2.3. Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ
2.3.4. Thực trạng quản lý học sinh sinh viên khi đào tạo theo học chế tín chỉ
2.3.4.1. Công tác quản lý học sinh- sinh viên
Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ luôn xác định muốn thực hiện được mục tiêu đào tạo thì hoạt động quản lý HS-SV là việc hết sức quan trọng và cần thiết bởi mục tiêu đó ln hướng về người học, nằm ở người học. Các phòng chức năng và các khoa phối hợp quản lý HSSV về học tập và các hoạt động khác.
Từ khi bắt đầu nhập trường, phòng Đào tạo và phịng Cơng tác HSSV đã phối hợp kiểm tra, giám sát và lưu trữ hồ sơ gốc và các thông tin cần thiết về HSSV (đặc biệt phải cung cấp số điện thoại của gia đình, bố mẹ cho phịng Cơng tác HSSV để liên lạc khi cần). Sau đó phịng Cơng tác HSSV nắm trọng trách quản lý chung trên cơ sở học sinh đã được phân về các lớp có giáo viên chủ nhiệm- cố vấn học tập thường xuyên bám lớp tìm hiểu tâm tư, hồn cảnh các em và có những điều chỉnh kịp thời với những hoạt động tập thể hoặc vấn đề cá nhân khi cần thiết.
HSSV được học tập nội quy, quy chế và truyền thống nhà trường ngay từ đầu khóa để các em hiểu biết và có những ứng xử phù hợp, đúng quy định trong mọi hoạt động đồng thời các em thấy tự hào, tin tưởng, có ý thức phấn đấu xứng đáng với truyền thống nhà trường. HSSV ngoài việc học tập chun mơn cịn được giáo dục về đạo đức, pháp luật thông qua giảng dạy chính khóa, kết hợp giáo dục và học tập nghị quyết, các văn bản pháp luật mới.
Nhà trường thường xuyên có những hoạt động thể thao, văn nghệ để tạo sân chơi lành mạnh cho các em. Những “ Hội thao” với các mơn thi đấu: bóng bàn, bóng chuyên, cầu lông, cờ tướng, kéo co và các giải “Tiếng hát sinh viên”, “Sinh viên thanh lịch” “rung chuông vàng”… thường được tổ chức vào các ngày lễ trong năm tạo ra khơng khí, phong trào sơi nổi, hào
hứng trong tồn trường. Buổi chiều sau giờ học sân trường đơng ngịt HSSV chơi thể thao cùng với các giáo viên nhà trường. Các em còn tham gia giao lưu, thi đấu tại địa phương, khu vực và đều đạt giải cao về bóng bàn, bóng chuyền, chạy việt dã, bóng đá…
Mỗi tháng ít nhất hai lần giáo viên chủ nhiệm lên lớp sinh hoạt nhằm chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nhắc nhở kịp thời phối hợp với việc liên hệ với phụ huynh để uốn nắn các em, đặc biệt với những học sinh hay nghỉ học không phép ham chơi bời. Rất nhiều giáo viên gắn bó, sống tình cảm và gần gũi với học trò. Mỗi quý một lần, nhà trường tổ chức buổi sinh hoạt, trao đổi ký kiến giữa Ban giám hiệu, các phòng, ban, khoa và sinh viên toàn trường nhằm nắm bắt tình hình sinh viên và có những điều chỉnh kịp thời.
Nhờ việc quản lý và giáo dục chặt chẽ, cơ bản HSSV có ý thức tốt, nghiêm túc chấp hành nội quy, quy chế nhà trường khơng có em nào vi phạm ở mức vi phạm pháp luật. Trong trường chưa bao giờ có hiện tượng HSSV có hành vi hỗn láo, vơ lễ với thầy cô giáo hoặc đánh, cãi chửi nhau, nghiện ngập. Đây là một thành tích rất đáng được ghi nhận.
