Chiến lược phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 82)

3.1. Chiến lược phát triển đào tạo nghề nghiệp và định hướng phát triển dạy-

3.1.1. Chiến lược phát triển nghề nghiệp

3.1.1.1. Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển đào tạo nghề nghiệp thời kỳ 2011- 2020

1. Phát triển đào tạo nghề nghiệp là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội; là một nội dung quan trọng của chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, địi hỏi phải có sự tham gia của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp, cơ sở sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đào tạo nghề nghiệp theo nhu cầu của thị trường lao động. 2. Thực hiện đổi mới cơ bản, mạnh mẽ quản lý nhà nước về đào tạo nghề nghiệp, nhằm tạo động lực phát triển đào tạo nghề nghiệp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

3. Nâng cao chất lượng và phát triển quy mô đào tạo nghề nghiệp là một quá trình, vừa phổ cập nghề nghiệp cho người lao động, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu của các ngành, nghề sử dụng nhân lực có tay nghề cao trong nước và xuất khẩu lao động.

4. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển đào tạo nghề nghiệp, tập trung xây dựng các trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường đạt đẳng cấp quốc tế; các nghề nghiệp trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển đào tạo nghề nghiệp thời kỳ 2011- 2020

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020, đào tạo nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp và trình độ đào tạo; chất

lượng đào tạo của một số nghề nghiệp đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện đào tạo nghề nghiệp để nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp đạt 40%, tương đương 23,5 triệu vào năm 2015 (trong đó trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ là 20%) và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu người (trong đó trung cấp, cao đẳng chiếm tỷ lệ là 23%).

- Giai đoạn 2011 - 2015 đào tạo mới cao đẳng, trung cấp khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu người, trong đó có 4,7 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo “Đề án đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956).

- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo mới cao đẳng, trung cấp khoảng 2,9 triệu người (trong đó 10% đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế), sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp 3 tháng khoảng 10 triệu người, trong đó có 5,5 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo Đề án 1956.

- Đến năm 2015 có khoảng: 190 trường cao đẳng (60 trường ngồi cơng lập, chiếm 31,5%), trong đó có 26 trường chất lượng cao; 300 trường trung cấp(100 trường ngồi cơng lập, chiếm 33%) và 920 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (320 trung tâm ngồi cơng lập, chiếm 34,8%). Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 trường cao đẳng và 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp kiểu mẫu; mỗi quận/huyện/thị xã có 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp hoặc trường trung cấp. Đến năm 2020 có khoảng: 230 trường cao đẳng (80 trường ngoài cơng lập, chiếm 34,8%), trong đó có 40 trường chất lượng cao; 310 trường trung cấp(120 trường ngồi cơng lập, chiếm 38,8%) và 1.050 trung tâm giáo dục nghề nghiệp (350 trung tâm ngồi cơng lập, chiếm 33,3%), trong đó có 150 trung tâm giáo dục nghề nghiệp kiểu mẫu.

- Đến năm 2015 có 51.000 giáo viên đào tạo nhề nghiệp (trong đó có khoảng 17.000 người dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngồi cơng lập), trong đó dạy cao đẳng 13.000 người, trung cấp 24.000 người, dạy sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng (không bao gồm người dạy) là 14.000 người. Đến năm 2020 có 77.000 giáo viên đào tạo nghề nghiệp (trong đó có khoảng 25.000 người dạy trong các cơ sở đào tạo nghề nghiệp ngồi cơng lập), trong đó dạy cao đẳng 28.000 người, trung cấp 31.000 người, dạy sơ cấp và đào tạo nghề nghiệp dưới 3 tháng (không bao gồm người đào tạo nghề nghiệp) là 18.000 người.

- Đến năm 2015 ban hành 130 chương trình, giáo trình cho các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia; sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 300 chương trình, giáo trình sơ cấp và dưới 3 tháng để đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế; xây dựng 200 chương trình, giáo trình sơ cấp và dưới 3 tháng để đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn.

- Tất cả các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia , nghề nghiệp cấp khu vực, quốc tế; các trường chất lượng cao, trung tâm giáo dục nghề nghiệp kiểu mẫu được kiểm định chất lượng.

- Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia; đến năm 2015 ban hành 250 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, trong đó có 130 bộ tiêu chuẩn cho các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia. Đến năm 2020 ban hành 400 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề nghiệp quốc gia, trong đó có 150 bộ tiêu chuẩn cho các nghề nghiệp trọng điểm quốc gia. Giai đoạn 2011 - 2015 đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề nghiệp quốc gia cho khoảng 2 triệu người và giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 6 triệu người.

- Hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, gắn kết giữa đào tạo nghề nghiệp và việc làm.

3.1.1.3. Những giải pháp phát triển đào tạo nghề nghiệp

Để đạt được các mục tiêu chiến lược, cần thực hiện đồng bộ 9 giải pháp, trong đó giải pháp (1) “Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nghề nghiệp” và giải pháp (2) “Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề nghiệp” là hai giải pháp đột phá; giải pháp (3) “Xây dựng khung trình độ đào tạo nghề nghiệp quốc gia” là giải pháp trọng tâm.

1. Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nghề nghiệp

2. Phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề nghiệp 3. Xây dựng khung trình độ đào tạo nghề nghiệp quốc gia

4. Phát triển chương trình, giáo trình

5. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo nghề nghiệp 6. Kiểm soát, đảm bảo chất lượng đào tạo nghề nghiệp

7. Gắn kết giữa đào tạo nghề nghiệp với thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp

8. Nâng cao nhận thức về phát triển đào tạo nghề nghiệp 9. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nghề nghiệp

3.1.2. Định hướng phát triển dạy học tiếng Anh ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Năm 1998 Chính phủ đã quyết định thành lập tổng cục dạy nghề để thống nhất quản lý công tác đào tạo nghề nghiệp trong cả nước.

Từ khi thành lập đến nay, Tổng cục dạy nghề (thuộc bộ LĐTB và XH) đã trình bộ LĐTB và XH ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về dạy nghề.

Quyết định số 58/2008 – BLĐTBXH ngày 09- 06 - 2008 của Bộ trưởng bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định về chương trình khung cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Thông tư số 30/2009/TT- BLĐTBXH ngày 09- 09-2009 của Bộ trưởng bộ LĐTB và XH về quy định chương trình mơn học TA cho HSSV ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó mơn học TA giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh giúp cho người học phát triển năng lực sử dụng TA đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị tr- ường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế. Người học sau khi học môn TA phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau:

Khả năng NÓI và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc;

Khả năng NGHE và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc;

Khả năng ĐỌC và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc;

Khả năng VIẾT và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

3.1.3. Định hướng của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ

Với bề dày kinh nghiệm gần 20 năm trong lĩnh vực đào tạo nghề nghiệp, xét về quy mô đào tạo trường là địa điểm tin cậy đào tạo nghề nghiệp của tỉnh Hà Nội, hàng năm có hàng nghìn HSSV được đào tạo tại trường. Ngồi ra nhà trường cịn có hợp đồng đào tạo với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các doanh nghiệp trong tỉnh; tham quan trao đổi kinh nghiệm với các các doanh nghiệp sử dụng lao động do trường đào tạo trong và ngoài tỉnh; tham quan trao đổi kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài. Theo khảo sát của nhà trường có đến 75% chất lượng học sinh đào tạo được các doanh nghiệp trong nước, các cơ sở tuyển lao động xuất khẩu chấp nhận. Những năm gần đây nhờ có sự đầu tư trọng tâm về cơ sở vật chất trang thiết bị, xây dựng đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, nên nhà trường đã xây dựng được "thương hiệu" đào tạo và được xem là điểm sáng trong đào tạo nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các ngành nghề đào tạo tại trường có thị trường lao động lớn, học sinh ra trường cơ hội tìm và tạo việc làm dễ dàng. Hiện nay trường đã có 15 đơn vị đang trực tiếp đặt quan hệ tuyển dụng lao

động. Nhà trường có đội ngũ giảng viên được đào tạo cơ bản có khả năng ứng dụng với thay đổi của tiến bộ khoa học công nghệ.

