Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương ở THPT
2.1.2. Thực trạng dạy đọc hiểu “Chữ người tử tù” ở trường THPT Tân Lậ p
2.1.2.1. Thực trạng hoạt động dạy “Chữ người tử tù”.
Khi tìm hiểu một số cách dạy đọc – hiểu văn bản “Chữ người tử tù”
của những giáo viên trong trường THPT Tân Lập, chúng tôi nhận thấy phần lớn các giáo viên vẫn dạy theo kiểu “bình mới, rượu cũ” (tức là về mặt hình
thức vẫn gọi và ghi trên bảng là hướng dẫn đọc hiểu song thực chất vẫn sử dụng phương pháp giảng bình và đọc chép là cơ bản).
Ngoài ra, GV vẫn chưa tập trung hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại của truyện ngắn lãng mạn trước năm 1945, cho nên người thầy vẫn chỉ chăm chú về nhân vật, về nội dung tư tưởng mà không hướng dẫn các em cách từng bước các tầng cấu trúc của tác phẩm theo đúng giá trị đích thực của nó. Phần đa giáo viên bỏ qua tầng cấu trúc ngôn từ cũng như tầng ý vị nhân sinh của tác phẩm mà trên thực tế cho thấy 2 tầng cấu trúc này mới làm nên cái hay và chiều sâu cũng như đặc trưng của truyện ngắn lãng mạn của Nguyễn Tuân trước năm 1945.
Trong giờ dạy họ chỉ tập trung ở tầng hình tượng nghệ thuật như: Hình
tượng nhân vật Huấn Cao, nhân vật quản ngục hay Cảnh cho chữ, nhưng ở
tầng này cũng tiếp cận một cách sơ sài mang tính chiếu lệ. Các kiến thức HS được trang bị chỉ mang tính đối phó với thi cử. Thậm chí chỉ đưa ra một vài ý cơ bản rồi thuyết trình nhưng khơng hề bám sát vào ngơn từ của văn bản để chỉ cho HS thấy được cái đẹp của nhân vật. Tai hại hơn có khơng ít GV cứ bay bổng với những lời bình sáo rỗng để ru ngủ HS mà xa rời hoàn tồn hệ thống ngơn từ của văn bản. Bởi vậy rất nhiều các từ ngữ cổ giàu giá trị của tác phẩm mà HS khơng hề biết đến, thậm chí có nhiều em cịn hiểu sai về mặt nghĩa của nó. Cịn ở tầng tư tưởng ý vị nhân sinh của tác phẩm thì rất nhiều giáo viên bỏ qua, nếu có thì vài câu nói qua loa như đưa vào phần tổng kết chứ chưa coi đó là một phần quan trọng khi khám phá tác phẩm. Trong đó có một vài GV được đào tạo khá bài bản về phương pháp dạy học nhưng cũng chưa thực sự nắm vững được tầng cấu trúc tư tưởng thẩm mĩ, ý vị nhân sinh mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Như vậy, có thể thấy chất lượng hiệu quả các giờ học văn còn thấp, GV chưa tạo được hứng thú đối với môn học. HS không hiểu sâu sắc được giá trị của tác phẩm. Hay nói chuẩn xác hơn là GV chưa rèn được kĩ năng đọc hiểu cho HS theo đúng giá trị đích thực của tác phẩm.
2.1.2.2. Thực trạng hoạt động học “Chữ người tử tù”
Nhìn chung các em nắm được những kiến thức cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân (dựa vào SGK) là chính: ví dụ như kiến thức về q qn, hồn cảnh xuất thân, gia đình; q trình hoạt động chính trị xã hội và văn học; vị trí của ơng trong văn đàn; một số tác phẩm chính của ơng..
Cịn khi tiếp nhận tác phẩm, phần lớn HS có những hiểu biết, bước đầu cảm nhận được những nét tính cách của hai nhân vật chính: Huấn Cao hiện lên là người anh hùng hiên ngang bất khuất; người nghệ sĩ tài hoa (tài thư pháp); một người có tâm, trọng “thiên lương” cao đẹp của con người. Cịn Quản Ngục: có những phẩm chất “thiên lương trong sáng”; có tinh thần dũng
cảm (dám biệt đãi tử tù); có tâm hồn nghệ sĩ. Tuy nhiên trong quá trình cảm nhận vẻ đẹp của hai nhân vật này, đa phần HS chỉ nói một cách sáo rỗng, khơng đưa ra được các câu văn để chứng minh cho từng nét đẹp của nhân vật. Thậm chí có những HS cịn băn khoăn, nhầm lẫn việc trích dẫn những câu nói về nhân vật Huấn Cao và quản ngục ở đoạn văn tả cảnh trong phần đầu của tác phẩm. Nhất là các em thường bỏ luôn “cảnh cho chữ” không đưa vào khi cảm nhận về vẻ đẹp của hai nhân vật này….
