Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ G

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 95 - 98)

3.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng An hở

3.3.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ G

giảng viên dạy tiếng Anh của nhà trường

Giảng viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong thực

hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giảng viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường.

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những cơng tác vơ cùng quan trọng, có ý nghĩa nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Bồi dưỡng nhằm bổ sung cập nhật, đào tạo tiếp tục và đào tạo lại về chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.

Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến chất lượng đào tạo, đến uy tín của nhà trường. Vì vậy, xây dựng đội ngũ giảng viên phải đảm bảo cả về số lượng, cơ cấu và mạnh về chất lượng, vững vàng về tư tưởng chính trị.

Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên nhằm mục đích đáp ứng tối đa cho yêu cầu, mục tiêu đó đề ra, khắc phục những hạn chế, thiếu sót về mặt quan điểm, nội dung phương pháp dạy học.

Giảng viên có thêm cơ hội cập nhật kiến thức, những tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu về đào tạo được mở rộng hiện nay của nhà trường.

3.3.3.2. Nội dung của biện pháp

+ Có tâm: Yêu nghề, yêu quý HSSV, có khả năng hồ đồng giúp đỡ đồng nghiệp, có tinh thần cộng tác, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong q trình thực hiện nhiệm vụ.

+ Có trí thức: Giỏi nghề, năng động, sáng tạo.

+ Có kỹ năng: Có khả năng vận dụng thành thạo những tri thức chuyên môn

vào hoạt động dạy học, nghiên cứu khoa học.

+ Có phương pháp khoa học: Làm việc theo khoa học, tổ chức tốt các hoạt động một cách khoa học.

+ Có sức khoẻ để đảm bảo thực hiện tốt công việc.

Các GV cần phải bồi dưỡng về các kỹ năng như:

+ Bồi dưỡng kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng hướng dẫn HSSV hoạt động,

kỹ năng tạo tình huống có vấn đề, kỹ năng thực hành và kỹ năng ra đề kiểm tra theo kiểu trắc nghiệm, trắc nghiệm tự luận.

+ Bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng soạn giáo án, nhất là giáo án điện tử

+ Bồi dưỡng và rèn luyện các kỹ năng chung mang tính cơng cụ như kỹ năng

sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học, kỹ năng khai thác thông tin trên mạng, kỹ năng tham gia hội thi nghiên cứu tài liệu...

3.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Ngay từ đầu năm học, BGH kết hợp với phòng Tổ chức và phịng Đào tạo & Cơng tác HSSV xây dựng kế hoạch bồi dưỡng về chuyên môn cho giảng viên trên cơ sở căn cứ vào trình độ hiện có của giảng viên, căn cứ vào kế hoạch giảng dạy của giảng viên, căn cứ vào những điều kiện khác như lứa tuổi, điều kiện về gia đình, nhu cầu được bồi dưỡng của bản thân mỗi giảng viên …. Tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường cho giảng viên bằng cách mời các chuyên gia nước ngoài, các giảng viên ở các trường đại học, học viện. Ngoài ra, nhà trường có thể liên kết đào tạo với một số trường đào tạo của nước ngoài để gửi số giảng viên đi bồi dưỡng chuyên môn theo chuyên đề hoặc dự án.

Nhà quản lý khuyến khích các giảng viên tự học, tự bồi dưỡng như học chuyên môn trực tuyến qua hệ thống mạng vi tính.

Nhà trường cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giảng viên trong tồn trường. Các giảng viên có cơ hội thấy được những cái hay, cái tốt, hữu ích của những bài giảng giỏi, tiết dạy hay của trường hay thành phố, quốc gia. Nhà trường có thể mời những chuyên gia về lĩnh vực phương pháp dạy học để tư vấn, bồi dưỡng cho giảng viên các kỹ năng dạy học, soạn bài. Khoa và tổ môn thường xuyên lên kế hoạch dự giờ để trao đổi, rút kinh nghiệm giảng dạy.

Việc bồi dưỡng và nâng cao trình độ giáo viên có thể thơng qua nhiều hình thức như:

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, tin học và các kiến thức về phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, về phương pháp dạy học mới;

- Bồi dưỡng năng lực chuyên mơn thơng qua các khố tập huấn để tiếp cận với những kiến thức mới;

- Tham gia các khoá học bồi dưỡng chuyên môn do Bộ tổ chức;

- Tổ chức các cuộc họp trao đổi, thảo luận giữa đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng Anh, có thể thường xuyên được tổ chức theo một thời khoá biểu được lên lịch sẵn cho cả năm học.

- Tổ chức dự giờ và đánh giá giờ giảng;

- Tổ chức hội thi giảng viên dạy giỏi cấp khoa, trường để tạo “sân chơi” cho các giảng viên thể hiện khả năng chuyên môn, năng lực sư phạm của mình trước đồng nghiệp và thơng qua đó phân tích bài giảng để giảng viên được học tập rút kinh nghiệm về cách thức soạn giáo án, về sử dụng phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện dạy học và, trình bày bảng … đồng thời đây cũng chính là hình thức bồi dưỡng tại chỗ chun mơn và nghiệp vụ cho giảng viên.

3.3.3.4. Các điều kiện thực hiện biện pháp

BGH thường xuyên cập nhật các thông tin của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên về yêu cầu bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên tiếng Anh để kịp thời cử giảng viên tham gia.

BGH Nhà trường hỗ trợ kinh phí để Bộ môn, khoa mua các tài liệu giảng dạy cho giảng viên tự học nâng cao trình độ.

BGH khuyến khích, tạo điều kiện cho giảng viên học tập nâng cao trình độ.

Để giảng viên sử dụng thành thạo và khai thác hiệu quả các phương pháp và thiết bị dạy học hiện đại vào dạy học, nhà trường cần có kế hoạch cho giảng viên học và tự học các lớp vi tính. Cần có cơ chế khen thưởng rõ ràng, thích đáng nhằm khuyến khích giảng viên tiếng Anh và các giảng viên khác tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

GVBM ln có tinh thần trách nhiệm trong công tác nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và sẵn sàng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)