Tăng cường công tác rèn luyện sinh viên có thái độ, động cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 85 - 87)

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý công tác huấn luyện GDQP-AN

3.3.5. Tăng cường công tác rèn luyện sinh viên có thái độ, động cơ

đắn tiếp nhận sự huấn luyện

a) Mục đích

Cơng tác quản lý sinh viên trong các nhà trường đại học, cao đẳng có vị trí đặc biệt quan trọng, là điều kiện tiên quyết bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo. Bởi lẽ có quản lý tốt thì mới giáo dục tốt. Trong thực tế khơng có một cơ sở, một trường học nào buông lỏng quản lý mà chất lượng giáo dục lại cao.

b) Nội dung

Nội dung quản lý là toàn diện về mọi mặt, cả về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật, cả về trí lực và thể lực, quản lý việc rèn luyện ý thức kỷ luật, phẩm chất đạo đức, tác phong nếp sống của người sinh viên đến học mơn Giáo dục quốc phịng tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I. Đánh giá công tác quản lý sinh viên không chỉ một tập thể, một lớp mà đến từng sinh viên, nó địi hỏi phải khách quan, chính xác. Vì vậy công tác quản lý sinh viên thực sự là một khoa học.

Phương pháp quản lý bao gồm: Giáo dục chính trị tư tưởng, biện pháp kinh tế và phương pháp tổ chức hành chính. Trong đó, giáo dục chính trị tư tưởng là gốc, là con đường hướng tới đích tự quản, tự giáo dục của sinh viên. Biện pháp tổ chức hành chính là tạo ra cơ chế, bộ máy, hệ thống chỉ đạo điều

hành, đảm bảo cho công tác quản lý vào nề nếp, nhằm đạt mục tiêu đề ra. Biện pháp kinh tế có tính chất bảo đảm, tương tác hỗ trợ cho hai phương pháp trên. Trong thực tế, nhà quản lý đều vận dụng cả ba phương pháp một cách hài hoà, phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh.

Một số giải pháp chính trong cơng tác quản lý sinh viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng Hà Nội I:

Một là: Phối hợp chặt chẽ với các trường liên kết đào tạo để cùng quản

lý, nắm bắt tình hình sinh viên ngay từ đầu, để có kế hoạch sử dụng phù hợp, trong đó lấy những sinh viên tích cực làm nịng cốt, những sinh viên “có vấn đề” để theo dõi uốn nắn. Lấy ý kiến xây dựng đội ngũ cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội từ trong cán bộ lớp, cán bộ đoàn (những cán bộ tiêu biểu nhất). Cùng giải quyết những vấn đề xẩy ra trong khoá học.

Hai là: Tổ chức sinh viên học tập, quán triệt nội quy, quy định của

Trung tâm, bồi dưỡng chức trách cho cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội. Trên cơ sở nắm vững, hiểu rõ nội dung các chế độ quy định, từng cá nhân viết cam kết thực hiện.

Ba là: Duy trì chế độ trực chỉ huy, trực ban nội vụ để quản lý đơn vị.

Trực chỉ huy do sỹ quan trung tâm đảm nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức mọi hoạt động học tập, sinh hoạt trong ngày của đơn vị, nắm chắc tình hình qn số, vũ khí trang bị, duy trì kỷ luật trật tự, lễ tiết tác phong của đơn vị.

Duy trì nghiêm các chế độ quy định học tập, rèn luyện, điểm danh, canh gác, ngủ nghỉ, bảo đảm an toàn tuyệt đội cho đơn vị. các cuộc họp giao ban hàng ngày cả cán bộ trung dội, tổng hợp tình hình đơn vị báo cáo Ban Giám đốc và bàn giao cho ca trực sau. Trực ban nội vụ do cán bộ trung đội đảm nhiệm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của trực chỉ huy trung tâm, giúp chỉ huy năm bắt tình hình và đơn đốc đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch.

Bốn là: Thông qua giờ dạy của giáo viên để quản lý sinh viên. Ngoài

việc truyền thụ kiến thức, giáo viên còn phải quản lý lớp theo theo những nội dung như: Nắm quân số tham gia học tập, số vào muộn, bỏ tiết học, tinh thần

học tập. Những thông tin này được ghi vào “Sổ theo dõi”, hết giờ nộp lại cho trung tâm để tổng hợp hàng ngày.

Năm là: Thông qua họp giao ban và điểm danh hàng ngày để quản lý. Thành phần họp giao ban gồm: Trưc chỉ huy trung tâm, trực ban nội vụ, cán bộ đại đội, trung đội được tiến hành vào tiết học cuối cùng trong ngày. Mục đích cuộc họp giao ban là để trực chỉ huy nắm bắt tình hình mọi mặt của đơn vị. Trong cuộc họp các thông tin được phản ánh, so sách, đối chiếu và kết luận. Trên cơ sở đó trực chỉ huy rút ra nhận định, đánh giá để báo cáo Ban Giám đốc. Điểm danh là khâu cuối cùng trong ngày theo một chu trình quản lý nhằm phản hồi những thơng tin đến người thực hiện (sinh viên). Ở khâu này cũng xử lý kết quả bước đầu của công tác quản lý trong một ngày: biểu dương, khen ngợi thành tích, phê bình, nhắc nhở, kiểm điểm, đồng thời phổ biến nhiệm vụ ngày hôm sau.

Sáu là: Tăng cường cán bộ sỹ quan thực hiện công tác quản lý sinh

viên để từ đó biên chế các tiểu đội, trung đội thuận lợi trong học tập, sinh hoạt và tiện trong công tác quản lý rèn luyện sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)