Chỉ đạo việc áp dụng những phương pháp dạy học tiếng Anh hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 98 - 103)

3.3. Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiếng An hở

3.3.4. Chỉ đạo việc áp dụng những phương pháp dạy học tiếng Anh hiện đạ

đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Như chúng ta đã biết khơng có một phương pháp dạy học tồn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong tồn bộ q trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học. Dạy học tồn lớp, dạy học nhóm, nhóm đơi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng. Tình trạng độc tơn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thơng qua làm việc nhóm.

Nâng cao năng lực chuyên môn vào hiệu quả giảng dạy của các giảng viên; áp dụng thành công, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học hiện đại theo quan điểm đổi mới, phù hợp với xu thế của thời đại và yêu cầu của xã hội.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Đổi mới PPDH không phải là thay cái cũ bằng cái mới mà là sự kế thừa và sử dụng một cách có chọn lọc, sáng tạo hệ thống phương pháp dạy học truyền thống. Đổi mới PPDH cũng là đổi mới kỹ thuật thực hiện PPDH hiện đang sử dụng trong nhà trường.

Đổi mới PPDH cần đạt trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình SGK và thiết bị dạy học, đặc biệt là năng lực người dạy.

Trong thực tiễn dạy học ở các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp hiện nay, nhiều giảng viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợp thuyết trình của giảng viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HSSV. Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong bài thuyết trình, mà cịn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụng những chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp. Mặt khác, việc bổ sung dạy học bằng cách làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hóa"bên ngồi" của HSSV. Muốn đảm bảo việc tích cực hóa "bên trong" cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác. Đặc biệt với bộ mơn ngoại ngữ đặc thù như tiếng Anh.

- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề. (Dạy học nêu vấn đề, dạy học

nhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. HSSV được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thơng qua việc giải quyết vấn đề, giúp HSSV lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương

pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của HSSV, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức độ tự lực khác nhau của HSSV.

Các tình huống có vấn đề là những tình huống khoa học chun mơn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn. Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến vấn đề khoa học chun mơn là ít chú ý hơn đến các vấn đề gắn với thực tiễn. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết các vấn đề nhận thức trong khoa học chun mơn thì HSSV vẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luận dạy học cịn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

- Vận dụng dạy học theo tình huống. Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp. Quá trình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạo điều kiện cho sinh viên kiến tạo chi thức theo cá nhân và trong mối tương tác xã hội của việc học tập.

Các chủ đề dạy học phức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn. Trong nhà trường, các môn học được phân theo các mơn khoa học chun mơn, cịn cuộc sống thì ln diễn ra trong những mối quan hệ phức hợp. Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn lý thuyết cơ sở, rèn luyện cho HSSV năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn và rèn luyện tay nghề.

Phương pháp nghiên cứu là một phương pháp dạy học điển hình của dạy học theo tình huống, trong đó HSSV tự lực giải quyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thơng qua làm việc nhóm.

Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn với việc đào tạo nhà trường với thực tiễn hiện nay của hệ thống trường nghề.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin trong dạy học.

Phương tiện dạy học có vai trị quan trọng trong việc đổi mới phương

pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy nghề. Việc sử dụng các phương pháp dạy học cần phù hợp với mối quan hệ giữa phương tiện dạy học và phương pháp dạy học. Trong khuôn khổ dự án phát triển trình độ tay nghề, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự tạo của giảng viên ln có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy.

Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Đa phương tiện và cơng nghệ thơng tin có nhiều khả năng ứng dụng trong dạy học. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử.

- Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo. Kỹ

thuật dạy học là những cách thức hành động của giảng viên và học sinh, sinh viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp dạy học, ở phương pháp này các giảng viên ở các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp áp dụng nhưng còn rất hạn chế.

- Tăng cường các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn. Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Vì vậy bên cạnh những phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ mơn khác nhau thì việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trị quan trọng trong dạy học bộ mơn. Đối với bộ mơn tiếng Anh có rất nhiều phương pháp đa dạng có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy như:

- Các bài tập mô phỏng - Hoạt động trong lớp - Bài tập theo tình huống - Giảng giải

- Thảo luận theo nhóm - Bài tập đóng vai

- Làm việc theo cặp, nhóm nhỏ và nhóm lớn - Đối thoại

Việc lựa chọn những phương pháp phù hợp với nội dung từng bài học và đối tượng học sinh là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.

3.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

BGH cần phải triển khai nội dung áp dụng phương pháp dạy học tiếng Anh hiện đại tới Bộ môn và chỉ đạo triển khai áp dụng dạy thử nghiệm để các giảng viên dự giờ, rút kinh nghiệm. Sau đó sẽ áp dụng đại trà các lớp.

BGH lập kế hoạch cử giảng viên tham gia các lớp tập huấn về phương pháp dạy học mới và cách sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao nhận thức của giảng viên về cách thức thực hiện của mỗi PPDH: ưu điểm và hạn chế của nó để giảng viên có thể khai thác một cách hiệu quả, phù hợp nhất tuỳ theo đối tượng và điều kiện giảng dạy.

Nhà trường có kế hoạch đầu tư mua sắm TBDH hàng năm để đáp ứng yêu cầu ứng dụng PPDH hiện đại đối với mơn tiếng Anh nói riêng và các mơn học khác nói chung.

3.3.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

BGH xác định rõ về vai trò của đổi mới PPDH trong công tác giáo dục và

đào tạo của Nhà trường.

Bản thân mỗi giảng viên phải rèn luyện được sự tự tin, khả năng nhạy bén, linh hoạt khi áp dụng những PPDH tiếng Anh hiện đại. Do đó, địi hỏi chuyên môn của giảng viên phải thật vững, có nghệ thuật, năng lực sư phạm, biết xử lý tình huống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)