Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác đá vô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 58 - 62)

KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔ

4.2.2 Nghiên cứu khả năng ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động khai thác đá vô

thác đá vôi

4.2.2.1 Ảnh hưởng đến môi trường vật lý

4.2.2.1.1 Mơi trường khơng khí và tiếng ồn

- Trong q trình khai thác mỏ và chế biến nguyên liệu sẽ gây ra nguồn ơ nhiễm khơng khí từ việc khoan và nổ mìn; dự trữ đá trong bãi; đổ rót đá ở đầu băng tải; đào, ủi, xúc đất sét và đá vôi; gây ra các tác nhân ô nhiễm là bụi đất đá, khí thải từ xe cơng trình, khói thuốc nổ…

- Bụi đá chủ yếu phát sinh trong quá trình nổ mìn, ủi, xúc lên xe tải và đập bằng máy đập. Hệ thống băng tải vận chuyển đá sau khi đập được bao kín nên đã giảm đáng kể lượng bụi đá phát tán vào khơng khí. Tuy vậy, ở hầu hết các vị trí khác như ở đầu băng tải, điểm rót đá sau khi đập xuống bãi chứa… sẽ là nơi phát sinh nhiều bụi, gây ảnh hưởng chất lượng mơi trường khu vực trên một diện tích rộng. Bụi đất đá phát tán theo gió.

Theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, lượng bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển và chứa tại bãi khoảng 0,134 kg/tấn đất sét. Khối lượng đất sét dự kiến khai thác là 399.050 tấn/năm thì tải lượng bụi được tính khoảng 53,5 tấn/ năm.

- Q trình khoan nổ mìn tạo ra nhiều sản phẩm khí độc hại như NO, NO2, CO, CO2, khói, bụi nhỏ mịn. Đây là chất độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của công nhân khai thác mỏ.

- Lượng nhiên liệu cung cấp cho các xe máy cơng trình (máy khoan, xúc, ủi, xe vận chuyển...) hàng năm khoảng 1.840 tấn. Do xăng dầu chủ yếu sử dụng cho các xe máy chuyên dụng và xe vận chuyển nguyên liệu (tải nặng trên 15 tấn).

- Do các nguồn thải phân tán, mật độ các nguồn thấp trên toàn mặt bằng khai thác nên nồng độ các chất ô nhiễm thấp, gây tác động không đáng kể đến mơi trường xung quanh.

Tiếng ồn

- Ơ nhiễm ồn và rung là do các thiết bị thi cơng gây ra, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người (tác động được xem là nhẹ do xa khu dân cư) và đời sống của các loài động vật hoang dã trong vùng (tác động được xem là nặng nhất trong suốt q trình thi cơng).

- Tiếng ồn do các xe công tác (khoan, san ủi) và vận tải nặng, các thiết bị đập nghiền.

- Tiếng ồn do nổ mìn chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến cơng nhân mỏ nhưng khơng đến mức gây khó chịu cho nhân dân khu vực xung quanh. Do khu vực khai thác mỏ được cách ly bởi rừng và nằm xa khu dân cư (cách 3 – 4m) nên ảnh hưởng của tiếng ồn đến khu dân cư là không đáng kể. Tuy nguồn ô nhiễm này không liên tục, nhưng sẽ gây những tác động tiêu cực đến đời sống của các động vật hoang dã ở trong vùng. Việc nổ mìn sẽ tạo độ rung lớn cho khu vực. Độ rung gây ảnh hưởng đến các cơng trình xây dựng. Tuy nhiên, gần khu vực khai thác khơng có cơng trình lớn nên ảnh hưởng khơng đáng kể, chỉ ảnh hưởng đến cơng trình của khu vực dự kiến khai thác đá vôi.

4.2.2.1.2 Môi trường nước

Nước trong moong khai thác nếu bị ảnh hưởng do dư lượng của vật liệu nổ và dầu mỡ xe máy khi bơm ra ngoài sẽ gây ra các tác động sau:

- Làm tăng độ đục của nguồn tiếp nhận.

- Nước trong moong khai thác có thể bị ảnh hưởng dư lượng của vật liệu nổ nhưng với hàm lượng rất nhỏ và các chất này rất dễ bị phân huỷ nên ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường xung quanh.

- Nước trong moong sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm khu vực.

Ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt

Trong suốt quá trình khai thác mỏ, dự kiến sẽ tập trung một số lượng công nhân, cán bộ nhân viên khoảng 200 người (cả khu vực khai thác và đập), với số lượng người tập trung như vậy, nguồn ô nhiễm hàng ngày sẽ được dự báo như sau: Nước thải sinh hoạt: 24m3; tải lượng ô nhiễm đưa vào môi trường bao gồm: tổng chất rắn 46,8kg; BOD 12 kg; COD19,2 kg; dầu mỡ 4,8 kg; tổng P 1,12 kg; tổng N: 4,32 kg; vi khuẩn các loại >109; giun sán >104 trứng [9].

