Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Thực trạng dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương ở THPT
2.1.1. Tình hình vận dụng đọc hiểu tác phẩm văn trong chương trình
THPT hiện nay
Đối với các trường THPT hiện nay, giáo viên mặc dầu đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học văn nhưng việc thực hiện chỉ mới mang tính chất hình thức, thử nghiệm chứ chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Một số giáo viên vẫn cịn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều: giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, ghi nhớ và nhắc lại đúng những điều mà giáo viên đã truyền đạt. Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức cho học sinh, áp đặt những kinh nghiệm, hiểu biết, cách cảm, cách nghĩ của mình tới học sinh. Nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như việc chỉ ra cho học sinh hướng tích cực chủ động để thu nhận kiến thức... Bên cạnh đó, khá nhiều giáo viên lại dạy văn như nhà nghiên cứu văn học: họ tập trung phân tích sâu về tâm lí, về kĩ thuật ngôn từ, về phương pháp sáng tác… Do đó, đa phần những giờ dạy được giáo viên tiến hành như một giờ diễn thuyết (ham nói). Điều này cũng do một phần vì giáo viên sợ “cháy” giáo án (Giáo viên hỏi nhưng học sinh không trả lời được hoặc học sinh vẫn phát biểu nhưng chưa ra vấn đề, cho nên giáo viên làm thay).
Tương ứng với cách dạy học trên, HS ln hình thành thói quen thụ động, thiếu sáng tạo: các em chỉ quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khn những gì giáo viên đã giảng. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ. Chỉ biết suy nghĩ diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời có sẵn, lẽ ra phải làm chủ tri thức thì lại trở nên phụ thuộc vào sách vở. Học sinh chưa có
hào hứng và chưa quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình trước tập thể. Bởi vậy, đa phần HS không biết tự học: các em khơng bao giờ có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu; khơng chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức; khơng biết tìm và đánh dấu phần kiến thức trọng tâm để học; không biết giải mã các tầng ý nghĩa của văn bản trong mối liên hệ của ngôn từ…. Cho nên trong q trình học tập, HS ln tỏ ra thiếu sự hợp tác với GV. Các em không cảm thấy hứng thú và đam mê với các giờ Văn.
Nhìn chung, đổi mới phương pháp dạy học vẫn chưa có sự hợp tác cả của thầy và trị cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy với hoạt động học. Ngay như việc sử dụng trang thiết bị dạy học (máy chiếu) và đưa CNTT vào giờ học vẫn mang tính hình thức, giáo viên chủ yếu lên mạng copy những tài liệu có sẵn rồi chỉnh sửa một vài ý chứ chưa thực sự đầu tư chất xám của bản thân. Vì vậy mà giờ học vẫn chưa thu hút được người học.