Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳn gY tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 70 - 86)

Phú Thọ

3.2.1. Biện pháp 1

Đổi mới tư duy cho cán bộ, giảng viên và sinh viên về đào tạo theo học chế tín chỉ:

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp:

Để có thể hiện thực hóa được những yếu tố tích cực của quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, nhà trường cần phải có các biện pháp tích cực để tun truyền, bồi dưỡng những hiểu biết, tri thức, kỹ năng cần thiết nhằm thay đổi nhận thức về quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ cho các chủ thể tham gia trực tiếp q trình này, đó là cán bộ quản lý, sinh viên và giảng viên. Vấn đề cốt lõi của việc thay đổi nhận thức này là thầy phải thay đổi cách dạy, trò phải thay đổi cách dạy và nhà trường phải thay đổi cách quản lý. Làm tốt công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên là cách tạo sự đồng thuận và biến quyết tâm của lãnh đạo thành ý thức thực hiện của những người tham gia vào q trình đào tạo theo học chế tín chỉ.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Nhà trường cần phải tiến hành bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho toàn thể các cán bộ, giảng viên và sinh viên để chuẩn bị tốt cho quá trình triển khai dạy và học theo học chế tín chỉ. Cần tạo ra được sự đồng thuận sâu sắc giữa các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền và toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên của nhà trường trong việc quyết tâm chuyển đổi sang phương thức đào tạo theo tín chỉ.

- Trước hết lãnh đạo nhà trường cần có sự thống nhất cao về nhận thức xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể kèm theo các chủ trương, Nghị quyết để thực hiện lộ trình đó và chỉ đạo triển khai một cách quyết liệt.

- Tạo được sự nhất trí ở tất cả các cấp được thể hiện qua các Nghị quyết của Đảng uỷ, các văn bản chỉ đạo của Ban giám hiệu, các văn bản hướng dẫn

triển khai của các phòng, ban, khoa…Đặc biệt là sự cam kết thực hiện của lãnh đạo, cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên toàn trường.

- Tiếp đó, các phịng ban chức năng và các khoa chuyên môn lên kế hoạch và chương trình hành động cụ thể ở đơn vị mình để triển khai các Nghị quyết của Đảng uỷ và chỉ đạo của Ban giám hiệu.

- Trực tiếp giải đáp các thắc mắc thông qua việc mời các chuyên gia tư vấn đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận, đặc biệt, các thành phần tham gia phải vào cuộc thường xuyên và bám sát lộ trình chung của toàn trường và kế hoạch hành động riêng của bộ phận mình.

- Đồn thanh niên, hội sinh viên, lớp học là những tổ chức đắc lực giúp cho nhà trường tuyên truyền, phổ biến cụ thể về các nội dung liên quan đến phương thức đào tạo theo tín chỉ tới từng sinh viên để tồn thể sinh viên nhà trường hưởng ứng và thực hiện tốt lộ trình chuyển đổi của khoa mình.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho giảng viên để nâng cao nhận thức về các yếu tố tích cực của học chế tín chỉ, về vai trị, mục đích, ngun tắc của việc đổi mới q trình đào tạo theo học chế tín chỉ; từ đó vận dụng tích cực và hiệu quả nội dung đó vào cơng việc của mình. Giảng viên phải nắm vững các quy định mới trong quá trình dạy học theo học chế tín chỉ nhằm đảm báo tính pháp lý trong đào tạo, tính khách quan trong đánh giá sinh viên và chủ động trong các hoạt động chuyên môn.

- Tổ chức mời chuyên gia hướng dẫn cách xây dựng đề cương lên lớp theo yêu cầu mới và cách thức triển khai các phương pháp dạy học phù hợp với mục đích chuyển từ "dạy nội dung" là chủ yếu sang "dạy phương pháp" tìm kiếm và vận dụng kiến thức được coi trọng, tức là tăng cường cách dạy theo tiếp cận phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực học tập của sinh viên để chiếm lĩnh nội dung dạy học.

