2.3. Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động đào tạo theo học chế tín chỉ
2.3.2. Thực trạng quản lý chương trình, giáo trình, đề cương chi tiết học phần,
phần, xây dựng kế hoạch đào tạo khi triển khai theo học chế tín chỉ
2.3.2.1. Về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo là một trong những vấn đề lan giải nhất trong đào tạo theo tín chỉ. Nó địi hỏi sự đầu tư chất xám và tiêu tốn nhiều thời gian, công sức nhất của đội ngũ giảng viên toàn trường trong việc viết, biên soạn chương trình, giáo trình, đề cương chi tiết phù hợp với đào tạo theo tín chỉ. Việc biên soạn, chỉnh sửa chương trình, đề cương chi tiết học phần được thực hiện hằng năm trên cơ sở phát huy những ưu điểm, hạn chế những khuyết điểm của đề cương cũ.
Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến của giảng viên về chương trình đào tạo
Hợp lý Chưa hợp lý lắm
Không hợp lý
Số giờ tín chỉ cho từng học phần 82 12 6
Phân bố các nội dung phải biết, cần biết, có thể
biết của bài học, học phần 84 11 5
Việc phân bố thời gian lý thuyết và thực hành,
tự học/tự nghiên cứu cho học phần 58 35 7
Xác định học liệu bắt buôc cho học phần 78 19 3
Xác định học liệu tham khảo 60 21 19
Số lượng bài tập kiểm tra 85 12 3
Qua khảo sát chúng ta thấy: 80% giảng viên được hỏi ý kiến đánh giá hợp lý về số giờ tín chỉ cho từng học phần, việc phân bố các nội dung phải biết, cần biết, có thể biết của bài học, học phần, số lượng các bài tập kiểm tra. Tuy nhiên, việc phân bố thời gian lý thuyết, thực hành, tự học, tự nghiên cứu chưa hợp lý lắm với 35% ý kiến đánh giá của giảng viên. Việc xác định học
liệu tham khảo chưa cụ thể, rõ ràng với 21% ý kiến đánh giá chưa hợp lý lắm, 19% đánh giá không hợp lý.
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất ở Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ chính là việc xây dựng đề cương chi tiết học phần. Từ năm 2013 đến nay, đề cương chi tiết đã được xây dựng và chỉnh sửa 3 lần với rất nhiều mẫu ban hành. Ban đầu, đề cương được xây dựng rất dài với khoảng gần 100 trang, gây tốn kém cho việc in ấn. Hiện nay, đề cương đã được rút ngắn lại khoảng trên dưới 10 trang cho một học phần với 9 đề mục chính đó là: Thơng tin học phần; Thơng tin về giảng viên; Mục tiêu chung của học phần; Mô tả học phần; Nội dung chi tiết học phần; Học liệu /Tài liệu; Chính sách học phần; Phương pháp kiểm tra đánh giá học phần; Lịch trình tổ chức giảng dạy học phần với 80% ý kiến giảng viên được hỏi đánh giá là hợp lý; 20% giảng viên cho rằng quá ngắn gọn, chưa cung cấp hết nội dung cho sinh viên đọc. Đây vẫn là vấn đề mà nhà trường đang nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp. Nhìn chung, chương trình đào tạo của các ngành học còn khá nặng và ơm đồm. Số lượng đầu mơn học nhiều, số tín chỉ nhiều gây khó khăn cho sinh viên đăng ký tín chỉ từng kỳ. Chương trình chủ yếu được xây dựng trên cơ sở khung chương trình của học chế niên chế kết hợp học phần, chịu nhiều tác động của chương trình cũ, cứng nhắc và ít có mơn học để sinh viên lựa chọn, ảnh hưởng đến tính mềm dẻo của học chế tín chỉ.
2.3.2.2. Về kế hoạch đào tạo
Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến của giảng viên về kế hoạch đào tạo
Hợp lý Chưa hợp lý lắm
Không hợp lý
Xây dựng kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu 80 15 5
Hướng dẫn SV đăng ký học 65 25 10
Tổ chức và quản lý thi 75 20 5
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy: đa số các CBGV đều đánh giá các tiêu chí đạt mức hợp lý (trên từ 65% đến 80%), trừ 2 tiêu chí về cố vấn học tập và đăng kí mơn học chưa được đánh giá cao.
