Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 103 - 104)

3.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng An hở

3.3.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV

Thi và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập để nâng cao tinh thần học tập, rèn luyện của HSSV, đồng thời củng cố và hệ thống hoá kiến thức của HSSV. Kiểm tra đánh giá là một quá trình liên tục nhằm mục đích đối chiếu q trình học tập với mục tiêu đặt ra ban đầu và nền kiến thực sẵn có của người học. Đây là khâu cơ bản của quá trình dạy học, là một qúa trình phức tạp đòi hỏi sự hợp tác giữa GV và HSSV, bao gồm tư duy phê phán, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề và phản ánh những tình huống trong chính cuộc sống hàng ngày của họ.

Kiểm tra, đánh giá là kênh thơng tin phản hồi, nhờ đó giảng viên có sự định hướng, điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra đánh giá sẽ cho biết khả năng thực hiện tốt đến đâu một kỹ năng nhất định tại một thời điểm nào đó của người học. Kiểm tra đánh giá sẽ giúp xác định rõ, miêu tả cụ thể và đưa ra những minh chứng xác thực về trình độ của người học. Bên cạnh đó, nhờ có kiểm tra, đánh giá mà người học cũng tự nhận thấy mình đã thu nhận được những gì hay đạt được mục tiêu nào trong quá trình học tập. Người học cũng cần hiểu rằng họ đã đạt được mục tiêu nhất định dựa trên những tiêu chí đã được xác định từ trước. Một khung chương trình kiểm tra đánh giá chung sẽ giúp cho cả GV và HSSV “có chung một thứ ngơn ngữ”. Đối với giảng viên, việc kiểm tra đánh giá sẽ giúp họ xây dựng được kế hoạch giảng dạy cho phù hợp đối với mỗi người học.

- Nhà trường cần chú trọng đến công tác kiểm tra, đánh giá

- GV được kiểm tra, đánh giá có thái độ hợp tác và nghiêm túc thực hiện - Các kỳ kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo an toàn và nghiêm túc.

Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Trong xu hướng xây dựng các bài tập cũng như các bài thi, kiểm tra theo quan điểm phát triển năng lực .

- Tái hiện: Trọng tâm là tái hiện, nhận biết các tri thức đã học.

- Vận dụng: Trọng tâm là việc ứng dụng tri thức đã học để giải quyết các nhiệm vụ trong những tình huống khác nhau; phân tích, tổng hợp, so sánh… để xác định các mối quan hệ của các đối tượng.

- Đánh giá: Trọng tâm là việc ứng dụng tri thức, kỹ năng đã học để giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, giải quyết các vấn đề, đánh giá các phương án khác nhau và quyết định, đánh giá các giá trị, các sản phẩm.

Yêu cầu đối với việc kiểm tra là đánh giá đúng kết quả học tập của từng HSSV, đồng thời đánh giá được chất lượng công tác giáo dục đào tạo của nhà trường. Vì vậy, kiểm tra đánh giá xếp loại học sinh, sinh viên là nhiệm vụ thường xuyên của giảng viên và được thực hiện theo quyết định số 448/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/4/ 2002 của Bộ trưởng Bộ LĐTB và XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)