Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 106 - 112)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn ngoại ngữ cho HSSV, chúng tơi đưa ra ba nhóm biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao kết quả hoạt động dạy học cho học sinh, sinh viên. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện thực nghiệm để kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp nêu trên, chúng tôi đã lấy ý kiến trưng cầu của cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trường. Quá trình khảo sát được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Lập phiếu điều tra

Với các biện pháp đã nêu chúng tôi tiến hành điều tra trên 2 nội dung:

- Điều tra về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất cần thiết, cần thiết, khơng cần thiết.

- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý theo 3 mức: Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 30 cán bộ quản lý và 30 giảng viên từ Ban Giám hiệu cho tới các phòng ban chức năng, các khoa đào tạo, BMNN.

- Đối với cán bộ quản lý: là những cán bộ chủ chốt từ cấp bộ mơn, khoa, phịng ban chức năng cho tới BGH có nhiều kinh nghiệm và thâm niên trong

cơng tác quản lý nói chung, quản lý hoạt động dạy học mơn ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên.

- Đối với giảng viên: Chọn những giảng viên ở các phòng, khoa, BMNN là những GV có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy.

Bước 3: Phát phiếu điều tra

Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu

Bảng 3: Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý T T Các nhóm biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Nhóm 1: Các biện pháp lập kế hoạch và quản lý hoạt động dạy môn ngoại ngữ của giảng viên

1.1

Xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo

93,3 6,7 0 90 10 0

1.2

Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV

96,7 3,3 0 96,7 3,3 0

1.3 Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH

93,3 6,7 0 86,7 13,3 0

1.4

Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên mơn

Nhóm 2: Các biện pháp quản lý hoạt động học tiếng Anh cho HSSV

2.1

Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động học ngoại ngữ của HSSV

100 0 0 93,3 6,7 0

2.2

Tăng cường quản lý việc học tập trên lớp và tự học ngoại ngữ của HSSV

100 0 0 96,7 3,3 0

Nhóm 3: Các biện pháp quản lý các hoạt động hỗ trợ cho dạy học môn ngoại ngữ cho HSSV

3.1

Hoạt động ngoại khố, tạo mơi trường ngoại ngữ

86,7 13,3 0 86,7 13,3 0

3.2

Tăng cường hiệu quả quản lý CSVC- trang thiết bị dạy học môn ngoại ngữ; nâng cấp thư viện, bổ sung giáo trình, tài liệu dạy và học

90 10 0 86,7 13,3 0

Nhận xét: Thu nhận ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên từ phiếu trả lời

và qua trao đổi thêm về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã trình bày, chúng tơi nhận thấy: tất cả các ý kiến đều thống nhất trong nhận định là các nhóm biện pháp mà luận văn nêu ra đều mang tính cấp thiết và khả thi cao, tuy nhiên tỷ lệ cao thấp cũng có thay đổi ở từng biện pháp.

*) Nhóm biện pháp thứ nhất:

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy môn ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên 1.1. Xây dựng kế hoạch đào tạo, quản lý việc thực hiện kế hoạch đào tạo được đánh giá ngang bằng với biện pháp Tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới

phương pháp dạy học (93,3%) về tính cấp thiết, nhưng có tính khả thi cao hơn (90 và 86,7%); giảng viên cần chú trọng đến phương pháp giảng dạy linh hoạt và kết hợp với công tác tăng cường kiểm tra đánh giá chặt chẽ sẽ thúc đẩy hoạt động học tập của HSSV có hiệu quả.

1.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV được đánh giá cao nhất về cả mức độ cần thiết (96,7%) và tính khả thi (96,7%).

1.4. Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của tổ chuyên môn được đánh giá thấp hơn các biện pháp trên nhưng vẫn là một biện pháp mang tính khả thi (90%) và tính cấp thiết cao (86,7%).

Nhìn chung các ý kiến đều đánh giá rất cao tính hiệu quả và tính khả thi của biện pháp trong nhóm biện pháp thứ nhất. Về tính cấp thiết các ý kiến có đánh giá thấp hơn nhưng vẫn ở mức cao.

