Tính tất yếu của việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 27 - 29)

1.3. Đào tạo theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng, đại học

1.3.4. Tính tất yếu của việc triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường

Đại học, cao đẳng

1.3.4.1. Xuất phát từ hạn chế của việc đào tạo theo niên chế kết hợp với học phần

Từ những hạn chế của việc đào tạo theo niên chế là: chương trình đào tạo được thiết kế cứng với khung thời gian đào tạo cố định, gắn với các lớp học, các môn học cố định, hiệu quả kinh tế trong đào tạo thấp, thiếu tính liên thơng…Sau hội nghị Hiệu trưởng ở Vũng Tàu hè năm 1988, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Quy chế tạm thời về quản lý đào tạo làm cơ sở cho việc triển khai quy trình đào tạo mới và sau một số năm áp dụng quy chế này được chính thức hóa vào tháng 12 năm 1990 (QC 2238/QĐĐH) và được sửa đổi bổ sung tháng 12 năm 1993 (QC 2679/GD- ĐT), quy trình đào tạo mới (quy trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ) đang được triển khai cho loại hình đào tạo chính quy tập trung ở hầu hết các trường đại học hiện nay.

1.3.4.2. Xuất phát từ ưu điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là quy trình đào tạo mềm dẻo (lấy người học làm trung tâm). Chương trình đào tạo mềm dẻo đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học. Là hệ thống đánh giá quá trình chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả. Thuận lợi trong việc công nhận các nội dung đào tạo từ đó tạo tiền đề trong việc xúc tiến quá trình hội nhập và quốc tế hóa trong giáo dục đại học

1.3.4.3. Xuất phát từ yêu cầu chủ trương cải cách giáo dục đại học

Luật Giáo dục sửa đổi (được Quốc Hội thông qua ngày 20/05/2005, Khoản 4 Điều 6 đã nêu Về chương trình Giáo dục: Đối với Giáo dục nghề

nghiệp, GDĐH có thể được tiến hành theo hình thức tích lũy tín chỉ hay theo niên chế [24]

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP, một trong các nội dung của nhiệm vụ và giải pháp đổi mới GDĐH Việt Nam là Tổ chức rút kinh

nghiệm các cơ sở đã triển khai đào tạo theo HCTC, xây dựng HCTC thích hợp cho GDĐH nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống GDĐH chuyển sang đào tạo theo HCTC, tạo thuận lợi cho người học có thể tích lũy dần kiến thức theo khả năng và điều kiện của mình, có thể di chuyển học tập dễ dàng trong nước và quốc tế [11].

Tháng 6/2006, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy chế 25/2006/QĐ- BGD&ĐT về đào tạo đại học và Cao đẳng hệ chính quy. Quy chế này được chỉnh sửa dựa trên Quy chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT theo hướng tiếp cận với quy chế của HCTC. Tháng 8/2007, Quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc đào tạo đại học và cao đẳng theo hệ thống tín chỉ đã được ban hành. Quy chế này được điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện cho sinh viên quyền lựa chọn chương trình và kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.

Trong Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của GDĐH năm học 2008- 2009, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học chuẩn bị các điều kiện và lộ trình hợp lý để chuyển sang đào tạo theo tín chỉ vào năm 2009- 2010 hoặc muộn nhất là năm học 2010- 2011. Đây là thay đổi có tính giải pháp ở bậc đại học để đưa nền giáo dục nước nhà tiệm cận gần với nền giáo dục quốc tế đang ở trình độ rất cao.

1.3.4.4. Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế trong giáo dục đại học

Giáo dục đại học trên thực tế đang là một trong những lĩnh vực đi đầu và phát triển mạnh trong hội nhập khu vực và quốc tế trong xu thế tồn cầu hóa. Các nước phát triển với lợi thế kinh tế tăng trưởng mạnh đã tạo dựng nhiều trường đại học tiên tiến, hiện đại với cách học, cách dạy linh hoạt mềm dẻo, chất lượng tốt và đặc biệt là ln gắn với tiến trình phát triển kinh tế, xã hội và thị trường lao động. Trong tình hình cụ thể giáo dục đại học ở nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập quốc tế, việc thay đổi nhận thức về

đào tạo đại học cùng với những yêu cầu đặt ra trong hội nhập quốc tế về giáo dục đòi hỏi các trường đại học cần có một phương thức đào tạo thích hợp, phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ để có thể vượt lên chính mình, hiện đại hóa mình và sớm vươn ra khu vực và thế giới.

Đào tạo theo tín chỉ đang trở thành nhu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Có thể nhận thấy rằng, nhiều điều kiện để đào tạo theo tín chỉ chưa đảm bảo và chín muồi nhưng khơng có nghĩa là chưa triển khai được phương thức đào tạo này. Để thực hiện được các chủ chương của nhà nước về mở rộng HCTC trong toàn hệ thống GDĐH, từng trường cần có những chủ trương và lộ trình cụ thể dựa trên những văn bản pháp quy về thực hiện HCTC đã được Bộ GD&ĐT ban hành.

Như vậy, đào tạo theo HCTC ở bậc đại học, cao đẳng đã được Đảng, Quốc hội và Chính phủ nêu thành chủ trương nhất quán trong chỉ đạo đổi mới GDĐH với những mục tiêu và giải pháp cơ bản. Đó chính là kim chỉ nam và là hành lang pháp lý để Bộ GD&ĐT tổ chức triển khai phương thức đào tạo này ở các trường đại học, cao đẳng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)