2.3. Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ
2.3.3. Thực trạng quản lý phương pháp dạy và học khi đào tạo theo học chế
tín chỉ
Việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tiên. Khi bắt đầu triển khai đào tạo theo tín chỉ, một số giảng viên rất nhiệt tình hưởng ứng và vận dụng những phương pháp tích cực vào bài giảng của mình. Song có nhiều giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp dạy học này. Có chăng mới chỉ là thay đổi về mặt hình thức mà chưa có sự thay đổi bản chất cách dạy so với học chế niên chế. Điều này dẫn đến cách dạy của thầy và cách học của trị khơng đảm bảo các mục tiêu dạy học, nhiều kiến thức trong chương trình bị bỏ qua do số giờ lên lớp ít hơn nhiều so với học chế niên chế, dẫn đến chất lượng học tập của sinh viên bị giảm sút.
2.3.3.1. Thực trạng quản lý phương pháp dạy của giảng viên
Qua việc đi dự giờ các khoa, bộ môn cho thấy, phương pháp diễn giải, thuyết trình đã được thay bằng các phương pháp nhằm tích cực hố người học. Tuy nhiên, còn một số giáo viên vẫn chủ yếu dạy theo quán tính cũ với phương pháp truyền thống, chủ yếu là thuyết trình.
Theo HCTC, thời gian học trên lớp đã giảm đi rất nhiều, lượng kiến thức trong mỗi bài học vốn đã nhiều nay càng trở lên nhiều hơn. Điều này gây áp lực không nhỏ cho các giảng viên. Nhiều giảng viên được hỏi cho biết họ khơng có đủ thời gian để truyền đạt hết khối lượng kiến thức cho sinh viên. Điều đó chứng tỏ giảng viên vẫn chưa nắm vững phương pháp dạy học theo tín chỉ. Đối với dạy học theo tín chỉ, giảng viên phải tổ chức, hướng dẫn, định hướng và cung cấp cho sinh viên cách học, cách tư duy để họ chủ động lĩnh hội kiến thức.
Bảng 2.5. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giảng viên Tốt Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu (%)
Việc phổ biến cho sinh viên các thông tin
cần thiết về học phần 80 18 2 0
Mức độ cung cấp các thông tin về học phần cho SV trong đề cương chi tiết học phần
83 14 3 0
Vai trò của đề cương chi tiết trong việc giúp sinh viên chủ động tích lũy kiến thức, kỹ năng
52 25 23 0
Khả năng tự học của sinh viên 31 56 5 8
Công tác quản lý hoạt động tự học của
sinh viên 25 36 32 7
Mức độ đáp ứng về tài liệu học tập cho sinh viên
72 13 8 4
Khả năng tự đánh giá của sinh viên 55 24 7 14
Khảo sát về phương pháp giảng dạy hiện nay, khoảng 80% sinh viên được hỏi xác nhận rằng trong giờ lên lớp, họ được giới thiệu các nội dung cốt lõi của bài học như cấu trúc bài học, hệ thống các khái niệm…Tuy nhiên, khi lên lớp, giảng viên vẫn dành nhiều thời gian cho việc giảng dạy kiến thức hoặc nặng về trình chiếu các bài giảng bằng phần mềm powerpoint. Trong khi đó, các hoạt động học tập đa dạng như thảo luận, làm việc nhóm, làm bài tập trình bày, báo cáo…chỉ với lượng thời gian rất ít ỏi. Các bài tập kiểm tra thường xuyên và định kỳ vẫn được thực hiện theo đúng chương trình mơn học song bài tập cá nhân, bài tập nhóm chưa được phát huy đúng mức.
nghiên cứu. Khoảng 30% sinh viên có khả năng tự học tốt, cịn lại phần lớn sinh viên chưa có thói quen tự học sau giờ lên lớp. Một phần là do giáo viên chưa chỉ dẫn tài liệu tham khảo và phương pháp nghiên cứu các tài liệu đó một cách cụ thể, chi tiết. Chỉ khoảng 25% sinh viên thoả mãn với cách chỉ dẫn của giảng viên để giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu tài liệu tham khảo một cách hiệu quả.
Các nội dung sinh viên được giao tự nghiên cứu hầu như không được báo cáo trước lớp và không được giảng viên đánh giá. Nhiều giảng viên chưa có thói quen làm việc, trao đổi với sinh viên về mơn học ngồi giờ lên lớp hay qua mạng. Nhiều giảng viên đã có sự đầu tư cho môn học bằng việc tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại như máy tính, máy chiếu…trong bài giảng của mình. Việc sử dụng giáo án điện tử với các phương tiện dạy học hiện đại trong giờ học giúp giảng viên tiết kiệm được thời gian ghi chép trên bảng và tạo được sức lôi cuốn, hấp dẫn của bài giảng nhưng một số giảng viên lạm dụng và lệ thuộc nhiều các phương tiện dạy học này làm cho bài giảng mang tính trình diễn, hình thức, khơng đạt được hiệu quả như u cầu.
