Tổng hợp ý kiến của giảng viên về chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 47 - 48)

Hợp lý Chưa hợp lý lắm

Không hợp lý

Số giờ tín chỉ cho từng học phần 82 12 6

Phân bố các nội dung phải biết, cần biết, có thể

biết của bài học, học phần 84 11 5

Việc phân bố thời gian lý thuyết và thực hành,

tự học/tự nghiên cứu cho học phần 58 35 7

Xác định học liệu bắt buôc cho học phần 78 19 3

Xác định học liệu tham khảo 60 21 19

Số lượng bài tập kiểm tra 85 12 3

Qua khảo sát chúng ta thấy: 80% giảng viên được hỏi ý kiến đánh giá hợp lý về số giờ tín chỉ cho từng học phần, việc phân bố các nội dung phải biết, cần biết, có thể biết của bài học, học phần, số lượng các bài tập kiểm tra. Tuy nhiên, việc phân bố thời gian lý thuyết, thực hành, tự học, tự nghiên cứu chưa hợp lý lắm với 35% ý kiến đánh giá của giảng viên. Việc xác định học

liệu tham khảo chưa cụ thể, rõ ràng với 21% ý kiến đánh giá chưa hợp lý lắm, 19% đánh giá không hợp lý.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất ở Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ chính là việc xây dựng đề cương chi tiết học phần. Từ năm 2013 đến nay, đề cương chi tiết đã được xây dựng và chỉnh sửa 3 lần với rất nhiều mẫu ban hành. Ban đầu, đề cương được xây dựng rất dài với khoảng gần 100 trang, gây tốn kém cho việc in ấn. Hiện nay, đề cương đã được rút ngắn lại khoảng trên dưới 10 trang cho một học phần với 9 đề mục chính đó là: Thơng tin học phần; Thông tin về giảng viên; Mục tiêu chung của học phần; Mô tả học phần; Nội dung chi tiết học phần; Học liệu /Tài liệu; Chính sách học phần; Phương pháp kiểm tra đánh giá học phần; Lịch trình tổ chức giảng dạy học phần với 80% ý kiến giảng viên được hỏi đánh giá là hợp lý; 20% giảng viên cho rằng quá ngắn gọn, chưa cung cấp hết nội dung cho sinh viên đọc. Đây vẫn là vấn đề mà nhà trường đang nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp. Nhìn chung, chương trình đào tạo của các ngành học cịn khá nặng và ôm đồm. Số lượng đầu môn học nhiều, số tín chỉ nhiều gây khó khăn cho sinh viên đăng ký tín chỉ từng kỳ. Chương trình chủ yếu được xây dựng trên cơ sở khung chương trình của học chế niên chế kết hợp học phần, chịu nhiều tác động của chương trình cũ, cứng nhắc và ít có mơn học để sinh viên lựa chọn, ảnh hưởng đến tính mềm dẻo của học chế tín chỉ.

2.3.2.2. Về kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)