Phương thức quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 30 - 36)

1.4. Quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Đại học, cao

1.4.3. Phương thức quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ

Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến, vì thế nó địi hỏi sự đổi mới trong phương pháp dạy và học, từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận phương pháp. Cái chúng ta cần ở sinh viên ngày nay khi ra trường không phải là những kiến thức ghi chép được trong một quyển vở mà thầy đọc cho như trước kia, mà là năng lực tự học, sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, thậm chí chưa bao giờ được học ở trường. Nếu cứ theo quan điểm phải dạy và học như những năm của thế kỷ 20, thì ngày nay đào tạo đại học dù kéo dài đến 10 năm cũng không đủ kiến thức cho sinh viên ra trường làm việc. Hiện nay trong đào tạo theo học phần – niên chế, 01 đơn vị học trình (ĐVHT) = 15 tiết lên lớp (nói chung các trường đều bố trí chung cho cả lý thuyết và bài tập) và để tiếp thu được 01 ĐVHT sinh viên chỉ cần chuẩn bị 15 tiết ở nhà. Trong đào tạo theo tín chỉ, 01 tín chỉ (TC) = 15 giờ tín chỉ = 12

giờ tín chỉ lên lớp lý thuyết + 6 giờ TC lên lớp thảo luận, thí nghiệm v.v. = 18 giờ TC lên lớp, và để tiếp thu được 01 TC sinh viên phải chuẩn bị 30 giờ ở nhà. Điều này cho thấy giờ dạy lý thuyết trên lớp giảm nhưng giờ thảo luận và tự học của sinh viên tăng nhiều và được bố trí rõ ràng chứ khơng mập mờ như trước kia. Sinh viên cần có cơ hội để tự học và học theo kiểu thảo luận nhóm, cịn giảng viên chỉ là người giúp đỡ sinh viên cách tư duy, phương pháp tự học, sáng tạo, chứ không phải đơn thuần là truyền thụ lại kiến thức.

1.4.4. Quản lý hoạt động của giảng viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ

1.4.4.1. Quản lý hồ sơ dạy học

- Quản lý kế hoạch giảng dạy môn học cụ thể cho tới kế hoạch từng bài dạy, chỉ rõ nội dung dạy, nội dung học, hình thức tổ chức dạy và học, yêu cầu của từng bài dạy. Xây dựng được kế hoạch giảng dạy môn học, chúng ta đồng thời thực hiện được bốn việc sau đây: Dạy – học cái gì (mục tiêu cụ thể); Dạy – học như thế nào (phương thức dạy học); Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ra sao (hình thức, phương pháp kiểm tra – đánh giá); và triển khai các hoạt động này khi nào (thời gian cụ thể).

- Quản lý quy trình kiểm tra – đánh giá kết quả mơn học. Xác định hình thức kiểm tra đánh giá cho từng nội dung dạy, bộ câu hỏi thi, cấu trúc đề thi phải bám sát theo mục tiêu mơn học đó.

- Quản lý hồ sơ mơn học cho từng mơn học gồm có đề cương chi tiết môn học, kế hoạch giảng dạy môn học, các loại tài liệu học tập cho môn học, kết quả học tập môn học (của các khóa đào tạo), đánh giá, nhận xét của sinh viên và đồng nghiệp về môn học, và kết quả xử lý thông tin phản hồi về môn học.

1.4.4.2. Quản lý hoạt động dạy học

- Lập kế hoạch dạy, thời khóa biểu cho mơn học phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học đã được đề xuất trong chương trình mơn học. Thống nhất kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, kế hoạch và hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả môn học.

- Quản lý hoạt động dạy của thầy về việc học của sinh viên có đúng với nội dung, kế hoạch triển khai nội dung và hình thức tổ chức dạy đã được qui định trong chương trình mơn học hay chưa.

- Quản lý quá trình kiểm tra – đánh giá mơn học, giám sát hình thức, nội dung kiểm tra – đánh giá có đúng với mục tiêu môn học, thời gian của từng bài kiểm tra, thi có đúng với kế hoạch về thời gian phân bố trong chương trình mơn học khơng.