Bên cạnh những kết quả và tiến bộ trong quản lý HSSV thì cịn vấp phải những tồn tại nhất định. Số sinh viên ở trong ký túc xá ít, chủ yếu bên ngồi nên việc quản lí sinh viên ngồi giờ trên lớp gặp rất nhiều khó khăn. Bên ngồi xã hội có nhiều tệ nạn dễ ảnh hưởng đến HSSV, nặng nề nhất là nạn cờ bạc, số đề, trò chơi điện tử làm các em sa đà, mải chơi, nợ nần. Do còn trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm cuộc sống nếu nhà trường, gia đình lơ là các em dễ bị cám dỗ. Một số GVCN- cố vấn học tập chưa thực sự bám lớp nên đã có học sinh ham chơi, nợ nần phải nghỉ học, có em kết thúc phần học lý thuyết đi thực tập cịn nợ tới 10-15 mơn. Có em gặp hồn cảnh khó khăn về vật chất hoặc vướng mắc về tinh thần nhiều khi chưa được quan tâm giải quyết phù hợp.
2.3.4.2 Công tác tư vấn và hỗ trợ sinh viên lập kế hoạch học tập
Phổ biến thông tin để sinh viên lựa chọn môn học:
Phịng đào tạo có trách nhiệm biên tập và phát hành cuốn “Sổ tay sinh viên” trong đó ghi rõ: Các quy định chung; các điểm cần lưu ý khi đăng kí mơn học theo từng học kì của năm học; Số hóa các lớp mơn học theo nhóm và thời khóa biểu các lớp cố định và các lớp tự do.
Sổ tay SV được phát và đăng tải trên trang web của nhà trường, nhưng việc ban hành này thường chậm hơn so với lịch học của SV nên việc tìm hiểu và lựa chọn mơn học của SV còn chậm trễ và bị động.
Tổ chức tư vấn cho SV lựa chọn môn học
GVCN- Cố vấn học tập có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên lựa chọn các môn học phù hợp với khả năng của mình và đảm bảo hồn tất được trong thời gian quy định các mơn học của nhóm ngành và ngành đã chọn. GVCN- cố vấn học tập cần nắm chắc các thông tin về đào tạo để tư vấn, hướng dẫn sinh viên đăng ký. Tuy nhiên, một số giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều về đào tạo tín chỉ nên việc tư vấn cho sinh viên chưa tốt.
Tổ chức đăng kí mơn học cho SV
Sau khi tìm hiểu về học phần các môn học được đăng kí trong học kì, cũng như các mơn học tiên quyết, mơn học bắt buộc, phịng đào tạo và GVCN- cố vấn học tập sẽ phối hợp tổ chức cho SV đăng kí mơn học theo một quy trình như sau:
- Tổ chức cho SV nhận phiếu đăng kí mơn học từ GVCN- cố vấn học tập. - CVHT duyệt phiếu đăng kí của SV.
- Phịng đào tạo kiểm duyệt tất cả các phiếu đăng kí mơn học của SV. Trong quá trình này, GVCN- cố vẫn học tập vẫn còn chậm trễ trong việc tổ chức sinh viên đăng ký, có giáo viên vẫn chưa kiểm duyệt sát sao phiếu đăng ký của sinh viên, họ chỉ ký cho đủ chữ ký chứ chưa chú ý đến việc hướng dẫn sinh viên đăng ký tiến độ nhanh hay chậm cho phù hợp với học lực của học sinh.
Hướng dẫn phương pháp tự học và tự nghiên cứu cho sinh viên
Mơ hình đào tạo theo học chế tín chỉ vừa giúp sinh viên rèn luyện tính chủ động trong học tập nhưng cũng địi hỏi tinh thần tích cực trong quá trình học tập của mình. Nhưng qua khảo sát, một vấn đề đáng lưu tâm là tính chủ động của SV rất thấp. Họ không quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin của nhà trường. Nhiều sinh viên không biết trường sẽ tổ chức những môn học nào, kế hoạch học tập ra sao? Ở trường vẫn xảy ra tình trạng sinh viên nhờ bạn đăng ký hộ hay đăng ký theo “phong trào”… Do vậy, nhà trường cần có đội ngũ cố vấn học tập kinh nghiệm trực tiếp tham gia nhằm hướng dẫn SV về phương pháp học tập (tự học, tự nghiên cứu,…) để họ chủ động với kế
hoạch học tập của mình hơn.
2.3.4.3. Quản lý hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập là nhiệm vụ trọng tâm của học sinh –sinh viên trong nhà trường. Hoạt động học tập giúp HSSV lĩnh hội được tri thức khoa học, kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp mà đích của nó là hướng vào việc làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó cần sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy cô giáo đồng thời rất cần quản lý tốt hoạt động học tập của HSSV để các em tự giác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng kỹ xảo trong thực hành nghề nghiệp tiến tới biết vận dụng các tri thức đã học vào cuộc sống lập thân, lập nghiệp và cống hiến cho xã hội.