Đặc biệt, khi khai thác về các yếu tố nghệ thuật khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật trên hầu như HS chỉ tập trung vào nghệ thuật đối lập tương phản; sử dụng các từ cổ. Tuy nhiên các em không chỉ ra được tác dụng của các yếu tố nghệ thuật này, nhất là việc sử dụng các từ Hán Việt để tạo khơng khí cổ xưa, gợi lên vẻ đẹp lí tưởng cho nhân vật Huấn Cao thì ngay cả HS khá giỏi cũng không nêu được. Và khơng ít học sinh còn hiểu sai các từ Hán Việt trong các câu văn khi nói về nhân vật. Chẳng hạn như: nhất sinh, chu tất, xin bái lĩnh, xin lĩnh ý…. Riêng về việc lĩnh hội tầng ý vị nhân sinh qua hai nhân
vật trên thì khơng có HS nào biết cách khai thác. Đối với các em, quan niệm về cái đẹp và quan niệm sống mà Nguyễn Tuân muốn gửi gắm qua hai nhân vật trên dường như quá xa lạ và khơng thể chỉ ra được.
Có thể thấy những kiến thức mà HS tiếp nhận được ở cách học trên mới chỉ là những tri thức ở dạng tối thiểu, tương đương với kiến thức ở dạng tái hiện, chưa thể hiện được nhiều những khám phá mang tính sáng tạo của bản thân, chưa cảm nhận tác phẩm một cách sâu sắc. Đặc biệt HS chưa có kĩ năng đọc - hiểu, năng lực cảm thụ văn bản rất yếu. HS chưa hiểu hết giá trị (tầng cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, tư tưởng thẩm mĩ và ý vị nhân sinh) của văn bản.
2.1.2.3. Ngun nhân
Có nhiều ngun nhân tạo nên tình trạng học tập trì trệ, thụ động, thiếu hào hứng của học sinh. Trước hết là do HS khơng hình thành được các kĩ năng đọc hiểu tác phẩm văn chương nói chung, truyện ngắn của Nguyễn Tuân nói riêng. Thứ hai, tác phẩm “Chữ người tử tù ” là một tác phẩm hay nhưng
cũng khó cảm thụ. Do lối viết của tác giả rất riêng và độc đáo; kiến thức trong tác phẩm khá rộng bao gồm nhiều lĩnh vực như: lịch sử, văn hóa, văn học, xã hội…; cách xây dựng nhân vật mang tính lí tưởng hóa; số lượng từ Hán Việt khá nhiều; không gian nghệ thuật của tác phẩm gợi về một thời xa xưa nên HS khó cảm nhận hết được cái hay của văn bản.
Về phía GV mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học từ việc phân tích tác phẩm sang đọc – hiểu nhưng chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn… Hơn nữa, khơng ít giáo viên khi đứng lớp chưa được trang bị kỹ càng, đồng bộ về quan điểm và lí luận phương pháp dạy học Văn mới. Ngồi ra, phương tiện, thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe nhìn để minh họa cho bài giảng còn sơ sài…
Riêng đối với tác phẩm “Chữ người tử tù”, GV cũng gặp khá nhiều khó khăn. Bởi văn của Nguyễn Tuân vốn “kén” bạn đọc, khơng phải chỉ thích tác phẩm là có thể hiểu và dạy hay ngay được. Mặt khác, nhiều GV cho rằng hiểu văn đã khó, làm cho người khác hiểu như mình (thậm chí hơn mình) là điều khơng dễ. .
Về cơ bản tình hình dạy học văn và cụ thể là dạy tác phẩm “Chữ người
tử tù” hiện nay ở trường THPT vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của
q trình dạy học: phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, biến quá trình học thành tự học… Tuy nhiên với khả năng và quyết tâm của thầy cô dạy văn hi vọng việc rèn kĩ năng đọc - hiểu trong dạy học “Chữ người tử tù” ở trường THPT sẽ giải quyết được những hạn chế nêu trên. Rèn kĩ năng đọc – hiểu khơng phải là một hướng tiếp cận hồn tồn mới mẻ, nhưng đây là một hướng tiếp cận tư tưởng khoa học đúng đắn, rất cần thiết đối với DH TPVC trong nhà trường hiện nay là hồn tồn có sơ sở thực thi.
2.2. Những nguyên tắc và biện pháp hướng dẫn đọc - hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” trong SGK và SGV Ngữ văn 11