Đổi mới quản lý chương trình huấn luyện GDQP-AN cho sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 76 - 83)

3.3. Giải pháp tăng cường quản lý công tác huấn luyện GDQP-AN

3.3.2. Đổi mới quản lý chương trình huấn luyện GDQP-AN cho sinh

các trường đại học trong bối cảnh mới

a) Mục đích

Chương trình huấn luyện là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục đào tạo. Quản lý chương trình huấn luyện là quản lý các khâu, các bước xây dựng, thiết kế nội dung chương trình và tổ chức, điều khiển q trình triển khai thực hiện chương trình đó trong thực tiễn. Đổi mới quản lý chương trình huấn luyện GDQP - AN cho sinh viên nhằm mục đích chuẩn hóa, hiện đại hóa nội dung chương trình đó trong thực tiễn. Đối mới quản lý chương trình huấn luyện GDQP - AN cho sinh viên nhằm mục đích chuẩn hóa, hiện đại hóa nội dung chương trình đáp ứng nhiệm vụ trước mắt cũng như yêu cầu lâu dài của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

b) Nội dung

- Đẩy mạnh xây dựng và thực hiện tốt chương trình khung số 81/2007/QĐ - BGD&ĐT ngày 24/12/2007; biên soạn và xuất bản giáo trình GDQP - AN trình độ đại học, cao đẳng; phấn đấu tất cả các học phần đều có giáo trình và tài liệu dạy - học bảo đảm yêu cầu liên thông và theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

- Tổ chức tham gia tập huấn theo quy định của Bộ để quán triệt chương trình mới; chỉ đạo thực hiện tốt theo quy định; tạo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện chương trình mới; thường xuyên kiểm tra đánh giá;

- Gắn việc đổi mới nội dung, chương trình với đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, sinh viên trong Trung tâm. Bảo đảm các yêu cầu về thực hành, thực tập; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao cơng nghệ; tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động giáo dục;

- Tăng cường giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 23/CT - TƯ của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh nghiên cứu - tuyên truyền giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạo chuyển biến rõ rệt về giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, GDQP - AN. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa; tạo điều kiện hơn nữa để học sinh, sinh viên phát triển toàn diện.

c) Điều kiện thực hiện

- Đổi mới nội dung, chương trình GDQP - AN cho sinh viên phải được tiến hành đồng bộ với đổi mới các thành tố khác trong hệ thống giáo dục, đào tạo. - Đổi mới nội dung, chương trình GDQP - AN cho sinh viên phải được tiến hành thống nhất trong tổng thể nội dung chương trình đào tạo của Trung tâm và nhà trường.

- Đổi mới nội dung, chương trình GDQP - AN cho sinh viên phải được sự phối hợp thống nhất giữa Bộ Quốc phòng với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Bảo đảm kinh phí cho cơng tác đổi mới nội dung chương trình dạy học GDQP - AN cho sinh viên các trường đại học trong bối cảnh mới.

3.3.3. Cải tiến hình thức tổ chức, phương pháp huấn luyện GDQP - AN cho sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I sinh viên tại Trung tâm GDQP Hà Nội I

a) Mục đích

Nhằm đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước

áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong sinh viên các trường đại học.

b) Nội dung

- Quán triệt sâu sắc tính cấp bách của việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong cán bộ toàn Trung tâm.

Phải làm cho cán bộ toàn Trung tâm thật sự lo lắng, trăn trở, nhanh chóng xóa bỏ tâm lý ngại đổi mới. Mọi giảng viên phải ý thức sâu sắc được nguy cơ tụt hậu rất nhanh của mình nếu khơng vươn lên và quyết tâm thật sự để nâng cao năng lực giảng dạy, tiếp thu cái mới, cái hiện đại nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tế. Cán bộ các cấp phải đầu tư nhiều công sức và coi đây là công việc ưu tiên số 1 trong lãnh đạo chỉ huy đơn vị, là vấn đề sống cịn của đơn vị mình.

Vận dụng hai nội dung về đổi mới phương pháp giáo dục: Một là khắc phục lối truyền thụ một chiều, tăng cường tự đào tạo, nâng cao chất lượng tự học, tự nghiên cứu của người học. Hai là, từng bước áp dụng các phương

pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học. Q trình đó có thể được tiến hành như sau: Tiếp tục phương pháp mà chúng ta đã đang làm, thực hiện giáo dục chủ động trong đào tạo, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, phương pháp thảo luận, lập chương trình phần mềm cho các bài giảng có tính thực tiễn cao, phương pháp lý luận liên hệ thực tiễn, lý thuyết gắn với hành động thực tế, tham quan giao lưu... Trong thời gian tới, Trung tâm cần tập trung vào một số khâu mang tính đột phá sau đây:

Thứ nhất, tích cực đổi mới khâu bài giảng và phương pháp giảng dạy.