Nếu khơng có biện pháp xử lý nguồn nước thải xả trực tiếp trong thời gian đó ra bên ngồi có thể gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh khu vực khai thác mỏ.

4.2.2.1.3 Mơi trường đất và địa chất cơng trình

- Việc khai thác mỏ sẽ làm thay đổi địa hình và thảm thực vật tự nhiên của khu vực mỏ. Diện tích chung của tồn khu vực mỏ sẽ bị biến dạng là khoảng 105ha (chưa kể đến phần diện tích bị phá do cơng nhân khu mỏ và phần diện tích dùng để xây dựng đường giao thơng và cơng trình phụ).

- Việc san ủi, đổ bỏ đất đá lớp bóc (gồm đất, đá, rễ cây) không hợp lý sẽ làm mất cảnh quan khu vực, gây sói lở và có thể làm trôi bùn đất (vào mùa mưa) xuống sơng Sài Gịn… đất đá rơi vãi trên đường chun chở ngồi việc gây khó khăn cho các lái xe cịn có thể gây mất cảnh quan, hiện tượng trôi bùn vào mùa mưa xuống các khu đất thấp ven đường. Diện tích khai thác mỏ khoảng 105ha (chưa kể đến phần diện tích bị phá do cơng nhân khu mỏ và phần diện tích dùng để xây dựng đường giao thơng và cơng trình phụ) và chiều sâu moong đến cốt -20m, nên khơng có phương án khả thi để san lấp moong khai thác hoàn lại mặt bằng mỏ như trước đây. Việc thay đổi địa hình vùng mỏ và tạo ra moong có độ sâu đến cốt -20m là nguyên nhân xảy ra những sự cố tai nạn cho người và động vật hoang dã.

Địa chất cơng trình

- Có khả năng làm sụt lún đất do tháo khô mỏ. Do khu vực mỏ thuộc địa hình đồi phân cách thấp, thoải dần về suối Ben. Suối Ben có bề rộng khoảng 2 – 3m, sâu khoảng 1m, chỉ có nước vào mùa mưa nhưng khơng nhiều, mùa khô chỉ tồn tại những vũng nhỏ với dịng chảy khơng đáng kể, ở các nhánh phụ hầu như khơ kiệt. Do đó có thể dẫn nước tháo khơ mỏ rất tốt.

- Ảnh hưởng mực nước ngầm do bơm tháo khô mỏ và những ảnh hưởng gây ra do việc sử dụng moong khai thác làm hồ chứa nước.

- Giảm tầng nước ngầm do chuyển nước ngầm vào moong khai thác.

- Việc mở moong khai thác càng sâu các tầng nước ngầm càng bị ảnh hưởng lớn do chuyên chở nước ngầm từ các mạch đá vôi vào moong. Việc giảm lưu lượng và hạ tầng nước ngầm sẽ có ảnh hưởng nhất định đến độ ẩm của khu vực dẫn đến ảnh hưởng tới cây trồng trong khu vực ven mỏ. Tuy nhiên do nằm trong vùng có mức độ mưa lớn nên khả năng khô hạn do giảm tầng nước ngầm sẽ được giảm, vì nguồn nước mưa bổ sung vào về mặt đất khá lớn.

Hoạt động khai thác đá làm thay đổi địa hình và cảnh quan vùng mỏ, nhưng không gây ra ảnh hưởng lớn làm thay đổi điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất cơng trình và mơi trường địa chất xung quanh vùng mỏ.

4.2.2.1.4 Ảnh hưởng do chất thải rắn

Chất thải rắn trong quá trình khai thác mỏ chủ yếu là:

- Các bao bì, chứa nguyên vật liệu (chất nổ, các vật liệu khác). Đặc điểm của loại chất rắn này có thể là rất dễ cháy do tiếp xúc với chất cháy nổ trong quá trình vận chuyển, lưu giữ và sử dụng. Tác động của loại chất thải này có thể làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí, nước và đất, đặc biệt khả năng gây sự cố cháy nổ nếu khơng có biện pháp thích hợp.

- Chất thải rắn sinh hoạt: dự kiến hàng ngày một khối lượng rác sinh hoạt khoảng 180 – 200 kg được thải ra. Khối lượng rác này là khơng nhiều, tuy nhiên có khả năng gây ô nhiễm môi trường như hôi thối do các chất hữu cơ phân huỷ, tạo điều kiện cho cơn trùng phát triển gây bệnh tật. Cần phải có biện pháp thích hợp cho việc xử lý nguồn chất thải rắn này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 58 - 62)