Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 76)

Trên cơ sở phân tích thực trạng dạy- học tiếng Anh của trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ trong xu thế hội nhập hiện nay, khảo sát số liệu thực tế đối chiếu với cơ sở lý luận, thực tiễn cho phép chúng tôi rút ra nhận xét sau:

2.3.1. Ưu điểm và hạn chế

2.3.1.1. Ưu điểm

Đối với đội ngũ CBQL: BGH, phòng đào tạo, khoa khoa học Cơ bản và

bộ mơn tiếng Anh đều có nhận thức đúng đắn về tính cấp thiết của việc quản lý dạy - học tiếng Anh đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trường trong xu thế hội nhập.

BGH nhà trường đã có nhiều biện pháp quản lý hiệu quả đối với chất lượng dạy- học tiếng Anh tại trường.

Ngoài ra, BGH và đội ngũ CBQL cũng đã rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên tiếng Anh của nhà trường; động viên, tạo điều kiện để giảng viên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ.

Đối với giảng viên tiếng Anh: có ý thức, tinh thần trách nhiệm và tìm tịi, sáng tạo trong cơng tác giảng dạy; luôn nâng cao ý thức tự học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với học sinh, sinh viên: Đa số HSSV ý thức và thái độ học tập tốt và cố gắng trong học tập. Có nhiều HSSV đạt giải trong các kỳ thi học sinh Giỏi thành phố Trong các Hội thi ngoại khóa của Nhà trường, nhiều HSSV đã thể

hiện rất tốt khả năng tiếng Anh và rất tự tin trong giao tiếp với giảng viên hoặc người nước ngoài.

2.3.1.2. Hạn chế

Công tác quản lý dạy học tiếng Anh của BGH và phòng Đào tạo còn nhiều bất cập, chưa cụ thể và đồng bộ, chưa theo quy trình; cơng tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh còn hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học tiếng Anh tại nhà trường .

Việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch của Bộ môn chưa sâu, chưa thường xuyên, việc kiểm tra hồ sơ giảng dạy của giảng viên chưa đều đặn và chưa có quy chế thưởng, phạt rõ ràng nên chưa khích lệ, động viên các giảng viên.

Chỉ đạo việc áp dụng những kiến thức được bồi dưỡng vào trong giảng dạy còn chưa kịp thời và hiệu quả.

Chỉ đạo việc thiết kế giáo án theo phương pháp đổi mới, chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV vẫn chưa sát sao, chưa thường xuyên, liên tục và cụ thể. Do đó vẫn có những trường hợp giảng viên Bộ môn mắc khuyết điểm sai lầm khi soạn bài giảng bài và trong quá trình đánh giá kết quả học tập của HSSV.

Công tác đầu tư CSVC- TBDH cho dạy- học tiếng Anh còn chưa được quan tâm đúng mức nên ảnh hưởng tới việc vận dụng PPDH mới. Ngoài ra, do CSVC - TBDH còn nghèo nàn, đơn điệu nên chưa tạo động lực học tập cho HSSV.

Việc xây dựng và lồng ghép các nội dung tiếng Anh chuyên ngành vào giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu, hiểu về nội dung, đặc điểm từng ngành,nghề. Do đó nhà trường cần trang bị cho các giảng viên các tài liệu tham khảo về nghề nghiệp chuyên môn để giảng viên áp dụng vào trong giảng dạy.

Các hoạt động ngoại khóa cịn nghèo nàn về nội dung và hình thức nên chưa thu hút được đông đảo HSSV tham gia.

Đối với việc quản lý quá trình học tập của HSSV: quản lý việc học tập ngoại ngữ của HSSV trong nhà trường cịn chưa hiệu quả, đơi khi cịn mang tính hình thức. Tinh thần sáng tạo tự giác trong học tập của các em chưa cao. Đặc biệt là việc quản lý HSSV tự học còn kém. Cơ chế thi đua khen thưởng chưa tạo động lực thực sự trong quá trình học tập cho HSSV.

2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

Một số CB, GV và HSSV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, nhiều giảng viên bộ mơn khác cịn thờ ơ với hoạt động dạy và học tiếng Anh; nhiều GVCN chưa nhắc nhở, đơn đốc HSSV lớp mình chủ nhiệm trong việc học tập mơn tiếng Anh; nhiều HSSV chưa thực sự chăm chỉ học tập nên kết quả học tập chưa cao, chưa thể hiện đúng năng lực tâm huyết của thê hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo triển khai, thực hiện kế

hoạch của BGH và các bộ phận còn nhiều hạn chế.