Học môn GDQP ở Trung tâm GDQP Hà Nội I có hai đối tượng: Học sinh, sinh viên các trường liên kết đào tạo (là chủ yếu) và sinh viên đào tạo học ghép môn (sinh viên đào tạo giáo viên GDQP cho các trường PTTH,

TCCN). Với đối tượng này, thì nội dung các bài giảng của giảng viên là vô cùng cần thiết, nhưng phương pháp giảng bài của giảng viên cũng không kém phần quan trọng đối với họ (nhất là đào tạo giáo viên GDQP). Bởi vì, thơng qua bài giảng người học vừa tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, vừa học tập được phương pháp giảng bài của các thầy, phục vụ trực tiếp cho nghiệp vụ của họ. Trong nhiều bài “cảm nghĩ” của người học khi kết thúc khóa học ở Trung tâm GDQP Hà Nội I, khi nhận xét về chất lượng một bài giảng tốt, bao giờ họ cũng phản ánh đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố: Nội dung bài giảng và phương pháp giảng bài của thầy giáo. Theo họ, các bài giảng như vậy không những tạo lên sự hứng thú, say mê đối với họ, mà đã thực sự kích thích, khêu gợi tính năng động, sáng tạo, lịng tự tin, tự giác, tiếp tục tìm tịi nghiên cứu khi có điều kiện. Và đặc biệt là đã giúp họ dần khắc phục tính ỷ lại, thụ động trong quá trình học tập. Họ cho rằng những bài giảng có chất lượng như vậy đã tạo nên sự đồng cảm, gắn kết tình thầy trị.

Cần tích cực đổi mới phương pháp giảng bài, theo tác giả các bài giảng của giảng viên trên cơ sở nắm vững và vận dụng tốt phương hướng đổi mới như đã trình bày ở trên. Cần mạnh dạn sử dụng các phương pháp nêu vấn đề, thảo luận (nhất là lớp đào tạo giáo viên GDQP) nhằm ln tạo được các tình huống có vấn đề, làm cho người học tập trung suy nghĩ cùng giải quyết, tạo nên buổi học sôi động hào hứng, buộc cả thầy và trị ln phát huy tính độc lập tư duy, tìm hiểu phát hiện những tri thức mới để bảo vệ, chứng minh nó. Thơng qua hoạt động thực tiễn và kiến thức của các mơn học, người học có thể tự giải quyết cho phù hợp các vấn đề liên quan.

Giảng viên cần tăng cường bài giảng theo hướng cập nhật lượng thông tin, nhất là những bài giảng về đường lối quân sự, có nhiều lý luận cơ bản. Cần làm rõ những khái niệm trừu tượng đem lại những nội dung có định h- ướng, phát triển cả nhận thức và hành động cho người học, khơng nên chỉ đọc, giải thích đơn giản hoặc tràn lan. Đồng thời tránh những bài giảng mang tính “dọn cỗ” kiến thức cho người học.

Cùng với việc vận dụng các phương pháp trên, giảng viên cần tăng cường và kết hợp chặt chẽ với việc sử dụng các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin vào các bài giảng. Trong những năm qua, nhiều giảng viên của Trung tâm đã đưa vào sử dụng giảng bài giáo án điện tử ở các bộ môn như Đường lối quân sự, kỹ thuật sử dụng súng AK... có hiệu quả, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh - sinh viên.

Thứ hai, tích cực đổi mới khâu tự học của học sinh, sinh viên.

Học sinh, sinh viên đến học GDQP ở Trung tâm GDQP đều đã qua năm học thứ nhất hoặc thứ hai ở các trường ĐH-CĐ-TCCN, vì vậy họ có khả năng tự học cao. Việc tự học của học sinh, sinh viên có ý nghĩa trực tiếp trong quá trình lĩnh hội kiến thức, hơn nữa đây là biện pháp tích cực giúp họ tu dưỡng củng cố trình độ đã lĩnh hội. Để giúp học sinh, sinh viên tự học được chúng ta cần cố gắng làm tốt một số việc sau:

- Tiếp tục củng cố động cơ, thái độ, phương pháp học tập đúng đắn của học sinh, sinh viên đã được xây dựng từ ở trường, trước khi họ bước chân vào Trung tâm. Động cơ, thái độ đúng khi họ học mơn học GDQP nhằm góp phần trau dồi kiến thức tồn diện, xây dựng tiêu chí người học sinh, sinh viên tồn diện. Chính động cơ, thái độ học tập đúng là cơ sở giúp họ có phương pháp học đúng. Họ có quyết tâm cao thực hiện mục tiêu học tập môn học GDQP với tinh thần tự giác, lòng say mê và ý thức chính trị cao.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế, kế hoạch, quy trình học tập mơn học GDQP tại Trung tâm. Ngay từ đầu và cả khóa học, ln làm cho học sinh, sinh viên hiểu và thực hiện: tranh thủ thời gian, tích cực học tập, học nội dung nào nắm vững ngay nội dung đó. Đồng thời giúp họ đấu tranh phê phán những biểu hiện bớt xén thời gian học, học để đối phó kiểm tra, thi. Vi phạm quy chế nhất là biểu hiện lười biếng không chịu học cho đây là môn học phụ.