Việc quản lý hoạt động học tập của HSSV được các phịng, khoa cùng phối hợp thực hiện. Khi đã có trích ngang các thơng tin lúc nhập trường thì kế hoạch phân lớp và giáo viên chủ nhiệm được thực hiện. Ngay sau đó các em được làm thẻ HSSV, trên thẻ ấn định mã số của từng người và đưa vào sổ lên lớp của phòng Đào tạo và sổ quản lý tại phịng Cơng tác HSSV. Khi đến trường HSSV buộc phải mang thẻ để vào lớp, đi thi và tham gia các hoạt động
khác. Các buổi học việc quản lý sĩ số thông qua lớp trưởng điểm danh trước khi vào lớp và được giảng viên dạy trực tiếp xác nhận, đây là cơ sở để làm điều kiện thi và cho điểm chuyên cần của học phần. Điều kiện thi thực hiện đúng quy chế, còn điểm chuyên cần được tính bằng 20% trọng số điểm học phần với các tiêu chí: đi học đầy đủ , chấp hành nội quy, hiệu quả đóng góp ý kiến xây dựng bài. Nhờ quản lý chặt chẽ bằng quy chế, tính điểm nên HSSV đi học nhìn chung là đầy đủ. Nạn đi học muộn, bỏ học, nghỉ tự do, đặc biệt trốn giữa giờ (sau giải lao) được hạn chế tối đa. Một số học sinh rất tích cực, sơi nổi tham gia xây dựng bài.
Kết quả thi, tổng kết điểm được các khoa, phịng khảo thí làm công khai, rõ ràng trực tiếp gửi đến các phụ huynh theo từng học kỳ. Vì HSSV chủ yếu trọ học bên ngoài nên nhà trường có phối hợp với địa phương để tăng cường an ninh trật tự tạo sự an tâm, tin tưởng cho các em học tập. Phịng Cơng tác HSSV kết hợp với các giáo viên chủ nhiệm đột xuất kiểm tra việc tự học tại một số điểm trọ, thông báo ngay những thông tin cần thiết về cho các phụ huynh để kết hợp quản lý và uốn nắn những hành vi lệch lạc của HSSV.
Tuy nhiên, sinh viên vào trường đầu vào thấp, chủ yếu xét tuyển nên nhận thức cịn hạn chế, có nhiều em thuộc dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa khi tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành gặp nhiều khó khăn nên kết quả học tập chưa cao. Trên lớp có những giáo viên giảng bài chưa nhiệt huyết, thu hút, quản lý cịn lỏng lẻo, chưa động viên tích tích cực của người học nên tình trạng HSSV cịn lười nhác, học chỉ mang tính chống đối, không ghi chép chỉ tranh ngồi cuối lớp làm việc riêng , thường xuyên ngủ gật vẫn diễn ra. Việc giáo dục ý thức động cơ học tập cho HSSV chưa được quan tâm đúng mức nên có những học sinh khi thi cử lại trơng chờ quay cóp bài, học tập đối phó với các kì thi. Kỹ năng giao tiếp của HSSV còn kém nhất là giao tiếp với bệnh nhân, mặc dù đây là một môn đã được học.
Lượng HSSV đông lại ở ngoại trú nên quản lý việc học cũng gặp nhiều khó khăn. Ngồi việc học trên lớp việc tự học phụ thuộc lớn vào tinh thần tự
giác của chính người học. Quan khảo sát cho thấy, 11% sinh viên đánh giá tốt việc quản lý tự học của sinh viên, 52% sinh viên đánh giá ở mức trung bình, 19% đánh giái ở mức yếu. Đây là môt công việc rất khó đối với GVCN- cố vấn học tập. Một số GVCN- CVHT do chưa thực sự tích cực, trách nhiệm nên khơng bao qt được tình hình chung của HSSV. Mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương chưa thực sự chặt chẽ, vẫn có hiện tượng va chạm HSSV với thanh niên bên ngồi, an ninh trật tự vẫn có bất ổn. Sự kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với gia đình khơng thường xuyên, nhiều khi các em nghỉ học nhiều, kết quả kém rồi mới biết.
