Giáo dục, tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ và trồng cây gây rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 86 - 88)

: Ca áp I Ca áp III Ca áp V C a áp I I C a áp I

5.2.4.2 Giáo dục, tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ và trồng cây gây rừng

Việc xử lý cần nhanh chóng và triệt để đối với nạn phá rừng làm nương rẫy, trộm cắp lâm sản, nhất là bọn lâm tặc chống người thi hành công vụ.

Được tận thu cây chết, cây đổ và lâm sản phụ để cải thiện đời sống cho cán bộ bảo vệ rừng.

Trang bị thêm phương tiện phòng chống cháy rừng (xe máy cày kéo tẹt nước, bình xịt máy, chịi canh lửa…)

Tạo đất sản xuất để các cán bộ thật sự gắn bó sống với rừng. - Đối với việc trồng rừng.

Thành lập đồn xử lý những hộ lấn chiếm, cố tình né tránh, chống đối, để có đất trồng rừng.

Xử lý đối với những hộ trồng rừng cố tình để thiệt hại không chịu phục hồi. Công nhận cây cao su như là cây rừng theo tiêu chí mới.

Kết hợp với địa phương tuyên truyền chủ trương, chính sách trong việc trồng rừng, mạnh dạn đưa các hộ bao chiếm không chịu trồng rừng cho đơn vị chức năng xử lý.

5.2.4.2 Giáo dục, tuyên truyền người dân ý thức bảo vệ và trồng cây gâyrừng rừng

Các năm gần nay, tình hình kinh tế xã hội phát triển mạnh, dân số càng tăng nhanh, di dân tự do và tăng cơ học làm cho nhu cầu đất sản xuất tăng theo, không đáp ứng đủ nhu cầu người dân địa phương nên các vụ việc phát rẫy, lấn chiếm đất rừng có tăng vọt hơn mọi năm. Bên cạnh đó một bộ phận dân cư cịn nghèo nên còn xem việc vào rừng lấy cắp lâm sản làm kế sinh nhai. Để nhân dân tự nguyện bảo vệ rừng, bảo vệ các lồi động vật hoang dã, khơng có con đường nào khác là phải tìm các biện pháp phù hợp để thay thế “bát cơm” mà họ đang kiếm hàng ngày bằng “bát cơm khác”.

Có nghĩa là tìm cách nâng cao chất lượng cuộc sống kinh tế, văn hoá của họ bằng cách giúp đỡ họ sử dụng hợp lý, khôn ngoan tài nguyên thiên nhiên, rừng, đất, nước, mà họ có và họ được hưởng lợi nhờ bảo vệ rừng và thiên nhiên trong vùng. Chuyển giao một số kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nông lâm kết hợp, vườn cây ăn quả, vườn rừng để họ tự chọn lựa. Để có thể bảo vệ được rừng cần thiết phải dành riêng cho họ một diện tích rừng thích hợp để họ có quyền chủ động bảo vệ và đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học trong đó. Kinh nghiệm cho thấy rằng, để thực hiện công tác bảo tồn, bảo vệ rừng điều quan trọng hơn hết là không tạo thêm sự đối lập giữa nhân dân địa phương và cơ quan quản lý khu rừng. Cơ quan này phải cộng tác với nhân dân một cách chặt chẽ, chấp nhận những yêu cầu chính đáng của họ và tạo điều kiện để họ được hưởng những lợi ích trực tiếp từ khu rừng bảo vệ. Cần thiết phải xây dựng vùng đệm, tạo thêm công ăn việc làm hợp với nhân dân ở đó, giúp họ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống để họ tự nguyện giảm dần sức ép lên khu rừng và tham gia tích cực vào việc bảo vệ rừng.

Thường xuyên tổ chức họp dân sống gần rừng, để giáo dục người dân nâng cao hiểu biết về rừng, tham gia trồng rừng, chữa cháy rừng, quản lý và phát triển rừng.

Làm mương, ranh nông lâm để ngăn chặn lấn chiếm đất rừng, đồng thời cũng là băng cản lửa.

Chăm sóc, chống cháy: Cương quyết khơng nghiệm thu và đưa những hộ chăm sóc, chống cháy khơng đạt ra cơ quan chức năng xử lý.

Để giải quyết vấn đề bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, kể cả những giống cây trồng, vật ni, cứu các lồi khỏi nạn diệt vong không phải chỉ tăng cường giáo dục, thực thi pháp luật, nâng cao kỹ thuật và vốn đầu tư, mà còn phải chú ý đến cải thiện mức sống của mọi người dân, nhất là những người dân nghèo. Đồng thời phải nâng cao nhận thức của họ về bảo vệ

môi trường, bảo vệ rừng, nước, các loài động thực vật, làm cho họ hiểu đựơc trách nhiệm bảo vệ và được quyền quyết định về cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên tốt nhất vì cuộc sống của họ, của con cháu họ và cho cả cộng đồng.

Giáo dục tuyên truyền trên các phương tiện truyền thơng đại chúng như phát thanh, truyền hình và báo chí đã có các mục về đa dạng sinh học và lên án những hành vi có hại đến đa dạng sinh học.Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố các nhóm hộ bảo vệ rừng.

Như đã nói ở trên việc cải thiện mơi trường kinh tế, văn hoá – xã hội trong khu vực dự kiến khai thác mỏ Sroc Con Trăn thì đây là vấn đề tương đối phức tạp sau khi mỏ ngừng khai thác hồn tồn vì đa số dân cư sống trong khu vực khai thác mỏ chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí cịn thấp, do vậy cần phải có những hướng giải quyết về cơng ăn việc làm cho một bộ phận dân cư này sau khi đóng cửa mỏ. Chẳng hạn như:

- Tạo việc làm mới ở những mỏ mới hoặc các cơng trình khai thác khác cho cơng nhân mỏ.

- Nếu khơng bố trí được việc làm khác có cùng tính chất cơng việc thì cần hỗ trợ để cơng nhân làm việc trong những ngành kinh tế khác bằng các chính sách hỗ trợ kinh phí chuyển đổi ngành nghề cho cơng nhân mỏ phù hợp nhu cầu thị trường cũng như sức khoẻ và sở thích của từng cá nhân. Chủ đầu tư sẽ áp dụng đầy đủ và kịp thời mọi chế độ chính sách của Nhà nước và tỉnh quy định đối với công tác xã hội cho cán bộ công nhân khu mỏ.

- Kết hợp với địa phương trong việc hình thành các cụm dân cư mới là gia đình cơng nhân mỏ và tạo cơ hội cho họ có điều kiện hồ nhập với cộng đồng dân cư địa phương về văn hoá, phong tục tập quán,...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w