Mục tiêu, chương trình dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 63 - 69)

2.2. Thực trạng của việc dạy học Tiếng An hở trường Cao đẳng Kỹ thuật

2.2.3. Mục tiêu, chương trình dạy học

2.2.3.1. Về mục tiêu dạy học

Môn học Tiếng Anh giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giúp cho người học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phát triển năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2.3.2. Về việc thực hiện chương trình giảng dạy

Chương trình mơn học tiếng Anh “ English for the global workplace” giảng dạy cho học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với IIG Việt Nam nghiên cứu, biên soạn và phát hành . Cuốn sách được sử dụng đào tạo tiếng Anh theo định hướng TOEIC

được thiết kế dành riêng cho HSSV thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo chuẩn quy định tại Thông tư số 30/2009/TT- BLĐTBXH ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Chương trình giảng dạy là công cụ chủ yếu để quản lý và giám sát việc thực hiện nội dung và kế hoạch đào tạo của Nhà trường cũng như của BMNN, đồng thời nó cũng là căn cứ để giảng viên xây dựng kế hoạch công tác và kế hoạch giảng dạy bộ môn. Để giám sát việc thực hiện chương trình của các GV, BMNN thực hiện các biện pháp: kiểm tra kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch giảng dạy bộ môn; giám sát việc thực hiện chương trình thơng qua sổ lên lớp, lịch giảng dạy ; yêu cầu hàng tháng các giảng viên báo cáo việc thực hiện chương trình và tổ chức thanh tra việc thực hiện chương trình giảng dạy.

2.2.3.3. Về quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện các quy định về hồ sơ cá nhân của các giảng viên được đánh giá là thực hiện tốt nhất. Ba nội dung: quản lý việc lập kế hoạch công tác, quản lý nề nếp lên lớp và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV được đánh giá là tốt. Các hoạt động cịn lại được đánh giá hồn thành ở mức khá, có giảng viên đánh giá việc quản lý hoạt động tự bồi dưỡng là chưa tốt theo kết quả khảo sát sau:

Bảng 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy ngoại ngữ của BMNN

TT Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chƣ a tốt

1 QL việc thực hiện chương trình giảng dạy 30 60 6,7 3,3 2 Quản lý việc lập KH công tác của GV 20 53,3 23,3 3,4 3 QL nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị lên lớp 56,7 26,7 16,6 4 Quản lý nề nếp lên lớp của BMNN 10 53,3 20 16,7 5 Quản lý nhiệm vụ vận dụng và cải tiến

phương pháp giảng dạy 33,3 50 16,7

6 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học

tập của HSSV 16,7 56,7 16,6 10

7 Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ

8 Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng 40 40 20

2.2.3.4. Về việc lập kế hoạch công tác của giảng viên

Để tạo thuận lợi cho các GV, BMNN đã cụ thể hoá nhiệm vụ năm học vào nhiệm vụ cụ thể của Bộ môn. Trưởng BMNN đưa ra quy định cụ thể về số lượng loại kế hoạch và nội dung cần đạt. Hai nội dung này đều được đánh giá là thực hiện tốt. Biện pháp tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm vụ xây dựng KH của giảng viên hiệu quả chưa cao.

Công tác chuẩn bị cho giờ dạy của giảng viên có vai trị rất quan trọng, trong thực tiễn giảng dạy của đơn vị cho thấy giảng viên nào có ý thức chuẩn bị tốt thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó được đồng nghiệp và HSSV đánh giá có chất lượng tốt. BMNN đã đề ra 5 biện pháp quản lý cơ bản về hoạt động lập kế hoạch chuẩn bị lên lớp của giảng viên được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4: Thực trạng quản lý hoạt động lập kế hoạch của GV BMNN

TT Biện pháp quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV

Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Chƣa

tốt

1 Cụ thể hoá nhiệm vụ năm học 16,7 40 26,6 16,7 2 Xây dựng những quy định cụ thể

về kế hoạch cá nhân 56,7 26,7 16,7 3 Tổ chức kiểm tra dân chủ nhiệm

vụ xây dựng KH cá nhân 30 26,7 33,3 10 4 Thanh tra nhiệm vụ lập kế hoạch

công tác và giảng dạy 16,7 33,3 30 20

5 Sử dụng kết quả kiểm tra kế

hoạch để đánh giá xếp loại 23,3 50 16,7 10

Trưởng BMNN đã có những biện pháp: đề ra những quy định về việc soạn

bài; giám sát công tác kiểm tra hồ sơ giáo án của các giảng viên theo định kỳ (từng học kỳ); đặt ra quy định thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của các giảng viên nhất là đối với giảng viên trẻ; thực hiện thanh tra hồ sơ giảng viên; bồi dưỡng năng lực soạn bài cho giảng viên song qua kết quả điều tra cho thấy, việc quản lý soạn bài lên lớp vẫn cịn nặng tính hành chính. Biện pháp đề ra những quy định cụ thể về việc soạn bài khi thực hiện cịn hạn chế vì vậy BMNN đề ra biện pháp thường xuyên kiểm tra giáo án của giảng viên, song biện pháp này cũng không thực hiện được nhiều và gặp phải khó khăn về thời gian và hình thức kiểm tra.