- Đối với sinh viên: Để bồi dưỡng nhận thức về quá trình dạy học theo tín chỉ cho sinh viên, bên cạnh việc tuyên truyền, quảng bá về phương pháp

đào tạo mới này, nhà trường cần trang bị cho họ những kỹ năng học tập cần thiết, cách học hiệu quả. Vào đầu các khoá tuyển sinh, nhà trường nên tổ chức các đợt tập huấn về cách học phù hợp với yêu cầu của học chế tín chỉ cho sinh viên. Những bài học về: Làm thế nào để quản lý thời gian học tập một cách hiệu quả? cách sử dụng đề cương chi tiết môn học? luôn là những điều sinh viên cần. Qua đó, sinh viên xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập. Ngoài các bài giảng về chuyên môn, những bài học về phương pháp học tập cần đưa vào chương trình chính thống, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi này nhằm thay đổi nhận thức, tư duy cho cả một thế hệ sinh viên.

- Đối với cán bộ quản lý cấp khoa, bộ môn: Thông qua tập huấn trực tiếp hoặc cung cấp tài liệu để họ tự trang bị các kiến thức liên quan đến:

+ Các đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ nói chung, q trình dạy học theo các yêu cầu của phương thức đào tạo này và kỹ thuật triển khai.

+ Các đặc điểm hoạt động trong dạy và học phù hợp với yêu cầu của học chế tín chỉ đối với các đối tượng tham gia quá trình dạy học để chỉ đạo triển khai cho đúng.

- Đối với đội ngũ giảng viên: Thông qua các đợt tập huấn hoặc vừa làm vừa rút kinh nghiệm qua sinh hoạt chuyên môn để:

+ Nắm vững các yêu cầu và cách thức thực hiện hoạt động dạy và kiểm tra đánh giá phù hợp với dạy học theo học chế tín chỉ.

+ Có kỹ năng triển khai đúng các yêu cầu của các hình thức tổ chức dạy học theo tín chỉ.

+ Biết cách tổ chức hoạt động học và tư vấn cho sinh viên theo yêu cầu của đề cương môn học.

- Đối với sinh viên: Thông qua các đợt phổ biến kinh nghiệm học hiệu quả trong học chế tín chỉ hay các diễn đàn trao đổi kinh nghiệm học tập giúp họ:

+ Nắm vững các yêu cầu và cách thức thực hiện hoạt động học và kiểm tra- đánh giá phù hợp với đào tạo theo học chế tín chỉ để phát triển khả năng của mình.

+ Biết cách học phù hợp với yêu cầu của đề cương môn học và tận dụng vai trị của đề cương mơn học để lập kế hoạch học tập cho bản thân.

+ Tự xây dựng cho mình động cơ và kế hoạch học tập phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và năng lực của mình.

3.2.2. Biện pháp 2

Chỉ đạo nâng cao chất lượng cơng tác xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch đào tạo đáp ứng yêu cầu của học chế tín chỉ

3.2.2.1 Mục đích của biện pháp

Trên cơ sở tác động đến các yếu tố cũng như các thành tố cấu trúc của quá trình đào tạo theo yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ, thì cơng tác xây dựng chương trình và nội dung đào tạo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc đổi mới tiếp cận nhằm xác định mục tiêu đào tạo của nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thành lập ban nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo theo yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ

Thành lập ban nghiên cứu phát triển chương trình bao gồm các thành viên: Hiệu trưởng, Trưởng Phòng đào tạo, Trưởng các khoa bộ môn và chuyên gia có kinh nghiệm về đào tạo theo hệ thống tín chỉ ngồi trường. Mục tiêu hoạt động của Ban là thực hiện các nghiên cứu lí luận và thực tiễn để xây dựng chương trình đào tạo và nội dung đào tạo nhằm làm cho chương trình đào tạo và nội dung đào tạo tinh giản hơn, tích hợp hơn, hiệu quả hơn đáp ứng đúng các yêu cầu của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Vậy Ban nghiên cứu phát triển chương trình được thành lập với các nhiệm vụ chính sau:

- Xác định số tín chỉ cho từng chương trình đào tạo cụ thể. - Xác định số tín chỉ cho các khối kiến thức.

