Cải tiến hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện GDQP-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 45 - 49)

2.2. Thực trạng quản lý công tác huấn luyện GDQP – AN cho sinh

2.2.3. Cải tiến hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện GDQP-

sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

a) Thực trạng về hình thức tổ chức huấn luyện. - Hình thức học.

Trung tâm GDQP Hà Nội I tổ chức học tập, huấn luyện, ăn, ở tập trung, quản lý toàn diện theo nếp sống quân sự. Kết hợp chặt chẽ việc học tập với rèn luyện kỷ luật, lễ tiết tác phong, nếp sống khoa học thơng qua việc duy trì các chế độ trong ngày và trong tuần theo điều lệnh quản lý bộ đội.

b) Thực trạng về quản lý phương pháp huấn luyện GDQP - AN cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I.

Phương pháp huấn luyện GDQP - AN cho sinh viên được thực hiện như các mơn học khác, có vận dụng với nội dung học phần kỹ năng quân sự: lên lớp, tập luyện, hội thao quân sự. Phương pháp GDQP – AN tương đối phù hợp

với điều kiện hiện nay và hòa đồng phương pháp chung trong dạy và học của môn học khác. Tuy nhiên thời gian tới cần nghiên cứu thời gian ximina, thực hành kỹ năng quân sự, gắn lý thuyết với thực hành, đưa sinh viên đến gần với môi trường quân sự hơn.

Vấn đề dạy học đại học và đổi mới phương pháp giảng dạy mơn học giáo dục quốc phịng ở Trung tâm giáo dục quốc phòng.

Phương pháp giảng dạy đại học là tổng hợp các cách thức hoạt động của giảng viên và sinh viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy và học, là sự thống nhất giữa cách dạy và cách học trong đó phải đặc biệt chú ý lấy người học làm trung tâm. Trong nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp thuyết trình (độc thoại) đã tồn tại rất lâu trong lịch sử nghề dạy học không những ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước kể cả các nước phát triển. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ thông tin trong xã hội thông tin, sự phát triển như huyền thoại của khoa học công nghệ và để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của xu thế tồn cầu hóa đã bắt buộc phương pháp giảng dạy độc thoại truyền thống phải bổ sung, hỗ trợ thậm trí nhường chỗ cho nhiều phương pháp giảng dạy hấp dẫn hơn, tiên tiến hiện đại hơn mà ở đó phải lấy người học làm trung tâm; chủ yếu giúp sinh viên có phương pháp tìm kiếm tiếp cận, phân loại, xử lý và tiếp nhận thơng tin, biến q trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm GDQP Hà Nội I đã thực hiện được 175 khóa học GDQP cho gần 180.000 học sinh, sinh viên. Có 17 trường đại học liên kết đào tạo với Trung tâm. Kết thúc khóa học số học sinh, sinh viên đạt yêu cầu 98-99% trong đó có 50-60% đạt loại khá giỏi. Kết quả đó thể hiện sự cố gắng rất lớn của Trung tâm trong việc đầu tư nâng cao chất lượng dạy học. Điều quan trọng hơn là, Trung tâm càng trưởng thành, tạo được niềm tin cho các trường đại học, cao đẳng, TCCN khu vực Hà Nội, tiếp tục gửi học sinh, sinh viên đến học tập tại Trung tâm. Kết quả trên do sự vận động kết hợp chặt chẽ của nhiều nhân tố, trong đó ln tích cực đổi mới phương pháp dạy