- Phối hợp với các khoa/ tổ chuyên môn và các giảng viên tổ chức tư vấn học tập, phổ biến các qui định, yêu cầu đào tạo đối với sinh viên.

- Tổ chức xây dựng và quản lý việc thực thi chương trình mơn học, đây được cho là yếu tố định hướng cho các hoạt động dạy và học, giúp thầy lập kế hoạch dạy và sinh viên lập kế hoạch học, là công cụ hữu hiệu cho quản lý hoạt động giảng dạy và học tập.

-Quản lý hoạt động dạy của GV gắn liền với quản lí việc thực hiện đề cương môn học theo kế hoạch dạy học.

1.4.4.3. Quản lý việc bồi dưỡng cập nhật cho giảng viên

Tổ chức xây dựng các văn bản hướng dẫn, qui định về xây dựng đề cương chi tiết môn học, kế hoạch dạy học, kiểm tra đánh giá phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền cho tất cả giảng viên, cán bộ về các văn bản pháp qui về đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện hành của trường. Công tác này cần được tổ chức hàng năm vào đầu mỗi năm học.

Đổi mới phương pháp dạy học cần đi liền với việc nâng cao trình độ và nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần cho giảng viên nâng cao trình độ, tham gia các khóa đào tạo cả trong và ngoài nước phải là mục tiêu chiến lược của mỗi nhà trường.

1.4.5. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ

Sinh viên là người tiếp nhận kiến thức nhưng cũng là người chủ động tạo ra kiến thức. Do vậy, phương pháp học thụ động khơng cịn hiệu quả đối

với đào tạo theo tín chỉ. Sinh viên học tập theo sự hướng dẫn , kiểm tra, đánh giá của giảng viên: nghe giảng, thảo luận trên lớp, tự học, tự nghiên cứu, làm bài tập, viết báo cáo, làm việc trong phịng thực hành, thí nghiệm. Nếu sinh viên khơng tích cực, tự giác, chủ động trong phương pháp học của mình thì sẽ khơng thể hồn thành được khối lượng kiến thức mà HCTC yêu cầu và khơng thể kết thúc được q trình học tập. Ở đây, quản lý hoạt động học tập của sinh viên gồm quản lý học tập trên lớp và quản lý học tập ngoài lớp. Quản lý hoạt động học của SV gắn liền với quản lí việc thực hiện các nội dung thực hiện “giờ tín chỉ” trong đề cương mơn học theo kế hoạch dạy học.

1.4.5.1. Quản lý hoạt động học tập trên lớp

Học tập trên lớp bao gồm giờ lý thuyết, seminar, làm việc nhóm, giờ thực hành, tư vấn.

Giờ lên lớp lý thuyết với hình thức thuyết trình là giờ dạy học đặc trưng trong nhà trường, vì đây là một hình thức triển khai dạy học trên lớp với mục tiêu truyền đạt khối lượng kiến thức lý thuyết đến người học để người học lĩnh hội được tính logic, hệ thống của vấn đề thơng qua phần thuyết trình, giảng giải, phân tích, chứng minh, biện luận của giảng viên. Trong bất kỳ phương thức đào tạo nào cũng có giờ seminar mà trong đó các vấn đề của nội dung môn học sẽ được giảng viên giao trước để sinh viên tự nghiên cứu, tìm tịi và tranh luận cơng khai trên lớp. Giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, điều khiển, tổng kết và đánh giá. Tính hiệu quả của giờ lên lớp seminar phụ thuộc vào các yếu tố: nội dung của các vấn đề, cách thức điều khiển của giảng viên, mức độ chuẩn bị và tính tích cực của sinh viên. Làm việc nhóm là hình thức học tập hỗ trợ tích cực q trình tích luỹ kiến thức, kỹ năng mơn học. Lớp học được chia thành các nhóm học tập với số lượng sinh viên hợp lý trong mỗi nhóm. Nội dung, nhiệm vụ học tập được chia thành các vấn đề giao cho các nhóm thực hiện. Tuỳ thuộc vào mục tiêu và nội dung mơn học, các nhóm có thể nhận cùng, hoặc các nhiệm vụ khác nhau và làm việc dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên. Đối với HCTC, đây là loại giờ học rèn