- Thiết kế chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ - Giảm số lượng các môn học.

- Nghiên cứu tính tích hợp giữa nội dung của các mơn học.

- Cần xác định rõ mục tiêu môn học và công cụ, phương pháp đánh giá mục tiêu dạy học môn học.

- Tập trung chỉ đạo các bộ môn hồn thiện chương trình đào tạo được chuyển đổi từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo TC.

Ngoài ra, Ban nghiên cứu nghiêm túc chỉ đạo bộ môn hướng dẫn giáo viên thực hiện tốt công tác biên soạn bộ đề cương chi tiết các môn học trong đó ghi đầy đủ nội dung của học phần với các chương mục, mục đích, yêu cầu của mơn học, hình thức thi, cách đánh giá kết quả học tập của sinh viên, giáo trình chính và các tài liệu tham khảo… Đề cương chi tiết mơn học đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình dạy học theo tín chỉ, đó là cơng cụ để đảm bảo "tính thống nhất trong đa dạng" của hoạt động dạy- học theo học chế tín chỉ. Do vậy, tiêu chí để xây dựng đề cương mơn học là cung cấp thông tin đầy đủ nhưng quá khuôn mẫu và cứng nhắc để phát huy được tính sáng tạo trong từng bài giảng, của từng giảng viên. Các đề cương chi tiết học phần này được công bố cho sinh viên vào đầu mỗi học kỳ, giúp cho sinh viên chủ động trong việc tham khảo tài liệu, chuẩn bị lên lớp, tự học và thi,…; về phía Trường thì thơng qua các đề cương này có thể quản lý nội dung giảng dạy, nhất là đối với mơn học có nhiều giảng viên cùng tham gia giảng dạy.

Trong xây dựng nội dung chương trình giảng dạy cần chú ý xu hướng giảm bớt tính hàn lâm và tăng kỹ năng thực hành (tăng số giờ thực hành, thảo luận, xêmina, tự học của sinh viên hoặc tự nghiên cứu tài liệu…). Điều này giúp sinh viên đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công việc sau khi ra trường.

Tăng cường các môn học tự chọn

Gia tăng số lượng các môn học tự chọn nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chọn lựa các môn học thực sự cần thiết cho việc nghiên cứu của mình trong tương lai, cũng để làm cho chương trình đào tạo trở nên phong phú,

mềm dẻo hơn. Sau một thời gian vận hành chương trình đào tạo mới và cũng phải cương quyết loại bỏ những mơn học mà sinh viên ít đăng ký học.

Cần thiết kế chương trình đào tạo để đưa các mơn học tự chọn vào các học kỳ đầu của khóa học. Mỗi học kỳ chỉ quy định bắt buộc một số mơn học và một số tín chỉ nào đó, cịn lại đưa các mơn học tự chọn cho các sinh viên chọn lựa.

Xác định số lượng, nội dung các đợt thực tập, luận văn tốt nghiệp

Vấn đề này cần thực hiện theo hướng + Tăng số lượng các đợt thực tập.

Khi thực hiện việc cải tiến chương trình đào tạo và nội dung đào tạo cần chú ý cân đối tỷ lệ giữa các phần lí thuyết, bài tập, thực hành, thí nghiệm,… tức là các dạng hoạt động khác nhau trong việc học tập theo hệ thống tín chỉ.

+ Với thực tập tốt nghiệp nên cân nhắc giữa hai phương án: 1/ Phương án thực tập tập trung trong 8 tuần; 2/ Phương án 8 tuần thực tập rải đều trong học kỳ.

+ Gắn nội dung thực tập với các nội dung chính của chương trình đào tạo, tăng cường hiệu quả của các kì thực tập.

