3.1. Định hướng công tác huấn luyện GDQP – AN cho sinh viên tạ
3.1.1. Quan điểm cơ bản
Quá trình đổi mới quản lý GDQP - AN
Trước hết, đổi mới GDQP - AN trong hệ thống giáo dục quốc dân cần đặc biệt chú trọng quán triệt những yêu cầu mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trước đây, do chiến tranh vũ trang trực tiếp uy hiếp đến sự tồn vong của quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ nên nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thường nặng về chuẩn bị tiến hành chiến tranh chống xâm lược bằng các biện pháp vũ trang; xây dựng quốc phòng là xây dựng sức mạnh quân sự. Ngày nay, xuất phát từ nội dung và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia dân tộc. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc phải là sức mạnh tổng hợp của đất nước. Đó là sức mạnh về chính trị, tư tưởng, kinh tế - xã hội, văn hóa, quốc phịng, an ninh, đối ngoại là sức mạnh của khối đại đồn kết tồn dân tộc. Từ đó địi hỏi cơng tác GDQP - AN phải hướng vào việc nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc, tinh thần yêu nước, tinh thần cảnh giác cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hai là, GDQP - AN phải trang bị và biến các yêu cầu, nội dung mới của sự nghiệp củng cố quốc phòng thành ý thức thường trực, hành động cách mạng ở mọi tầng lớp nhân dân, trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Trong điều kiện tồn cầu hóa kinh tế, xu hướng quốc phịng thâm nhập vào dân sinh, quân sự thâm nhập vào dân sự và ngược lại ngày càng phát triển.
Mọi hoạt động kinh tế - xã hội khơng chỉ đơn thuần vì mục tiêu kinh tế - xã hội mà phải tính đến và đáp ứng những yêu cầu của quân sự, quốc phòng, an ninh. Các hoạt động quân sự, các cơng trình quốc phịng cũng khơng chỉ thuần túy vì mục tiêu quốc phịng, mà cần tính đến cả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sự ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa quốc phòng, an ninh với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ngày càng tăng. Tất cả điều đó, làm cho sự nghiệp, củng cố quốc phịng, bảo vệ Tổ quốc càng khơng thể chỉ dựa vào lực lượng vũ trang. Bởi vậy, yêu cầu, nội dung của nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc phải thấm sâu và trở thành ý thức thường trực, hành động cách mạng ở mọi tầng lớp nhân dân trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Phải làm cho mọi người nhận thức được rằng, bảo vệ Tổ quốc khơng chỉ là phịng ngừa, mà trước hết phải chăm lo xây dựng làm cho đất nước mạnh lên. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và bảo vệ từ trong mỗi quyết sách, kế hoạch, mỗi con người, mỗi cơ sở; việc gì có lợi cho dân cho nước, có lợi cho độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải quyết tâm làm; việc gì có hại cho dân cho nước; nguy hại cho độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải kiên quyết tránh. Mọi hoạt động chỉ đạo, tổ chức, thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, đối nội, đối ngoại đều phải bao gồm đầy đủ các yêu cầu về đảm bảo an ninh trong từng lĩnh vực, từng địa phương thuộc phạm vi mình phụ trách, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu an ninh chung theo quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược, gắn phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Đổi mới, tăng cường quản lý GDQP - AN phải đảm báo tính hệ thống, đồng bộ giữa các bậc học, các môn học và các loại đối tượng người học. Mỗi mơn học khơng chỉ có mối liên hệ ngồi mà cịn có mối liên hệ trong. Đó là mối liên hệ nội tại giữa các thành tố của mơn học như: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, người dạy, người học. Các mối liên hệ bên trong của môn học GDQP - AN bao gồm các mối liên hệ ngang trong cùng một bậc học, một nhà trường và các mối liên hệ dọc giữa các bậc học khác nhau, các đối tượng khác nhau.
Yêu cầu chung đối với GDQP - AN ở mọi nhà trường, mọi cấp học là phải được thực hiện đồng bộ, thống nhất bằng mọi hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng. Chương trình nội dung GDQP - AN, ở các nhà trường, các bậc học phải được xây dựng theo quan điểm hệ thống đồng bộ, mang tính khoa học, tính thực tiễn thiết thực cho chức trách, nghề nghiệp của người học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi thời kỳ. Nội dung môn học ở các cấp học được phát triển theo cấu trúc đường tròn đồng tâm hoặc theo các thang bậc của trình độ nhận thức.
Đối với các trường cao đẳng, đại học, tính hệ thống, đồng bộ của GDQP - AN so với các môn học khác được thể hiện ở chỗ cùng hướng vào đào tạo chuyên gia trong một lĩnh vực chuyên môn nghề nghiệp nhất định. Mục tiêu của các nhà trường cao đẳng và đại học là đào tạo chun gia có trình độ cao về lý thuyết và thực hành của một chuyên ngành cụ thể. Các chuyên gia đó chỉ có thể lĩnh hội được kiến thức sâu về chuyên ngành trên cở sở của sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực khoa học cơ bản nói chung và các mơn học cơ sở của chuyên ngành nói riêng. Với tư cách là môn học cơ bản hoặc môn học cơ sở của chuyên ngành, mơn giáo dục quốc phịng - an ninh cùng với các môn học khác tạo ra khối kiến thức cơ bản và cơ sở làm nền móng cho sự phát triển của kiến thức chuyên ngành. Nội dung của môn học phải hướng vào chuyên ngành, mang tính chuyên ngành, hỗ trợ cho chuyên ngành. Vì vậy, nội dung GDQP - AN ở các trường cao đẳng và đại học cũng mang tính định hướng chuyên ngành. Lý luận và thực tiễn của môn học phải gắn với lý luận và thực tiễn của môn chuyên ngành.