Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 72 - 74)

ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ RỪNG KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC ĐÁ VÔ

5.1.1.2Giảm thiể uô nhiễm môi trường nước

- Không thải chất thải rắn (chất thải xây dựng, cát đá,...) và dầu cặn của thiết bị xây dựng vào nguồn nước.

- Không để tạo ra các vũng nước trong khu vực công trường, tránh phát triển ruồi, muỗi, chuột bọ để bảo vệ sức khoẻ cho công nhân.

- Ở khu lán trại của công nhân xây dựng sẽ lắp đặt các hệ thống vệ sinh (nhà vệ sinh có bể tự hoại).

- Xây dựng bãi rác tập trung cho khu vực lán trại cách xa nhà ở, nguồn nước cấp. Xử lý rác sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp. Rác chứa dầu mỡ được phân loại và chôn lấp trong các hố được xây dựng riêng, có lớp phủ ngăn rị rỉ dầu mỡ vào đất.

- Tiến hành đào hệ thống mương rãnh thoát nước và các hố ga xung quanh khu vực mỏ và khu chứa phế thải. Các biện pháp phải đảm bảo yêu cầu thu gom hết tất cả nước mưa chảy tràn. Tại vị trí cuối của các rãnh này, một hố tập trung sẽ được xây dựng với kích thước được xác định dựa vào diện tích khu vực khai thác và lưu lượng. Bể này nhằm mục đích lắng sơ bộ các chất bùn, cát trên bề

mặt, làm giảm độ đục. Các song chắn rác cũng sẽ được sử dụng để tách các lá cây, cành cây, rác... trước khi chảy vào bể lắng. Nước sau khi ra khỏi bể lắng có thể dẫn thốt ra khỏi suối Ben.

- Nước thải sinh hoạt từ khu vực lưu trú của công nhân chứa hàm lượng ơ nhiễm cao nên tồn bộ nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn.

- Nước vệ sinh công nghiệp từ khu vực khai thác, xả rửa thiết bị nhà xưởng không chứa các chất ơ nhiễm có độc tính cao và tải lượng chất hữu cơ thấp. Thành phần ơ nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, cát và các chất vơ cơ. Do đó nước thải được xử lý đơn giản bằng phương pháp cơ học (chủ yếu là lắng cơ học). Nước thải vệ sinh công nghiệp được thu gom vào các mương thu, qua các hố ga để lọc rác, cặn lắng sau đó đưa vào hệ thống thốt nước mưa thải ra suối sông.

- Không thải chất thải sinh hoạt (nước thải, rác) mà chưa xử lý từ các lán trại của cơng trình trực tiếp cho nguồn nước.

- Để đảm bảo an tồn cho sơng Sài Gịn (vùng thượng nguồn) và các suối vùng lân cận, nguồn nước chảy tràn được thu gom và xử lý.

Đối với nguồn nước ngầm

Những biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng đến chế độ nước ngầm (lưu lượng, tầng chứa nước) khi khai thác dưới mực nước ngầm khu vực như sau:

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn nước ngầm, kịp thời phát hiện các rị rỉ để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Trong q trình khai thác, một khối lượng lớn nước từ moong sẽ được bơm thải vào suối Ben và ra sơng Sài Gịn, đây có thể là một lãng phí lớn đối với nguồn nước được xem là khan hiếm đối với khu vực. Có thể đề xuất với địa phương trong việc tập trung nước này làm nguồn nước tưới tiêu cho đất nơng nghiệp vốn khơ cằn nằm sát phía Nam khu mỏ, đồng thời sẽ giám sát đến chất

lượng nguồn nước trong suốt quá trình bơm thải, đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước tước tiêu trong nông nghiệp.

- Chèn chống, bịt kín lỗ khoan sau khi khoan, nhằm tránh khả năng ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

- Xây dựng các cơng trình để ngăn nguồn nước mặt có khả năng ơ nhiễm chảy vào hố khai thác bằng cách xây dựng các bờ bao xung quanh khu mỏ

- Đặc biệt sử dụng phương án thoát nước bằng máy bơm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 72 - 74)