học được coi là một nhân tố trực tiếp góp phần quan trọng nâng cao chất lượng môn học GDQP của Trung tâm. Tuy nhiên so với yêu cầu, mục tiêu, phương hướng mơn học GDQP nói chung và của Trung tâm GDQP Hà Nội I nói riêng hiện nay cũng như những năm tới, thì sự đổi mới phương pháp dạy học chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc. Quá trình giảng bài chúng ta vẫn chưa thoát khỏi được phương pháp truyền thụ một chiều, điều đó làm hạn chế rất nhiều đến tính năng động, sáng tạo của học sinh, sinh viên, có khi cịn làm cho họ bị động, thiếu tích cực trong tiếp nhận kiến thức. Bên cạnh đó việc tích cực vận dụng phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin vào giảng dạy cũng chưa nhiều, có giảng viên chưa thấy đây là một nhu cầu trong quá trình tu nghiệp của mình. Cho nên, việc tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ở Trung tâm GDQP Hà Nội I hiện nay là việc làm có ý nghĩa thiết thực, một yêu cầu cấp bách. Một câu hỏi đặt ra với chúng ta là, tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học ở Trung tâm GDQP Hà Nội I nên theo hướng nào?. Căn cứ vào đặc điểm đội ngũ giảng viên, vào tính chất mơn học, vào đối tượng người học, vào quỹ thời gian, phương tiện hiện có và phải hết sức coi trọng những kinh nghiệm, bài học về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của Trung tâm những năm qua để xác định hướng đổi mới cho đúng, phù hợp, đạt hiệu quả cao.

Để đánh giá thực trạng quản lý phương pháp giáo dục QP - AN, tác giả đã đặt ra câu hỏi và các phương án trả lời như sau:

Câu hỏi: Theo đồng chí, việc áp dụng một số phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm tra đánh giá kết quả học tập dưới đây tại Trung tâm GDQPHN I phù hợp như thế nào?

Trả lời: 1. Rất phù hợp, 2. Phù hợp, 3. Ít phù hợp, 4. Khơng phù hợp

Qua khảo sát thực tế và điều tra bằng phiếu hỏi đối với 500 sinh viên và 30 cán bộ quản lý, giảng viên tại Trung tâm GDQPHN I, kết quả tổng hợp được như sau:

Bảng 2.1. Mức độ phù hợp của phương pháp dạy học GDQP - AN cho SV TT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHÍNH Đánh giá của CB, GV (tính %) Đánh giá của SV (tính %) 1 2 3 4 1 2 3 4

I Một số phương pháp giảng dạy lý

thuyết 6 80 11 3 4 83 11 2

1.1 Phương pháp thuyết trình 8 80 9 3 5 80 10 5 1.2 Phương pháp tái tạo 2 80 18 0 2 82 15 1 1.3 Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề 7 84 9 0 6 85 8 1 1.4 Phương pháp xử lý tình huống 8 83 9 0 4 85 10 1

II Một số phương pháp giảng dạy thực

hành 6 86 6 2 8 85 7 1

2.1 Phương pháp làm mẫu 8 85 7 0 9 86 5 0 2.2 Phương pháp luyện tập cá nhân 6 86 8 0 5 85 10 0 2.3 Phương pháp luyện tập tổng hợp 5 89 4 2 9 86 5 1

III Một số phương pháp kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập 5 85 7 3 3 91 5 1 3.1 Tự luận 5 83 7 5 4 89 5 2 3.2 Vấn đáp 4 87 9 0 2 93 4 1 3.3 Trắc nghiệm khánh quan 4 82 8 6 2 93 4 1 3.4 Thực hành 6 89 5 0 3 91 6 0 IV Các phương pháp khác

4.1 Đối thoại, tranh luận sáng tạo 6 86 8 0 5 86 9 0 4.2 Các phương pháp hợp tác thầy, trò 7 84 9 0 4 88 8 0 4.3 Kết hợp thuyết trình và ứng dụng công

nghệ thông tin trong giảng dạy 5 86 9 0 3 90 7 0

Kết quả tổng hợp trên cho thấy, hầu hết các ý kiến của cả cán bộ, giảng viên và sinh viên đều đánh giá nội dung GDQP - AN cho SV hiện nay là phù

hợp. Tuy nhiên, mức độ đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên có phần thấp hơn mức độ đánh giá của sinh viên. Các phương pháp thực hành thường được đánh giá tốt hơn các phương pháp lý thuyết. Số liệu đó là những gợi ý cần phải suy nghĩ cho đổi mới quản lý phương pháp GDQP - AN trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)