Định hướng của nhà trường cho những năm tiếp theo: mở rộng diện tích xây dựng, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng đội ngũ giảng viên… để mục tiêu đến năm 2020 trường trở thành trường đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao.

3.2. Các nguyên tắc xây dựng giải pháp

3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp quản lý được đề xuất có tính đến các điều kiện, hồn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của nhà trường trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn của nhà trường. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng dạy học môn ngoại ngữ, không làm xáo trộn về tổ chức, khơng thay đổi tồn bộ chương trình đào tạo hoặc khơng đảm bảo ngun tắc dạy học. Các biện pháp quản lý được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện.

Như vậy, mục tiêu của đề tài “ Quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh ở

trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơng nghệ” chính là tìm ra một số giải pháp quản

lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ cho học sinh ở trường CĐKTCN. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời trên cơ sở mục tiêu định hướng, tìm ra các biện pháp thực hiện cụ thể.

3.2.2. Đảm bảo tính tồn diện và hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phải được thực hiện một cách toàn diện và đồng bộ. Bởi vì các giải pháp này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau để đạt được mục tiêu đề ra.

Các biện pháp được đề xuất phải đảm bảo dựa trên cơ sở của các nghiên cứu lý luận, thực tiễn và có khả năng thực hiện trong hiện thực; các thông tin quản lý phải chính xác, nội dung và ý tưởng phải rõ ràng, không làm cho đối tượng quản lý hiểu sai lệch dẫn đến thực hiện khơng có hiệu quả; các giải pháp cũng phải tính đến các điều kiện, hồn cảnh, mơi trường khách quan, chủ quan của trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các biện pháp đó trong thực tiễn của nhà trường.

3.2.4. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo của Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ thông qua việc tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh cho HSSV. Những biện pháp nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiếng Anh cho HSSV trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

3.2.5. Đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp phải đảm bảo không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, mà phải hỗ trợ lẫn nhau, liên hệ một cách chặt chẽ và nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, các biện pháp quản lý phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Việc quản lý q trình dạy học phải được làm tốt từ chính các giảng viên và HSSV. Việc làm này phải có sự quản lý, giám sát chặt chẽ của CBQL, Bộ mơn tiếng Anh của nhà trường.

3.2.6. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ và có khả năng trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện. Các biện pháp đề xuất phải được kiểm chứng, khảo sát khách quan, có căn cứ

và có khả năng thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh kịp thời với thực tiễn .

Từ những cơ sở lý luận về dạy - học và quản lý hoạt động dạy học ngoại ngữ, trên cơ sở xin ý kiến lãnh đạo nhà trường, các phịng ban, bộ mơn có liên quan, các GV và CBQL về các biện pháp, căn cứ vào đặc điểm, điều kiện thực tế, mục tiêu đào tạo của nhà trường, tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho HSSV tại nhà trường nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh cho HSSV, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3.3. Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học tiếng Anh ở trƣờng Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ

3.3.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HSSV về vai trò của dạy và học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập học Tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức cho CBQL và GV nhà trường về vai trò của tiếng Anh trong thời kỳ hội nhập, từ đó, nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của Nhà trường trong giai đoạn tiếp theo.

Thông qua các hoạt động học tập chính khóa và ngoại khóa, người CBQL nâng cao nhận thức cho GV và HSSV nhà trường về vị trí, vai trị và tầm quan trọng của tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay.

3.3.1.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức về vai trò to

lớn, vị trí quan trọng của tiếng Anh trong đội ngũ GV và HSSV.

Nhà quản lý cần tạo động lực thôi thúc giảng viên dạy tiếng Anh nhiệt tình hơn, chất lượng tốt hơn, cũng như khuyến khích HSSV học tiếng Anh siêng năng hơn, hiệu quả hơn và tự giác hơn.

3.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thơng qua các hoạt động tun truyền chính khóa và ngoại khóa

+ Đối với giảng viên: lồng ghép việc tuyên truyền vai trị, vị trí của tiếng Anh thơng qua các cuộc họp, hội thảo toàn trường, các buổi sinh hoạt của khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)