Bảng 2.5: Thực trạng quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giảng viên BMNN

TT Biện pháp quản lý nhiệm vụ Soạn bài và chuẩn bị lên lớp

Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt TB Chƣa tốt 1 Đề ra những quy định cụ thể về việc

soạn bài và chuẩn bị tiết dạy 43,3 36,7 20 2 Giao cho tổ chuyên môn lập KH kiểm

tra định kỳ giáo án của giảng viên 33,3 40 26,7

3 Thường xuyên kiểm tra giáo án của GV 43,3 33,4 23,4 4 Tổ chức kiểm tra đột xuất giáo án của

giảng viên 30 40 30

5 Kiểm tra việc sử dụng tài liệu và sách

tham khảo 36,7 46,7 16,6

2.2.3.6. Về việc quản lý nề nếp dạy học

Tổ ngoại ngữ đã có những biện pháp cụ thể: quy định các yêu cầu thực

môn đã lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo kế hoạch phân công, theo dõi nề nếp lên lớp.

Tuy nhiên, có hai biện pháp cịn hạn chế trong cơng tác quản lý: biện pháp kiểm tra nề nếp thông qua việc đối chiếu sổ lên lớp với lịch giảng dạy.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học, Trưởng BMNN đã xây dựng hệ thống các biện pháp cụ thể quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy của giảng viên.

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn của giảng viên BMNN

TT Biện pháp quản lý nề nếp dạy học

Mức độ thực hiện (%) Tốt Khá TB Chƣa

tốt

1 Xây dựng quy định cụ thể việc thực hiện

giờ lên lớp của GV 30 26,7 23,3 20

2 Có kế hoạch quản lý giờ lên lớp của GV 30 36,7 20 13,3 3 Đối chiếu sổ ghi đầu bài với kế hoạch

giảng dạy 43,3 36,7 20

4 Thường xuyên theo dõi nề nếp lên lớp 20,3 23,3 33,4 23 5 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời 20 50 30 6 Sử dụng kết quả thực hiện nề nếp trong

đánh giá, xếp loại thi đua của giảng viên 36,7 33,3 30

2.2.3.7. Về việc quản lý hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy

Đối với nội dung quản lý việc vận dụng PPDH và đánh giá giờ dạy,

BMNN đã đưa ra hệ thống biện pháp phong phú. BMNN quan tâm tới hoạt động dự giờ, xây dựng quy định cụ thể về chế độ dự giờ của mỗi giảng viên. Xây dựng kế hoạch dự giờ thường xuyên và dự giờ đột xuất làm cơ sở cho việc đánh giá tồn diện đối với giảng viên. Thơng qua dự giờ, Bộ môn chỉ đạo các giảng viên rút kinh nghiệm về nội dung, phương pháp và tổ chức hoạt

động dạy học trên cơ sở đó góp phần bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên.

Với nội dung vận dụng và đổi mới PPDH, BMNN đưa ra những biện pháp cụ thể: tổ chức trao đổi, nâng cao nhận thức cho mỗi giảng viên về vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH; PP giảng dạy trên lớp, nhiều người sử dụng PP thuyết trình, chỉ một số giảng viên cho rằng họ sử dụng PP làm việc theo nhóm, đóng vai theo tình huống hay đàm thoại trên lớp, cịn đa số khác sử dụng PP thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề để HSSV xử lý (tuy nhiên, đây chỉ là các hình thức phù hợp với đặc thù mơn Ngoại ngữ mang đặc điểm phát triển kỹ năng giao tiếp, việc đóng vai, đàm thoại cũng mới chỉ dừng lại ở mức bắt chước những hội thoại trong bài học, rất ít giảng viên lơi cuốn được tồn bộ HSSV trong lớp học tích cực tham gia vào các hoạt động trên).

Mặc dù BMNN đã xây dựng được hệ thống các biện pháp khá phong phú để quản lý nội dung vận dụng, cải tiến PPDH và đánh giá giờ dạy, song việc thực thi các biện pháp còn hạn chế. BMNN tổ chức dự giờ đột xuất cịn ít, việc tổ chức rút kinh nghiệm chưa có hiệu quả, đây là hạn chế lớn vì nếu khơng phân tích rút kinh nghiệm về nội dung, PPDH thì hiệu quả của dự giờ không cao.

Đánh giá của các CBQL và giảng viên về các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV.

Bảng 2.7: Thực trạng quản lý hoạt động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và đánh giá giờ dạy của GV BMNN

TT

Biện pháp quản lý nhiệm vụ vận dụng và cải tiến PPDH

và đánh giá giờ dạy

Mức độ thực hiện (%) Rất

tốt Tốt TB

Chƣa tốt

1 Quy định chế độ dự giờ đối với GV 23,3 50 26,7 2 Tổ chức các GV của bộ môn dự giờ

thường xuyên 20 40 23,3 16,7

TT

Biện pháp quản lý nhiệm vụ vận dụng và cải tiến PPDH

và đánh giá giờ dạy

Mức độ thực hiện (%) Rất

tốt Tốt TB

Chƣa tốt

4 Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá

sau dự giờ 30 46,7 23,3

5 Nâng cao nhận thức về nhiệm vụ đổi

mới PPDH 30 40 16,7 13,3

6 Bồi dưỡng nâng cao năng lực

phương pháp cho GV 16,7 20 40 24,4

7 Tổ chức hội thảo vận dụng và đổi

mới PPDH 20 26,7 40 13,3

8 Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phương

tiện, kỹ thuật mới trong dạy học 23,3 50 26,7 9 Tổ chức thao giảng về đổi mới PPDH 10 26,7 46,7 16,6 10 Tổ chức đối thoại với HSSV về đổi

mới PPDH 13,3 16,7 46,7 23,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)