Năng lực quản lý hoạt động học tiếng Anh của giảng viên bộ môn chưa

đạt yêu cầu.

2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan

Nhận thức của HSSV về việc tự rèn luyện, tự bồi dưỡng tri thức còn nhiều hạn chế nên gây nhiều khó khăn cho hoạt động dạy học tiếng Anh của Nhà trường

Việc dạy học tiếng Anh bằng các hoạt động ngoại khóa cịn nghèo nàn về nội dung và hình thức nên chưa thu hút đơng đảo HSSV tham gia

Chất lượng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giảng viên chưa cao, chưa giành nhiều thời gian để tự học tự nghiên cứu.

Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa thưỡng xuyên, chất lượng thấp, tài liệu sách tiếng Anh ít.

Một số giảng viên còn chậm đổi mới phương pháp giảng dạy, chủ yếu vẫn là phương pháp thuyết trình, tính liên hệ thực tiễn chưa cao chưa thực sự tạo được sự hứng thú trong học tập dẫn đến tình trạng một số HSSV học đối phó

Trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên vào trường khơng đồng đều cũng ảnh hưởng đến q trình dạy của giảng viên.

Phương tiện dạy học còn thiếu so với yêu cầu giảng dạy do thiếu kinh phí, chưa sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học do số giờ học ít. Tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc, nhưng chưa đánh giá được đủ cả 4 kỹ năng, thường sử dụng hình thức thi, kiểm tra viết do vậy chỉ đánh giá được 2 kỹ năng: viết và đọc hiểu là chủ yếu; nếu thi, kiểm tra vấn đáp sẽ mất rất nhiều thời gian do vậy trường chưa có điều kiện tổ chức hình thức thi, kiểm tra này.

Trình độ quản lý của cán bộ quản lý bộ mơn cịn hạn chế do chưa được dự học các lớp học về quản lý.

Từ việc phân tích thực trạng và các nguyên nhân cơ bản của thực trạng, chúng tôi thấy rằng, hoạt động dạy và học tiếng Anh của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên cũng khơng tránh khỏi cịn hạn chế, nhiều bất cập trong cơng tác quản lý. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng dạy học tiếng Anh của giảng viên và HSSV. Đồng thời, cần đưa ra những biện pháp quản lý hợp lý, có tính khả thi để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường.

Kết luận chƣơng 2

Qua khảo sát thực trạng dạy học tiếng Anh ở trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ, cho thấy:

Về ưu điểm:

-Nhà trường đang trong quá trình vừa đào tạo , vừa thực hiện các hoạt động trao đổi nhận thức cho HSSV nhằm tạo ra cách nhìn mới, cách nghĩ mới về các mơn học nói chung và mơn Tiếng Anh nói riêng.

- Nhà trường đã tự đầu tư về máy móc, thiết bị phục vụ cho mơn Tiếng Anh . Những máy móc thiết bị hiện đại này được HSSV sử dụng trực tiếp trong quá trình học tập, thực hành và sau này tham gia sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp nên đã tạo động lực nội tại thúc đẩy nhu cầu học, biết ngôn ngữ chung của cả thế giới của bản thân HSSV.

- Lực lượng giảng viên giảng dạy tiếng Anh hiện có của nhà trường đủ chuẩn về trình độ cũng như chun mơn, có kinh nghiệm giảng dạy đáp ứng được nhiệm vụ dạy học môn tiếng Anh cho HSSV; các giảng viên luôn tự học, tự nghiên cứu, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn, thực hiện chủ trương đổi mới PPDH, biết vận dụng PPDH tích cực kết hợp các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại nhằm đạt được hiệu quả tốt trong quá trình dạy học.

Đội ngũ cán bộ CBQL nói chung và giảng viên tiếng Anh nói riêng đã có ý thức về tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập.

Nhược điểm:

- Tâm lý và khả năng học Tiếng Anh của HSSV chưa được thuận lợi: Nhiều em chưa xác định tốt động cơ học tập đối với mơn học trong tình hình hiện nay.

