2.4.1. Kết quả đạt được
- Tập thể cán bộ, giảng viên nhà trường quyết tâm thực hiện chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới về đổi mới đào tạo. - Bước đầu triển khai đào tạo theo tín chỉ ở bậc cao đẳng chính quy tiến tới thực hiện ở tất cả các hệ, các phương thức đào tạo trong toàn trường.
- Sinh viên chủ động lựa chọn môn học, lớp học cũng như chủ động thực hiện kế hoạch học tập của mình, chủ động trao đổi việc học với cố vấn học tập và giảng viên.
- Sinh viên đã và đang từng bước thích ứng dần với sự thay đổi về phương thức đào tạo mới này.
2.4.2. Một số bất cập trong quá trình triển khai
- Việc đào tạo theo tín chỉ hiện nay mới chỉ là sự thay đổi ’cơ học’ cách dạy của giảng viên cũng như cách học của sinh viên, chưa đạt được những tư tưởng chủ đạo, ưu việt của quá trình đào tạo theo tín chỉ là ‘cá nhân hố hoạt động học tập của sinh viên’
- Chương trình đào tạo còn nhiều điểm chưa hợp lý, cắt giảm giờ giảng trên lớp nhưng lại chưa có phương pháp dạy và học phù hợp và hiệu quả để truyền tải và tích luỹ kiến thức.
- Chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý đào tạo và quản lý sinh viên theo hệ thống tín chỉ, cả ở cấp Ban Giám hiệu cho đến các phòng ban chức năng, các đơn vị giảng dạy, các đơn vị phục vụ giảng dạy.
- Thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ địi hỏi phải có đồng bộ hệ thống các Quy chế, nhất là các quy chế/quy định về đào tạo và quản lý sinh viên. Trong thực tiễn, nhà trường mới triển khai đào tạo theo tín chỉ được 3 năm, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng, những khuôn mẫu cứng nhắc của nền giáo dục hiện tại nên chưa tạo được nhiều thuận lợi cho sinh viên theo đúng những đặc điểm của phương thức đào tạo này.
- Sinh viên chưa quen với phương thức đào tạo theo tín chỉ do những điều kiện chủ quan và khách quan và do dịch vụ hỗ trợ đào tạo của trường chưa đáp ứng kịp so với yêu cầu.
- Đội ngũ GVCN- cố vấn học tập chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho người học.
2.4.3. Nguyên nhân của những bất cập khi triển khai đào tạo theo tín chỉ
- Về mặt nhận thức: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên chưa có đầy
đủ nhận thức, kỹ năng để quản lý và thực hiện đúng việc triển khai các đặc điểm của đào tạo theo tín chỉ trong điều kiện cụ thể của trường mình.
- Về các điều kiện triển: Các điều kiện hỗ trợ đào tạo theo tín chỉ như
phương tiện, điều kiện cho việc tổ chức các hình thức dạy học như đội ngũ giảng viên, hệ thống văn bản pháp quy, phòng học, học liệu, phần mềm quản lý đào tạo... chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu.
- Về việc triển khai các thành tố của quá trình dạy học: Việc đổi mới phương pháp dạy và học vẫn còn hạn chế. Nhiều giảng viên chưa biết xây dựng đề cương chi tiết môn học và quản lý đề cương theo đúng yêu cầu của học chế tín chỉ.
Qua nghiên cứu thực trạng, để chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ địi hỏi sự quyết tâm cao độ của tập thể nhà trường với rất nhiều khó khăn, thử thách. Có những vấn đề chúng ta có thể tìm cách khắc phục được ngay nhưng cũng có những vấn để mang tính vĩ mơ địi hỏi phải nỗ lực, kiên trì và phải có lộ trình để thực hiện.
Tiểu kết chương 2
Việc áp dụng đào tạo theo hệ thống tín chỉ cần được các nhà trường thực hiện một cách mềm dẻo, linh hoạt theo đúng ý nghĩa nội hàm của nó tùy theo hồn cảnh của mỗi mơi trường đào tạo nhưng đều phải đảm bảo các yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trên cơ sở khảo sát, phân tích về các thực trạng trên, trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ đã gặp phải khơng ít khó khăn khi áp dụng, chuyển đổi mơ hình đào tạo từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo
theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên trước yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường đã mạnh dạn xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đáp ứng phần nào về nhu cầu thực tiến phù hợp với hoàn cảnh riêng của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng quá trình quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ. Cụ thể là:
- Nhà trường đã bổ sung, hoàn chỉnh các quy định, hướng dẫn đào tạo theo HTTC cho phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở nhận thức đúng đắn bản chất của đào tạo theo học chế tín chỉ. Đồng thời, quán triệt những vấn đề cơ bản, cốt lõi trong đào tạo theo hệ thơng tín chỉ cho cán bộ, giảng viên, sinh viên.
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh khung chương trình và chương trình chi tiết, thống nhất số lượng học phần, số lượng tín chỉ nhằm tăng khả năng liên thơng giữa các ngành, các hệ đào tạo.
- Đẩy mạnh các sinh hoạt chuyên môn tập trung vào vấn đề tổ chức dạy học như: Đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên và bồi dưỡng phương pháp tự học, nghiên cứu đối với sinh viên.
- CSVC kỹ thuật của trường được quy hoạch, xây dựng khá đồng bộ và
kiên cố. Hệ thống phòng học, nhà xưởng, phịng thí nghiệm, … khơng ngừng được nâng cấp đáp ứng đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
- Trong công tác quản lý sinh viên, nhà trường rất quan tâm đến chế độ,
chính sách học tập và cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu giải trí cho sinh viên. Trong thực tiễn, nhà trường mới triển khai đào tạo theo tín chỉ được 3
năm, lại chịu ảnh hưởng của những tư tưởng, những khuôn mẫu cứng nhắc của nền giáo dục truyền thống nên chưa tạo được nhiều thuận lợi cho sinh viên theo đúng những đặc điểm của phương thức đào tạo này và mục đích đề ra của hệ thống tín chỉ chưa được hiện thực hóa triệt để. Góp phần cải thiên tình hình nêu trên, chúng tơi tiếp tục nghiên cứu các biện pháp ở chương 3.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ PHÚ THỌ