2.3.3.2. Thực trạng quản lý việc học của sinh viên trong học chế tín chỉ
Nhìn chung, sinh viên vẫn chịu ảnh hưởng bởi lối học thụ động, chủ yếu quan tâm đến những giờ học trên lớp, chưa có ý thức chuẩn bị và xây dựng bài ở nhà mà chủ yếu sinh viên vẫn học theo cách đối phó, học để vượt qua kỳ thi chứ chưa xuất phát từ nhu cầu của chính bản thân nên quản lý việc học của sinh viên theo học chế tín chỉ gặp rất nhiều khó khăn.
Một thực tế hiện nay là sinh viên rất lười đọc sách. Mặc dù sách tham khảo được giảng viên hướng dẫn cụ thể ở từng nội dung bài học nhưng khi được hỏi về việc này, chỉ 5% sinh viên xác nhận thường xuyên đọc. Điều này cũng thể hiện ở tần xuất sinh viên lên thư viện để đọc tài liệu. 77% sinh viên cho rằng, họ thỉnh thoảng có đọc nhưng chỉ một số cuốn sách chuyên ngành khi phải trình bày, báo cáo hay làm bài kiểm tra. 18% sinh viên không bao giờ
đọc tài liệu tham khảo, có những sinh viên suốt 3 năm học cao đẳng chưa từng một lần lên thư viện đọc sách. Khi được hỏi, chỉ 55% sinh viên được hỏi cho rằng thường xuyên thực hiện các vụ học tập giảng viên yêu cầu trên lớp, 15% sinh viên thường xuyên tham gia phát biểu, trình bày các nội dung giảng viên yêu cầu nghiên cứu. Như vậy, số sinh viên tích cực trong lớp rất ít, chỉ tập trung vào một số sinh viên nhất định, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng của giảng viên.
Qua khảo sát thực tế cho thấy, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ rất ít đến thư viện đọc sách. Chỉ khi gần đến đợt thi cuối kỳ, họ mới lên để làm và thi thử các bài kiểm tra trắc nghiệm trên máy. Do vậy, có những đợt thư viện quá tải phải trực thêm ca 3 để đáp ứng nhu cầu sinh viên. Có thể nói, sinh viên chủ yếu vẫn học theo hình thức “chống đối”, học để thi là chính.
Nhìn chung, sinh viên vẫn chưa có thói quen tự học, tự nghiên cứu bài ở nhà. Một phần là do sinh viên lười học, một phần là do đầu vào của sinh viên thấp chủ yếu là những sinh viên dân tộc, vùng sâu, vùng xa…nên việc chuẩn bị thảo luận, làm việc nhóm, hồn thành các bài tập lớn là cơng việc vượt quá khả năng của các em. Một phần nữa là do khả năng tự học của sinh viên chưa tốt, chưa có phương pháp tự học, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề chưa tốt nên mặc dù sinh viên có đọc tài liệu nhưng lại dễ quên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo theo tín chỉ nói chung.
Thực trạng mức độ tham gia và hiệu quả của các hình thức tổ chức dạy và học được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Biểu 2.6. Mức độ tham gia các hình thức tổ chức dạy học
Hình thức tổ chức dạy và
học
Mức độ tham gia Hiệu quả Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không bao giờ (%) Tốt (%) Khá (%) Trung bình (%) Kém (%) Giờ lý thuyết 54 36 6 4 58 21 19 2 Giờ thực hành 48 32 15 5 45 23 26 6
Giờ thảo luận 17 34 45 4 43 23 25 9
Giờ làm việc
nhóm 15 38 42 5 29 17 31 23
Giờ tự học, tự
nghiên cứu 11 22 54 13 13 17 28 42
Qua khảo sát cho thấy, hình thức tổ chức dạy và học phổ biến hiện nay là giờ lý thuyết, tiếp theo đó là giờ thực hành, giờ thảo luận và giờ làm việc nhóm. Theo lý thuyết về đào tạo theo tín chỉ, giờ tự học, tự nghiên cứu đóng vai trị hết sức quan trọng nhưng thực tế hình thức này chưa được tổ chức hợp lý. Có đến hơn 60% sinh viên được hỏi thỉnh thoảng hoặc chưa bao giờ tham gia “giờ tự học, tự nghiên cứu”. Đây là một thực trạng cần lưu ý trong việc quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thứ bậc trong xếp hạng về hiệu quả triển khai các hình thức tổ chức dạy và học đã chỉ rõ sinh viên lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất thông qua “giờ lý thuyết” và “giờ thảo luận”. Sinh viên cũng đánh giá cao hiệu quả của “giờ thực hành” do tính thực tiễn của nó mang lại. Do vậy, cần phải có các biện pháp tăng số lượng giờ học này hơn nữa. Ngược lại, hiệu quả của “giờ học nhóm” khơng được đánh giá cao do cách tổ chức giờ học này chưa hợp lý, chưa huy động được sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm.
cả về số lượng và chất lượng của giờ tự học, tự nghiên cứu để phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.