS khái quát: Huấn Cao là con người dũng cảm, hiên ngang, khí phách
khơng sợ cường quyền …
GV hỏi: Chứng kiến hành động, cử chỉ, ngôn ngữ và thái độ của Huấn
Cao, quản ngục có phản ứng ra sao?
HS tái hiện: “viên quan coi ngục nhìn sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Ngục quan lại cịn có biệt nhỡn riêng đối với Huấn Cao”…
GV gợi mở: Theo anh (chị) vì sao trước một Huấn Cao ngông nghênh,
kiêu bạc – khơng nghe tên lính áp giải tù, dám đuổi quản ngục ra ngồi … mà quản ngục lại chỉ nói “xin lĩnh ý” và vẫn tiếp tục biệt đãi, thậm chí có phần hậu hĩnh hơn? Chọn trong số các phương án sau đây:
A.Vì quản ngục sợ đồng đảng của Huấn Cao trả thù.
B.Vì quản ngục kính nể trước tài năng, đức độ và danh tiếng của Huấn Cao. C.Vì quản ngục là người họ hàng với Huấn Cao.
D.Vì quản ngục thấy mệt mỏi khơng muốn trừng phạt kẻ sắp chết.
HS suy nghĩ lựa chọn và lí giải: Đáp án đúng là đáp án B và lí giải vì
sao lại chọn đáp án này.
GV hỏi: Nghệ thuật “vẽ mây nẩy trăng” tiếp tục được sử dụng hiệu quả
(tự phân tích).
Tạo “xung đột” giữa hai nhân vật quản ngục và Huấn Cao cũng làm tính cách nhân vật được bộc lộ mỗi lúc một đầy đặn hơn …
GV gợi dẫn để HS cảm nhận: Những chi tiết miêu tả về Huấn Cao và
quản ngục trong đoạn truyện này giúp anh (chị) hình dung như thế nào về Huấn Cao và quản ngục?
HS khái quát và giảng: Nếu ở phần đầu truyện Huấn Cao hiện ra gián
tiếp qua lời của quản ngục và thơ lại thì ở đây Huấn Cao được hiện lên qua lời nói và hành động. Điều này giúp người đọc tiếp tục hình dung một Huấn Cao: con người tài năng – phải tài năng đức độ đến mức nào đó mới khiến quản ngục kính nể, kiên trì, nhẫn nhịn, tự thấy mình nhỏ bé … mà cịn cho chúng ta thấy một Huấn Cao hiên ngang, bất khuất không sợ quyền uy, coi thường danh lợi và cái chết … Ta cũng cảm nhận được rõ hơn ở quản ngục không chỉ là tấm lịng “biệt nhỡn liên tài”, tính kiên trì, nhẫn nhịn biết kính trọng và giữ gìn cái đẹp … mà còn thấy ở con người này đằng sau vẻ khúm núm, dịu dàng kia là con người dũng cảm bất chấp luật pháp, bất chấp hình phạt có thể đến với mình và gia đình dám thực hiện việc biệt đãi tử tù.
- …
GV giảng chuyển đoạn …
3. Cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục
GV gợi mở, nêu vấn đề: Theo anh (chị) vì sao Huấn Cao lại đồng ý cho
chữ viên quản ngục (vì sợ ngục quan, vì muốn trả ơn, hay muốn được thưởng hậu hĩnh …)?
HS khái quát các chi tiết và lí giải: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục
khơng phải vì sợ quyền uy của ngục quan, cũng khơng phải vì muốn được hưởng nhung lụa vàng son và càng khơng phải vì chỗ rượu thịt hàng ngày ngục quan biệt đãi …. Mà Huấn Cao cho chữ quản ngục vì “cảm cái tấm lịng biệt nhỡn liên tài của các người” và cịn vì sợ “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ’.
-….
GV tiếp tục gợi mở: Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong điều kiện
như thế nào về: thời gian, không gian, địa điểm. Và ý nghĩa, tác dụng của việc miêu tả này?
HS tái hiện chi tiết: Huấn Cao cho chữ quản ngục trong điều kiện thật
đặc biệt: Thời gian về đêm khuya, khi “trại giam tỉnh Sơn chỉ cịn vắng có tiếng mõ trên vọng canh”.
Khơng gian nơi tù ngục, của “buồng tối chật hẹp” chứ không phải chốn thư phòng như thường thấy trong cảnh sáng tạo thư pháp.
Về địa điểm trong buồng giam của tử tù mà “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”….