Các nguyên tắc xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 87)

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của nhà trường trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn của nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ, không làm xáo trộn về tổ chức, khơng thay đổi tồn bộ chương trình đào tạo hoặc khơng đảm bảo ngun tắc dạy học. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện.

Như vậy, mục tiêu của đề tài “ Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở

trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơng nghệ” chính là tìm ra một số giải pháp quản

lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ cho học sinh ở trường CĐKTCN. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể.

3.2.2. Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phải được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ. Bởi vì các giải pháp này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đề ra.

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo dựa trên cơ sở của các nghiên cứu lý luận, thực tiễn và có khả năng thực hiện trong hiện thực; các thông tin quản lý phải chính xác, nội dung và ý tưởng phải rõ ràng, không làm cho đối tượng quản lý hiểu sai lệch dẫn đến thực hiện khơng có hiệu quả; các giải pháp cũng phải tính đến các điều kiện, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn của nhà trường.

3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo của Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ thông qua việc tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho HSSV. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiếng Anh cho HSSV trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

3.2.5. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp phải đảm bảo không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, mà phải hỗ trợ lẫn nhau, liên hệ một cách chặt chẽ và nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Việc quản lý q trình dạy học phải được làm tốt từ chính các giảng viên và HSSV. Việc làm này phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của CBQL, Bộ môn tiếng Anh của nhà trường.

3.2.6. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ và có khả năng trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải được kiểm chứng, khảo sát khách quan, có căn cứ

và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh kịp thời với thực tiễn .

Từ những cơ sở lý luận về dạy - học và quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ, trên cơ sở xin ý kiến lãnh đạo nhà trường, các phịng ban, bộ mơn có liên quan, các GV và CBQL về các biện pháp, căn cứ vào đặc điểm, điều kiện thực tế, mục tiêu đào tạo của nhà trường, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho HSSV tại nhà trường nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho HSSV, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.3. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học tiếng Anh ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ

3.3.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HSSV về vai trò của dạy và học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL và GV nhà trường về vai trò của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, từ đó, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo.

Thơng qua các hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa, người CBQL nâng cao nhận thức cho GV và HSSV nhà trường về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức về vai trò to

lớn, vị trí quan trọng của tiếng Anh trong đội ngũ GV và HSSV.

Nhà quản lý cần tạo động lực thôi thúc giảng viên dạy tiếng Anh nhiệt tình hơn, chất lượng tốt hơn, cũng như khuyến khích HSSV học tiếng Anh siêng năng hơn, hiệu quả hơn và tự giác hơn.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thơng qua các hoạt động tun truyền chính khóa và ngoại khóa

+ Đối với giảng viên: lồng ghép việc tuyên truyền vai trò, vị trí của tiếng Anh thơng qua các cuộc họp, hội thảo toàn trường, các buổi sinh hoạt của khoa khoa học Cơ bản hoặc Bộ môn.

+ Đối với HSSV: Giảng viên cần chú trọng việc nâng cao nhận thức cho HSSV về tầm quan trọng của bộ mơn trong mỗi khố học, bài học và tiết học. Đây cũng được coi là một nghệ thuật sư phạm của người thầy. Bởi nếu chúng ta làm cho các em nhận thức đúng vấn đề, nghĩa là đó mở một sự thành cơng trong cơng việc giảng dạy.

Bên cạnh đó, Bộ mơn cần kết hợp với phòng Đào tạo, khoa Cơ bản và Đoàn TN nhà trường để tổ chức các hoạt động ngoại khố tiếng Anh nhằm thu hút, lơi cuốn HSSV tự giác học tập, luyện tập, thực hành bộ môn này. Đồng thời, HSSV cũng có cơ hội nâng cao nhận thức về mức độ cần thiết, quan trọng của tiếng Anh.

Các hình thức ngoại khóa cụ thể là: Festival tiếng Anh, Olympic tiếng Anh, CLB tiếng Anh, góc học tập tiếng Anh; tổ chức các buổi Seminar thảo luận theo chủ đề (có thể mời chuyên gia người nước ngoài, các giảng viên và HSSV của nhà trường và các trường bạn tham gia); tổ chức tham quan thực hành Tiếng tại các trung tâm tiếng Anh có uy tín hoặc tại các Cơng ty có người nước ngồi làm việc,…

Ngồi ra, thơng qua các đợt sinh hoạt tập trung toàn trường, Lễ khai giảng và bế giảng, các buổi đại hội đoàn trường, đại hội chi đoàn, sinh hoạt các chi đoàn, sinh hoạt lớp đều có thể kết hợp tun truyền về vị trí, vai trị tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay.