- Tạo mọi điều kiện để học sinh, sinh viên nhận thức và thực hành tốt quan niệm “học đi đôi với hành”, những buổi học về GDQP (cả Đường lối Quân sự, Kỹ- chiến thuật quân sự) đều có thể vận dụng ngay vào thực tế hoạt

động hàng ngày, chúng ta phải thực sự coi trọng vấn đề này. Với học sinh, sinh viên thông qua hoạt động thực tế vừa củng cố kiến thức đã học vừa nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân mình.

- Quá trình quản lý học sinh, sinh viên phải giúp cho họ tự đánh giá kết quả học tập của bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện. Đồng thời kết hợp với đánh giá tập thể: Trung đội - lớp - giảng viên, để tự điều chỉnh phương pháp tự học của mình.

Thứ ba, coi trọng khâu thảo luận có giáo viên điều khiển (xêmina)

Đây là một hình thức dạy học cơ bản của bậc đại học. Bởi vì, một mặt giúp họ có điều kiện tốt nhất để lĩnh hội tri thức một cách tích cực, chủ động điều này giúp họ rất nhiều trong phát triển tư duy độc lập, sáng tạo quá trình học tập, rèn luyện ở trường. Mặt khác trực tiếp giúp họ rèn luyện, học tập phương pháp diễn đạt, trình bày những nội dung một cách lơgic, có tính thuyết phục trước tập thể lớp. Để khâu thảo luận có giảng viên điều khiển đảm bảo chất lượng, theo tôi cần lưu ý một số việc:

- Công tác chuẩn bị cho buổi thảo luận phải làm thật kỹ, chu đáo (cả giảng viên và sinh viên), mọi người phải coi buổi thảo luận là buổi học nghiêm túc-một buổi tập duyệt tranh luận khoa học.

cậy của người học qua mỗi bài giảng. Mỗi bài giảng, dù là lý thuyết trong giảng- Đối với sinh viên, giảng viên cần giúp họ tự tin, chủ động tích cực khi tham gia thảo luận, coi đây là cơ hội tốt để mỗi người rèn luyện nâng cao phương pháp biểu đạt của mình, qua đó khắc phục được những biểu hiện của tự ti, lười suy nghĩ, e dè trước tập thể.

Thứ tư, giải quyết tốt mối quan hệ giữa người dạy và người học, thực hiện tốt dân chủ trong huấn luyện giáo dục quốc phòng.

Đây là mối quan hệ giữa người truyền thụ kiến thức và tiếp thu kiến thức trong hoạt động dạy - học. Để nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và giáo dục quốc phịng nói riêng tại Trung tâm, mỗi giảng viên cần phát huy tính dân chủ, tích cực sáng tạo của người học, đặt người học ở vị trí trung tâm và là chủ

thể của quá trình dạy học. Trong dạy và học mơn giáo dục quốc phịng, phải tạo ra môi trường dân chủ thực sự giữa giảng viên và học viên, tạo ra sự tin đường hay thực hành trên thao trường, ngoài chức năng truyền thụ kiến thức, người giảng viên phải dùng kỹ năng sư phạm và nhiệt huyết của mình để kích thích tính tự giác và sự say mê học tập của người học. Người giảng viên phải thực hiện tốt những quy tắc sư phạm, đồng thời phải vận dụng tổng hợp các phương pháp để đạt tới “nghệ thuật giảng bài” phù hợp với từng đối tượng huấn luyện. Đồng thời, kiên quyết phê phán tư tưởng ỷ lại, lười biếng, muốn học thì học, khơng thích học thì làm việc khác, hoặc kiểu học “đối phó”, có như vậy mới xây dựng được mơi trường sư phạm trong giáo dục quốc phòng.

b) Điều kiện thực hiện

- Chất lượng GDQP tại Trung tâm thể hiện tính hơn hẳn của phương thức đào tạo mới, ý thức Quốc phòng được nâng lên rõ rệt, tư duy lý luận và động tác quân sự có nhiều tiến bộ, tác động mạnh đến quá trình tiếp thu kiến thức chung của HS - SV.

- Đào tạo tại Trung tâm là điều kiện tốt nhất để quản lý nội dung chương trình và chất lượng giảng dạy. Đồng thời tập trung xây dựng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên chuyên sâu, có điều kiện để nâng cao trình độ chuyên mơn góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo. Tập trung chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn như: thống nhất đề cương chi tiết, tập huấn bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng và nghiệp vụ sư phạm, tiến hành dự giờ, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và có nhiều sáng kiến cải tiến để nâng cao tính trực quan, sinh động.

- Tăng hiệu quả đầu tư và đưa tiến bộ khoa học vào giảng dạy môn GDQP. Đây là ưu điểm nổi bật làm thay đổi cả chất lượng, nội dung và hình thức đào tạo so với trước đây mà không phải cơ sở đào tạo nào cũng có thể có được. Bước đầu, Trung tâm đã ứng dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan vào kiểm tra học trình đạt kết quả khá tốt, từng bước sẽ đưa vào thi kết thúc các học phần lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác huấn luyện giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng hà nội i (Trang 76 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)