- Việc triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo: Vào đầu năm học, Phòng Đào tạo phối hợp với các khoa xây dựng cuốn “Kế hoạch tồn khố” bao gồm kế hoạch học của tất cả các lớp trong toàn trường, các quy định về đào tạo sẽ triển khai trong năm học. Tuy vậy, việc xây dựng Lịch học thực sự đa dạng cho các mơn học cịn nhiều lúng túng, do cùng lúc tồn tại hai phương thức niên chế và tín chỉ, hơn nữa giảng viên một số chuyên ngành quá ít như xét nghiệm và chẩn đốn hình ảnh nên xảy ra tình trạng cắt lịch khi giáo viên có cơng việc đột xuất hoặc ốm đau. Đôi khi vẫn xảy ra việc chuyển giảng đường do máy chiếu hỏng chưa kịp sửa chữa, gây khó khăn cho công tác theo dõi và giám sát.
- Về đội ngũ cố vấn học tập (65% ý kiến đánh giá hợp lý): để thực hiện công tác tư vấn cho sinh viên trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường đã triển khai xây dựng đội ngũ cố vấn học tập. Do việc tổ chức tập huấn và cung cấp các thông tin liên quan đến công tác tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho đội ngũ cố vấn học tập chưa hiệu quả nên một số cố vấn học tập của một số khoa chưa làm tốt công việc giúp sinh viên đăng ký môn học và tư vấn những vấn đề liên quan đến đào tạo, việc học của sinh viên. Hơn nữa do bận giảng dạy và nhiều công tác khác nên nhiều giảng viên cố vấn học tập chưa đầu tư nhiều công sức cho công việc này; một số người vẫn làm theo kiểu giáo viên hướng dẫn trước đây, chỉ quan tâm khi tổ chức đăng ký môn học và chưa tư vấn được gì nhiều cho sinh viên. Do đăng ký môn học chưa tốt nên ảnh hưởng đến các công việc tiếp theo của Phòng Đào tạo. Việc tìm kiếm giảng viên cố vấn học tập trong suốt thời gian học tập của SV khá khó khăn vì giảng viên khơng thường xun có mặt tại trường, việc thực hiện liên lạc qua email rất hạn chế vì điều kiện cơ sở vật chất và cách thức làm việc của giảng viên. Cần phải tiếp tục nâng cao chất lượng công tác này để phát huy tiềm năng của đào tạo theo tín chỉ.
- Về việc tổ chức thi học kỳ: theo quyết định của Ban Giám hiệu việc tổ chức thi học kỳ của hệ đào tạo tín chỉ giao cho Phịng Khảo thí và kiểm định chất lượng của Trường đảm nhận. Phịng Khảo thí và kiểm định chất lượng đã ban hành văn bản quy định về việc tổ chức thi theo quy định của quy chế. Việc tổ chức chấm thi được triển khai với sự phối hợp của các Khoa, Bộ môn. Tuy vây, do giảng viên bận nhiều công việc nên việc chấm thi một số học phần đơi khi cịn muộn, làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc tổ chức thi lại cho SV thiếu điểm và việc đăng ký môn học cho học kỳ tiếp theo. Việc thực hiện quy định về kiểm tra đánh giá theo Quy định 43 được thực hiện khá tốt theo từng học kỳ. Điểm đánh giá được quản lý tại Phịng Khảo thí và kiểm định chất lượng.
- Việc sử dụng phần mềm quản lý đào tạo (71% đánh giá hợp lý): thực hiện chủ trương của BGH, bộ phận tin học nhà trường đã nghiên cứu và viết phần mềm quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Phần mềm đã được đưa vào sử dụng từ năm 2013 với sự tham gia của tất cả các phòng ban, khoa và giảng viên nhà trường. Nhiều đợt chuyển giao công nghệ được triển khai, các cán bộ đã cố gắng để hiểu sâu phần mềm nhằm tạo thuận lợi khi áp dụng trong thực tế. Phần mềm này đã góp phần tích cực vào việc xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ, sắp xếp thời khoá biểu, quản lý điểm, quản lý học sinh - sinh viên, quản lý học phí…Tuy vậy, do tính chất phức tạp của phần mềm, do tồn tại nhiều phương thức đào tạo nên việc đồng bộ dữ liệu đã mất khá nhiều thời gian và có những bất cập khi thực hiện. Cần tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Việc phối hợp giữa các đơn vị trong tổ chức quản lý và triển khai đào tạo về cơ bản là tốt. Các đơn vị đã hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Việc triển khai các đầu mối quản lý nhìn chung là tương đối hợp lý, ít có hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong cơng việc. Tuy vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để sự phối hợp thật sự nhịp nhàng và có hiệu quả cao
hơn nữa. Đây đó vẫn cịn thấy sự q tải dẫn đến việc chậm tiến độ của một số công việc.