KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔ
4.1.3.1 Công nghệ khai thác
Căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp khai thác, tính chất cơ lý của lớp phi nguyên liệu, các lớp nguyên liệu đá vôi, đá sét dự kiến công nghệ khai thác mỏ Sroc Con Trăn như sau [9]:
- Bỏ lớp cát, cát sét phi nguyên liệu và khai thác đá sét.
- Do các lớp có chiều dày khác nhau và đáy các lớp không nằm cùng cao độ nên sử dụng khai thác theo lớp bằng. Chiều dày mỗi lớp phụ thuộc vào chiều dày tại từng vị trí (chiều dày của mỗi lớp ứng với khu vực được thể hiện tại các vị trí lỗ khoan thăm dị). Việc bóc bỏ các lớp cát, cát kết phi nguyên liệu và lớp đá sét nguyên liệu được thực hiện bằng tổ hợp máy ủi, máy đào và ô tô tự đổ. Máy xúc thủy lực gàu ngược xúc trực tiếp kết hợp với máy ủi dồn đống và đưa lên ô tô tự đổ. Khối lượng cát, cát kết phi nguyên liệu được đổ vào khu vực tạm gọi là bãi chứa để sau này có thể tận dụng làm phụ gia điều chỉnh khi khai thác các khu vực đá vôi loại 2 và loại 3, nguyên liệu đá sét được vận chuyển vào trạm đập sét.
Hình 7: Đá vôi lộ thiên trên con suối Ben
- Căn cứ vào chiều dày của lớp đá vôi và công suất khai thác hàng năm, công nghệ khai thác đá vôi được thực hiện theo phương pháp cắt tầng lớn, theo thứ tự từ trên xuống dưới. Tổng số tầng khai thác đá vôi là 4 tầng.
- Khoan đá bằng khoan, phá đá q cỡ bằng phương pháp khoan nổ mìn có khống chế kíp điện vi sai. Đá quá cỡ (kích thước ≥ 1.500mm), đá mồ côi nằm lẫn trong than đá sét và mặt lớp phía trên của đá vơi được xử lý trước khi xúc lên ô tô bằng đầu đập thuỷ lực kết hợp khoan nổ mìn lỗ nhỏ lần 2.
- Đá hỗn hợp sau khi nổ mìn được máy xúc thuỷ lực gàu thuận hoặc máy bốc bánh lốp (kết hợp với máy ủi) đưa lên ô tô vận chuyển về trạm đập đá.
- Trong quá trình khai thác một số vị trí gặp các vỉa kẹp đá vơi dolomit phải bóc tách và vận chuyển đổ vào bãi chứa tạm để tận thu làm vật liệu xây dựng.