Có một bộ phận nhỏ học sinh gia đình có điều kiện kinh tế, do động cơ không đúng đắn nên lười học, muốn điểm cao nên khi thi thường nhờ vả, chạy chọt ảnh hưởng đến cả những đối tượng khác, nhà trường đã kiên quyết giáo dục, xử lý.
Thực trạng công tác quản lý sinh viên được thể hiện qua bảng điều tra sau:
Bảng 2.7. Bảng điều tra công tác quản lý sinh viên
Tốt (%) Khá (%) Trung bình(%) Yếu (%)
QL chung hoạt động của HS-SV 15 28 49 18
Quản lý giờ tự học của HS –SV 11 18 52 19
Thực hiện chế độ cho HS – SV 51 25 15 9
Quản lý nề nếp sinh hoạt tập thể và hoạt
động đoàn thể của sinh viên 59 22 12 7
Cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt và
vui chơi giải trí cho HS – SV 85 8 5 2
Như vậy, cơng tác quản lý sinh viên vẫn cịn nhiều bất cập, đặc biệt đối với phương thức đào tạo tín chỉ thì việc quản lý này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn tới nhằm mục tiêu cuối cùng là phát huy tính tự chủ của sinh viên trong việc tiếp cận tri thức khoa học.
2.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ
Trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, xây dựng cơ sở vật chất (CSVC) là cơng tác rất quan trọng, nó là yếu tố đảm bảo cho tồn bộ q trình tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ được triển khai có hiệu quả. Có thể nói: mức độ phát huy tính ưu việt hơn hẳn của đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một trường đại học, cao đẳng cuối cùng phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của trường đó. CSVC ở đây được hiểu là những điều kiện đảm bảo để tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: hệ thống các phòng học, phòng chuyên đề, phịng hội thảo, hệ thống các phịng thí nghiệm và đầu tư các trang thiết bị tương ứng; thư viện và hệ thống giáo trình, tài liệu các mơn học, ngành học của trường; các thiết bị tin học, phần mềm quản lý đào tạo, hệ thống mạng; trang thiết bị cho các bộ mơn, phịng, ban; diện tích trường, diện tích các nhà làm việc, diện tích và dung lượng ký túc xá sinh viên, … .
Có thể nói, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là kết quả của quá trình tổ chức, khai thác các nguồn lực được xây dựng từ nhiều năm, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện kinh tế, xã hội và các yếu tố truyền thống, nó khơng phải là cái có thể tạo nên trong một thời gian ngắn. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đặc biệt cần đến sự hỗ trợ về các điều kiện đảm bảo như tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo. Trong phần này, đề tài đi sâu phân tích thực trạng CSVC của nhà trường và những yêu cầu đặt ra của công tác CSVC trong đổi mới giáo dục, trước hết là đáp ứng hồn thiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ của nhà trường.
Bảng 2.8. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Tt Tên cơng trình Diện tích (m2)
1 Giảng đường, hội trường 3.500 (gồm 36 phòng học,
02 hội trường)
2 Phịng thí nghiệm 1.000
3 Thư viện 1.260
4 Xưởng thực hành, thực tập 1.100
5 Nhà thi đấu đa năng 2.000
6 Phịng thực hành máy tính (có 3 phịng) 350
7 Phịng thực hành tiếng (có 2 phịng) 150
8 Nhà thuốc 70
9 Phòng khám đa khoa 350
10 Trung tâm nghiên cứu chuyển giao KHCN 100
11 Ký túc xá 5.300
12 Nhà ăn 400
Thực tế CSVC của trường được quy hoạch, xây dựng khá đồng bộ và kiên cố. Hệ thống phịng học, phịng thí nghiệm, … khơng ngừng được nâng cấp. Khu nhà Hiệu bộ, khu lớp học, khu sân chơi, bãi tập, hệ thống chiếu sáng, hệ thống khuôn viên cây xanh, … được thiết kế khoa học, hài hịa tạo nên mơi trường cảnh quan sư phạm tốt.
Ngay khi chuyển sang đào tạo theo thống tín chỉ, nhà trường đã xây dựng phần mềm quản lý đào tạo do chính các giảng viên tin học nhà trường viết phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường. Phần mềm với nhiều phân hệ để quản lý đào tạo (Tuyển sinh, quản lý sinh viên, chương trình đào tạo,