luyện kỹ năng quản lý, lãnh đạo và khả năng chia sẻ kiến thức, vì vậy, việc chỉ đạo làm việc theo nhóm thơng qua biên bản làm việc theo nhóm và sử dụng biên bản làm việc nhóm để phân loại trong việc cho điểm các thành viên của nhóm là rất quan trọng.

1.4.5.2. Quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp

Học đại học gắn với việc tự học, tự nghiên cứu, tuy nhiên, tự học trong HCTC là “tự học bắt buộc”. Mục đích chính của hình thức dạy học này là rèn luyện cho sinh viên khả năng tự nghiên cứu, học hỏi, khả năng độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề với các nguồn tài liệu, kinh nghiệm và kiến thức, kỹ năng được triển khai ở trên lớp. Với triết lý tăng tính chủ động, tích cực của người học trong HCTC, việc tự học, tự nghiên cứu là một hoạt động bắt buộc nhằm đảm bảo sự cân đối hợp lý giữa khối lượng kiến thức và thời gian tiếp xúc trực tiếp giữa giáo viên và sinh viên. Đây được coi là một hình thức dạy học bằng chính các hoạt động học tập của người học. Hoạt động tự học, tự nghiên cứu của sinh viên bao hàm cả 2 công việc: chuẩn bị cho các giờ lên lớp (lý thuyết, seminar, làm việc nhóm, thực hành…) và tự học có hướng dẫn (nghiên cứu, đọc tài liệu, hoàn thành các nhiệm vụ học tập…). Mặc dù thời gian tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp của sinh viên không được thể hiện trong thời khóa biểu của mơn học, nhưng vẫn phải tính thời lượng của các giờ học này trong tổng số thời gian làm việc của họ. Vấn đề này cần được các nhà quản lý quá trình dạy học trong HCTC lưu ý và chỉ đạo quyết liệt.

Tiểu kết chương 1

Đổi mới giáo dục đại học ở nước ta hiện nay có nội dung quan trọng là đổi mới mơ hình đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học sao cho phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo của sinh viên. Mơ hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là mơ hình đào tạo có nhiều lợi thế vì: Phù hợp với xu thế tiến tới một xã hội học tập trong đó lấy việc học tập suốt đời làm nền tảng; Phù hợp với những người lớn tuổi muốn được tiếp tục học tập và mang lợi ích thiết thực cho các sinh viên học tập ngắn hạn; Phù hợp cho việc xây dựng một cơ chế đào tạo tạo điều kiện cho sinh viên làm việc để tiến tới đạt được một văn bằng theo tốc độ và nhịp điệu riêng của họ; Phù hợp với môi trường giáo dục mới trong sự phát triển nhanh chóng về KT-XH và bước đầu hình thành nền kinh tế tri thức trong bối cảnh tồn cầu hóa, trong xã hội bùng nổ thơng tin.

Để quản lý quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại các cơ sở đào tạo đại học cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Những điều kiện này được xác lập dưới sự tác động của cơng tác quản lí trong các trường đại học. Cụ thể là:

1. Tác động đến nhận thức và thái độ của cán bộ, giảng viên và sinh viên về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, hình thành các kĩ năng cần thiết cho các đối tượng để thực hiện đào tạo và quản lí đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

2. Chỉ đạo các khoa đào tạo thiết kế hồn chỉnh chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ và xây dựng các hướng dẫn về đào tạo theo hệ thống tín chỉ. 3. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, cũng như quản lý sinh viên trong quá trình học tập. 4. Chỉ đạo về mặt nhân sự cho các đơn vị đủ năng lực để đáp ứng việc thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)