*) Nhóm biện pháp thứ hai:

Các biện pháp quản lý hoạt động học môn ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên 2.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động học ngoại ngữ của HSSV 2.2. Tăng cường quản lý việc học tập trên lớp và tự học ngoại ngữ của HSSV Nhìn chung các ý kiến đánh giá tính cần thiết của các biện pháp trong nhóm biện pháp thứ hai ở mức cao nhất (100%). Riêng tính khả thi của các biện pháp được đánh giá thấp hơn (93,3% và 96,7%).

*) Nhóm biện pháp thứ ba:

Các biện pháp quản lý các hoạt động hỗ trợ cho dạy học môn ngoại ngữ cho HSSV.

3.1. Hoạt động ngoại khố, tạo mơi trường ngoại ngữ

Xây dựng môi trường học ngoại ngữ tích cực qua tổ chức CLB tiếng Anh, sinh hoạt dã ngoại nói tiếng Anh. Những người được hỏi có ý kiến cho tính cấp thiết: 86,7%, tính khả thi: 86,7%,

3.2. Tăng cường hiệu quả quản lý cơ sở vật chất - trang thiết bị dạy học môn ngoại ngữ; nâng cấp thư viện, bổ sung giáo trình, tài liệu dạy và học

Nhà trường xem biện pháp này là biện pháp hỗ trợ để thúc đẩy hoạt động dạy học cho HSSV như tập trung ngân sách cho việc nâng cấp cơ sở hạ tầng như phòng học, thư viện, trang thiết bị dạy học hiện đại, tài liệu, băng sách mới cập nhật - góp phần nâng cao chất lượng đào tạo

Tóm lại: các biện pháp trong ba nhóm biện pháp quản lý nêu trên là những biện pháp chủ yếu, cơ bản được các chủ thể đánh giá cao về cả 2 tiêu chí: tính cấp thiết, và tính khả thi. Điều này có nghĩa là những biện pháp này được xác định là cần thiết và thiết thực đối với công tác quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên trong nhiều biện pháp, tính khả thi được đánh giá thấp hơn so với tính cấp thiết, có nghĩa là khi thực hiện các biện pháp này sẽ gặp phải nhiều trở ngại. Nhà trường cần thực hiện các biện pháp này một cách nghiêm túc và đồng bộ để nâng cao kết quả dạy học ngoại ngữ cho HSSV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Chúng tôi hy vọng khi các biện pháp quản lý đó đề xuất trong luận văn này được áp dụng sẽ góp phần tích cực vào việc quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ cho HSSV.

Kết luận chƣơng 3

Trong quá trình quản lý và chỉ đạo việc dạy học môn tiếng Anh người quản lý phải ln tìm hiểu và phát hiện những yếu tố tích cực để phát huy, hạn chế những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học để nghiên cứu tìm các giải pháp thích hợp để quản lý tốt hơn. Có quản lý tốt HĐD của GV mới quản lý được HĐH của HSSV và thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV mới nhận được những thông tin phản hồi về chất lượng dạy học môn TA tại trường từ đó điều chỉnh PPDH của GV, đồng thời cũng giúp HSSV điều chỉnh phương pháp học, tự học, tự nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn góp phần đạt được mục tiêu đào tạo chung của nhà trường.

Từ những kết quả thu được qua khảo sát, kết hợp với những cơ sở đề xuất các giải pháp, tác giả khẳng định các giải pháp đề xuất có thể áp dụng vào cơng tác dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn TA tại trường CĐKTCN. Tuy nhiên, các giải pháp cần được tiến hành đồng bộ mới tạo được sức mạnh tổng thể góp phần nâng cao chất lượng dạy học TA tại trường một cách có hiệu quả. Và trong q trình thực hiện tuỳ theo điều kiện tình hình thực tế của trường ở từng giai đoạn nhất định, người quản lý cần phải sử dụng các giải pháp một cách linh hoạt để phát huy tối đa hiệu của của các giải pháp.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy- học tiếng Anh tại trường Cao

đẳng Kỹ thuật Công nghệ”, tác giả rút ra một số kết luận và kiến nghị như

sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)