- Trình độ Tiếng Anh đầu vào của HSSV còn thấp, chưa đồng đều cùng với số lượng HSSV trong lớp đông ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp thu bài giảng của thầy và cũng như hạn chế khả năng tự học của các em. Do đó, chất lượng dạy học tiếng Anh chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

- Đội ngũ giảng viên tiếng Anh nhìn chung có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, giảng viên nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ chiếm tỉ lệ khá nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giảng dạy.

- Giảng viên tiếng Anh chưa được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp giảng dạy mới, kỹ năng soạn giảng, kỹ năng biên soạn đề thi, đề kiểm tra theo hướng đổi mới chương trình tiếng Anh hiện nay.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học bộ môn chưa thực sự khoa học, khách quan. Việc kiểm tra các kỹ năng của môn học tiến hành chưa đồng đều. Hai kỹ năng cần thiết cho hoạt động giao tiếp chưa được kiểm tra đánh giá đúng mức.

- Việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ cịn hạn chế. Thực trạng cơng tác quản lý dạy học tiếng Anh còn nhiều bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ môn. Việc quản lý hoạt động Bộ mơn cịn kém, chưa sâu sát; quản lý CSVC và TDBH và việc khai thác còn chưa cao;

- Giảng viên chưa thực sự là người hướng dẫn cho HSSV học tập nên chưa phát huy hết tính chủ động, sáng tạo, nhận thức đúng, tư duy tích cực, phương pháp học tập đúng nên tạo hiệu quả học tập còn chưa đồng đều.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng quản lý dạy học môn tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học bộ môn này.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG CAO ĐẲNG

KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

3.1. Chiến lƣợc phát triển đào tạo nghề nghiệp và định hƣớng phát triển dạy-học tiếng Anh ở các trƣờng cao đẳng

3.1.1. Chiến lược phát triển nghề nghiệp

3.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển đào tạo nghề nghiệp thời kỳ 2011- 2020

1. Phát triển đào tạo nghề nghiệp là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, địi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu của thị trường lao động. 2. Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về đào tạo nghề nghiệp, nhằm tạo động lực phát triển đào tạo nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

3. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo nghề nghiệp là một quá trình, vừa phổ cập nghề nghiệp cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

4. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển đào tạo nghề nghiệp, tập trung xây dựng các trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề nghiệp trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề nghiệp thời kỳ 2011- 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, đào tạo nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp và trình độ đào tạo; chất

lượng đào tạo của một số nghề nghiệp đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện đào tạo nghề nghiệp để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp đạt 40%, tương đương 23,5 triệu vào năm 2015 (trong đó trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ là 23%).

- Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới cao đẳng, trung cấp khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo “Đề án đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956).

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới cao đẳng, trung cấp khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo Đề án 1956.

- Đến năm 2015 có khoảng: 190 trường cao đẳng (60 trường ngồi cơng lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp(100 trường ngồi cơng lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (320 trung tâm ngồi cơng lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường cao đẳng và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoặc trường trung cấp. Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng (80 trường ngoài cơng lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp(120 trường ngồi cơng lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (350 trung tâm ngồi cơng lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm giáo dục nghề nghiệp kiểu mẫu.

- Đến năm 2015 có 51.000 giáo viên đào tạo nhề nghiệp (trong đó có khoảng 17.000 người dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngồi cơng lập), trong đó dạy cao đẳng 13.000 người, trung cấp 24.000 người, dạy sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy) là 14.000 người. Đến năm 2020 có 77.000 giáo viên đào tạo nghề nghiệp (trong đó có khoảng 25.000 người dạy trong các cơ sở đào tạo nghề nghiệp ngồi cơng lập), trong đó dạy cao đẳng 28.000 người, trung cấp 31.000 người, dạy sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng (không bao gồm người đào tạo nghề nghiệp) là 18.000 người.

- Đến năm 2015 ban hành 130 chương trình, giáo trình cho các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia; sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 300 chương trình, giáo trình sơ cấp và dưới 3 tháng để đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 200 chương trình, giáo trình sơ cấp và dưới 3 tháng để đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn.

- Tất cả các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia , nghề nghiệp cấp khu vực, quốc tế; các trường chất lượng cao, trung tâm giáo dục nghề nghiệp kiểu mẫu được kiểm định chất lượng.

- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia. Đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)