3.2.3. Biện pháp 3

Đổi mới phương pháp dạy và học theo yêu cầu của đào tạo theo

học chế tín chỉ

Việc lựa chọn phương pháp dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và bám sát nội hàm của khái niệm tín chỉ. Đổi mới phương pháp dạy và học được xem là một biện pháp mang tính đột phá trong q trình triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ.

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Biến yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đối với giảng viên trở thành phong trào đổi mới phương pháp dạy học sâu rộng trong tồn trường thơng qua đó cũng nâng cao vai trị của giảng viên trong hoạt động giảng dạy.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy của giảng viên:

Đổi mới phương pháp dạy học là hết sức cần thiết và quan trọng trong hệ thống đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các trường đại học nói chung và ở trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ nói riêng. Về mặt lý thuyết, có thể khẳng định, phương pháp dạy học theo học chế tín chỉ khơng có gì khác biệt so với phương pháp dạy học truyền thống bởi lẽ dạy học dạy học ở bậc cao đẳng, đại học là dạy cách nghiên cứu nội dung, dù là phương pháp dạy họ nào cũng phải đảm bảo đáp ứng mục tiêu đào tạo của giáo dục đại học là tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Nhưng do đặc điểm của dạy học theo học chế tín chỉ là lấy việc học làm trung tâm nên phương pháp dạy học thích hợp nhất là các phương pháp dạy học tích cực trong đó giảng viên làm tốt vai trị hướng dẫn, cố vấn, hỗ trợ kịp thời cho quá trình tự tích lũy nội dung học tập theo yêu cầu của môn học. Một số cải tiến cụ thể cấn lưu ý đối với giảng viên khi lên lớp trong đào tạo theo học chế tín chỉ:

- Trước giờ lên lớp:

Khi bắt đầu một môn học, giảng viên cần giới thiệu và cung cấp cho sinh viên đề cương của mơn học. Qua đó: sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu dể thực hiện đợc các mục tiêu của môn học. giảng viên cần phải tuân thủ theo đúng kế hoạch trong đề cương và yêu cầu sinh viên nghiêm túc thực hiện đề cương này.

- Trong giờ dạy trên lớp:

+ Phương pháp dạy học chủ yếu là nêu và giải quyết vấn đề, giảm tỷ lệ thuyết trình lên lớp, hình thành cho sinh viên năng lực trao đổi, thảo luận, tranh luận, lập dề cương, báo cáo.

+ Giảng viên không thuyết giảng tất ca mọi điều theo trình tự chương, mục như trong giáo trình mà thay vào đó là việc chọn giảng những chủ đề có

tính chất lập luận, suy diễn, tổng hợp dể luyện cho sinh viên phương pháp tư duy, các nội dung khác chỉ cung cấp thông tin và gợi mở các vấn đề, bài tập để sinh viên tự học, tự giải quyết.

+ Giảng viên cần hướng dẫn sinh viên cách tìm kiếm và lựa chọn thơng tin liên quan đến môn học trong các tài liệu tham khảo và trên mạng internet. Cần loại bỏ việc nhồi nhét và áp đặt thông tin, đưa ra thông tin một chiều với những phân tích phiến diện.

+ Bồi dỡng cho sinh viên năng lực kết hợp lý thuyết với thực tiễn. Khuyến khích sinh viên ln tự đánh giá trình độ của mình cả về lý thuyết và thực hành bằng cách tìm hiểu các tài liệu khác ngồi bài học, giải thích các hiện tượng thực tế, giải quyết các vấn đề thực tiễn dưới góc độ khoa học.

+ Triển khai việc cho sinh viên đánh giá hiệu quả dạy của bài học, môn học để giúp giảng viên điều chỉnh cách dạy của mình theo hướng đề cao vai trị chủ động, tích cực học tập của sinh viên.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng một cách hợp lý. Trong khi giảng bài, giáo án điện tử, phần mềm hỗ trợ (powerpoint,...), các thiết bị kỹ thuật chỉ là những công cụ để tổ chức trao đổi, giao tiếp giữa người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo tại trường cao đẳng y tế phú thọ theo học chế tín chỉ (Trang 70 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)