Sử dụng đòn bẩy khen thưởng

Nhà quản lý cần thiết phải sử dụng đòn bẩy khen thưởng một cách thích hợp xác đáng và kịp thời nhằm tạo động lực trong cả giảng viên và HSSV. Tuy nhiên, việc khen thưởng phải đúng người, đúng việc. Nhà quản lý cần làm cho mọi người thấy rằng mỗi cá nhân (giảng viên hay HSSV) đó có nhiều nỗ lực để đạt được kết quả phải dựa vào các tiêu chí đó thống nhất từ trước; BGH cũng cần có những hình thức khen thưởng cho phù hợp với mỗi cá nhân và mỗi tập thể. Khen chê đúng sẽ tạo động lực thúc đẩy sự cố gắng vươn lên tạo sự công bằng trong tập thể.

Tạo môi trường dạy học thân thiện, cởi mở

Nghĩa là BGH cần xây dựng cho mọi người nề nếp làm việc và học tập có kỉ cương theo đúng quy chế. Làm cho mọi thành viên trong tổ chức sống có thiện chí với nhau, tin cậy nhau, thương yêu bao dung lẫn nhau; sống và làm việc trong một tập thể đồn kết, thương u, giúp đỡ lẫn nhau. Có như vậy, mọi người sẽ nỗ lực làm việc và mong muốn sẽ đóng góp hết mình vào cơng việc chung.

3.3.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trước hết, BGH phải nhận thức đúng đắn về vai trị, vị trí của tiếng Anh trong xu thế hội nhập, từ đó tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho CBGV và HSSV về tầm quan trọng của tiếng Anh.

BGH cần thường xuyên cập nhật các văn bản của cơ quan cấp trên hướng dẫn về công tác giảng dạy tiếng Anh.

Các lực lượng trong trường tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng của tiếng Anh thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.

Các giảng viên tiếng Anh có trình độ và năng lực sư phạm đạt chuẩn trở lên

3.3.1.5 Tác động, nâng cao trách nhiệm giảng dạy của giảng viên

Bản thân giảng viên phải ý thức sâu sắc tầm quan trọng của hoạt động dạy học, nâng cao nhận thức về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và những vấn đề đổi mới về giáo dục nghề nghiệp trong xu thế hội nhập quốc tế. Thêm vào đó, cần phải giáo dục ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, khuyến khích họ tham gia các khoá tập huấn sử dụng và áp dụng bộ chương trình chung của Bộ LĐ - TB và XH.

Giảng viên được yêu cầu giảng dạy theo chuẩn TOEIC ít nhất phải có bằng cử nhân hoặc bằng cấp tương đương tính theo kinh nghiệm giảng dạy trước đó.

Tổ chức cho giảng viên quán triệt sâu sắc nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo (của Trung ương cũng như địa phương). Trong các hội thi giảng viên dạy giỏi cấp trường hàng năm, đưa kiểm tra nhận thức xã hội của giảng viên vào tiêu chí để đánh giá, xếp loại.

Cùng với Cơng đồn thơng qua hội nghị viên chức hàng năm, các buổi sinh hoạt hội đồng sư phạm hàng tháng và sinh hoạt chuyên môn tại khoa, tại tổ môn giúp cho giảng viên có định hướng đúng đắn và ý thức được trách nhiệm của mình trong cơng tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng.

Tổ chức các hoạt động chuyên đề và cung cấp các kênh thông tin khác về hoạt động dạy học để giáo viên hiểu và thấm sâu. Tổ chức thực hiện thông qua các hoạt động thực tiễn dạy học, giúp giảng viên hiểu và xác định trách nhiệm cao đối với với công việc.

Tạo điều kiện thuận lợi về tài liệu, về phương tiện, về thời gian để giảng viên tự bồi dưỡng.

3.3.1.6. Tác động, nâng cao ý thức học tập của học sinh-sinh viên

Như chúng ta biết, HSSV các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp nói chung là những lớp người trẻ, lớn lên, trưởng thành từ các nhà trường XHCN, họ đều có điểm chung là nhạy cảm với các vấn đề xã hội, có hướng vươn lên trong học tập, công tác, hăng say học tập, nghiên cứu khoa học, năng động

trong các hoạt động, họ là những người mới tiếp xúc môi trường sinh hoạt tập thể, trong quá trình học họ có những biến đổi nhân cách khác nhau, do đó quan niệm về lối sống, quan niệm về học tập, rèn luyện cũng ở mức độ khác nhau, tâm lý có thể phát triển theo hướng tích cực hoặc tiêu cực trong hành vi quan niệm của cá nhân về định hướng giá trị.

Nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp là đào tạo những người cơng nhân có tay nghề đáp ứng yêu cầu xã hội. Môi trường học nghề và rèn nghề của họ không chỉ tiếp thu về kiến thức chun mơn ở trường mà cịn phải rèn luyện tay nghề ở xưởng, nhà máy, xí nghiệp... do vậy hoạt động học của HSSV không những nắm chắc về kiến thức chuyên môn mà cịn cần những tác phong cơng nghiệp, kỹ năng, kỹ xảo trong công việc. Nhưng do đầu vào của HSSV ở các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thấp, thêm vào đó với suy nghĩ là họ học xong chỉ làm những người công nhân họ học tiếng Anh cũng chẳng để làm gì cả. Do vậy, phải giúp họ hiểu được tầm quan trọng của việc học môn tiếng Anh trong thời đại mới.

Ngoài ra, giảng viên cần phải biết được những đặc điểm của người học, trên cơ sở đó xây dựng và phát triển bài giảng khơng những phát huy được cả điểm mạnh mà còn đáp ứng được nhu cầu của họ.

Thêm vào đó, cần bồi dưỡng phương pháp học tập cho HSSV. Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trị quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính sáng tạo của HSSV, giúp HSSV có thể tiếp thu bài tốt hơn.

3.3.2. Tăng cường QL hoạt động sinh hoạt chuyên môn của Bộ môn TA

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua hoạt động tổ chuyên môn, thực hiện tốt việc nâng cao nhận thức, bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho GV, bám sát thường xuyên việc kiểm tra thực hiện kế hoạch GV, nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn của Giảng viên nhằm có phương hướng, biện pháp quản lý cụ thể, từ đó nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.

Ngay từ đầu năm học, Bộ môn cần xây dựng kế hoạch chung của Bộ môn theo học kỳ.

Tổ chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch giảng dạy tiếng Anh theo kế hoạch năm học của Nhà trường.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của Bộ môn tiếng Anh.

3.3.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Tổ trưởng chuyên môn phải xây dựng kế hoạch, các chỉ tiêu và biện pháp cụ thể. Trên cơ sở đó, tổ trưởng hướng đẫn giảng viên xây dựng kế hoạch cá nhân

phù hợp kế hoạch bộ môn.

Yêu cầu các giảng viên phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ như nề nếp kỷ

cương dạy học, việc thực hiện chương trình, soạn bài, giờ lên lớp, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HSSV.

Tăng cường duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn hàng tuần, hàng tháng để nắm bắt kịp thời những thông tin về đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách, những nội dung, quy định... của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội, của nhà trường đối với môn tiếng Anh.

Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, giảng viên có cơ hội trao đổi, thảo luận về kiến thức chuyên môn, PPDH cũng như các nghiệp vụ khác. Bên cạnh đó, tăng cường cơng tác dự giờ của bộ môn. Bởi thông qua hoạt động này, giảng viên sẽ học hỏi lẫn nhau và rút kinh nghiệm về PPDH cũng như kiến thức chuyên môn.

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giảng viên

tiếng Anh. Việc đánh giá kết quả hoạt động của bộ môn sẽ làm cơ sở thi đua của mỗi cá nhân, của tập thể, khoa, bộ môn vào các đợt thi đua của nhà trường. Kiểm tra, đánh giá hoạt động của Bộ môn nghiêm túc, thường xuyên sẽ làm tăng ý thức trách nhiệm thực hiện kế hoạch của Bộ môn.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH xác định đúng vai trị quan trọng của sinh hoạt chun mơn để có kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm đôn đốc, nhắc nhở kịp thời. Đồng thời, tạo điều kiện cho bộ môn sinh hoạt chuyên môn đầy đủ, đại diện BGH có thể tham gia sinh hoạt chun mơn của bộ môn.

Tổ trưởng bộ môn và giảng viên nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sinh hoạt tổ chuyên môn và nghiêm túc thực hiện

3.3.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh của nhà trường giảng viên dạy tiếng Anh của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)