Phương hướng cải thiện phục hồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 79 - 80)

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ RỪNG KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC ĐÁ VÔ

5.1.2.3 Phương hướng cải thiện phục hồi.

- Diện tích để trồng phục hồi lại rừng: bao gồm diện tích khu chứa chất thải, đất, phi nguyên liệu. Diện tích khu phụ trợ. Diện tích cịn lại của khu khai thác mỏ.

- Phục hồi rừng nhân tạo là quá trình thúc đẩy việc tái tạo thảm thực vật phát triển một cách nhanh chóng, nhằm phục vụ lợi ích con người hiệu quả hơn so với quá trình phục hồi rừng tự nhiên.

- Đối với vùng mỏ Sroc Con Trăn, giải pháp để phục hồi rừng đó là trồng phục hồi lại rừng, cụ thể như sau:

+ Cây Keo lá Tràm có thể được tham khảo lựa chọn bởi khả năng sinh trưởng và phục hồi cao, đồng thời có giá trị kinh tế nhất định nên có thể kết hợp thành dạng rừng khai thác và phòng hộ.

+ Keo là cây nhập nội, mọc nhanh. Sau 8 – 12 năm, cây cao đến 10 – 12 m có thể thu hoạch theo băng, mỗi băng rộng 20 – 30 m, sau đó đốt các cành nhánh vào thời vụ ra bông và trái để cho chúng tự tái sinh từ hạt. Khi cây con cao

chừng 50cm thì chặt tỉa theo hàng tạo ra các hàng keo lá tràm cách đều nhau khoảng 2 – 3m. Tiếp tục chăm sóc, tỉa cây cho mỗi hàng, ta sẽ đựơc thảm rừng keo lá tràm rất tốt mà không cần phải tốn công thiết kế kỹ thuật lại từ đầu. Phương pháp này hạch toán cho thấy đối tượng cây trồng rừng cho năng suất cao, kỹ thuật trồng ít tốn kém và khơng khó khăn. Bằng cách này trồng rừng bằng cây keo lá tràm có lợi về mặt làm giàu tài nguyên đất, cho sản phẩm gỗ nhanh, góp phần điều chỉnh và bảo vệ mơi trường, sinh thái, phịng hộ cho nơng nghiệp. Chi phí tài chính thấp. Rừng có thể được phục hồi theo từng khu, nghĩa là khu vực nào khai thác xong thì sẽ được xem xét, nghiên cứu để tái trồng rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w