Ảnh hưởng đến môi trường sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 62 - 65)

KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA KHU VỰC DỰ KIẾN KHAI THÁC MỎ ĐÁ VÔ

4.2.2.2 Ảnh hưởng đến môi trường sinh học

4.2.2.2.1 Ảnh hưởng của việc khai thác mỏ đến tài nguyên rừng

Hệ sinh thái là một hệ động của các yếu tố sinh học, hoá học, lý học tương tác hỗ tương với nhau. Các tác động hỗ tương này đã hình thành nên thế cân bằng

động của một hệ sinh thái. Cân bằng rất dễ bị biến đổi nếu có những tác nhân bên ngồi làm ảnh hưởng nhiều các yếu tố bên trong và như thế hệ sinh thái sẽ biến đổi thành một hệ sinh thái ở một trạng thái khác so với ban đầu. Đây là cơ sở để chúng ta đánh giá những thay đổi của môi trường dưới các tác động của quá trình khai thác mỏ. Các tác động được đánh giá tổng quát như sau:

- Tác động trực tiếp lên trên khu vực xây dựng, khu khai thác nguyên liệu đá vôi của mỏ Sroc Con Trăn chủ yếu là mất thảm thực vật (trảng cây bụi, tre…). Tuy nhiên, khơng chỉ thảm thực vật trong diện tích khai thác bị mất mà đa dạng sinh học trong các khu rừng tự nhiên chung quanh cũng có thể bị ảnh hưởng do hoạt động giao thông vận tải và do hoạt động săn bắn của công nhân (nếu không được quản lý tốt).

- Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp do mất rừng, trong quá trình khai thác mỏ và vận chuyển sẽ khơng tránh khỏi sự ơ nhiễm khơng khí từ khói bụi lan rộng đến các khu rừng xung quanh ảnh hưởng gián tiếp lâu dài đến quần cư của các loài động vật.

- Ngồi ra khói bụi từ q trình khai thác vận hành sẽ tích tụ lại trên các lá cây rừng của khu vực xung quanh, khi mưa những tích tụ này sẽ theo nước mưa rửa trơi xuống các dịng chảy trong rừng, q trình lâu dài này sẽ làm thay đổi nhất định đến chất lượng nước của các dòng chảy trong vùng.

- Tiếng ồn phát sinh từ việc khai thác mỏ và từ các thiết bị vận tải giữa khu rừng và từ khu vực khai thác mỏ đến trạm đập sẽ làm xáo trộn hoàn toàn hệ quần cư của các lồi động vật và nhất là đối với nhóm chim, ảnh hưởng đến bản năng sinh tồn của chúng.

- Các hoạt động và cư trú của các công nhân và các khu dân cư trong tương lai đi liền với các hoạt động phát triển của nhà máy, của vùng khai thác mỏ sẽ

tạo nên một áp lực rất lớn đến tài nguyên rừng và hệ động vật rừng tại đây vốn là quần cư cuối cùng cịn lại do diện tích rừng hiện đang bị thu hẹp.

- Việc khai thác mỏ sẽ tạo một hố sâu, do đó sẽ làm ảnh hưởng đến mực nước ngầm của khu vực diện tích rừng xung quanh, làm ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng và khu vực bán ngập nước trong vùng.

4.2.2.2.2 Ảnh hưỏng đến tính đa dạng sinh học

- Trong quá trình khai thác mỏ và xây dựng đường từ khu mỏ đến trạm đập, thảm thực vật trên diện tích khai thác mỏ sẽ bị mất đi. Tuy nhiên, đây là thảm thực vật thứ sinh, tính đa dạng sinh học cũng như giá trị về tài nguyêm của thảm thực vật khơng cao, do vậy các tác động đến tính đa dạng sinh học được đánh giá là không lớn.

- Trong quá trình hoạt động khai thác và tuyến đường được xây dựng, cơ sở hạ tầng được xây dựng là điều kiện thuận lợi để hình thành các khu dân dư tập trung ở khu vực. Sự tập trung dân cư, các hoạt động săn bắn, chặt phá cây rừng sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học ở khu vực.

4.2.2.2.3 Ảnh hưởng đến cấu trúc hệ sinh thái

Việc khai thác mỏ Sroc Con Trăn được xem là một hình thức tác động của con người đối với hệ sinh thái và cảnh quan môi trường xung quanh. Các yếu tố tự nhiên và sinh học luôn quan hệ và tác động lẫn nhau trên một thế tương quan để tạo cho các hệ sinh thái có một “thế cân bằng động”. Hệ sinh thái tự nhiên được đặc trưng bởi khả năng tự điều chỉnh. Dưới tác động của con người, khả năng tự điều chỉnh này dần mất đi, thế cân bằng sinh thái sẽ bị phá vỡ. Như vậy, tác động của các yếu tố tác nhân đã làm cho hệ sinh thái tự nhiên biến đổi thành hệ sinh thái nhân tạo mà ở hệ sinh thái này khả năng tự điều chỉnh giảm tới mực độ tối thiểu hoặc bị triệt tiêu hoàn toàn.

- Hoạt động khai thác mỏ làm lớp phủ thực vật mỏ bị biến mất, thay vào đó là hồ chứa nước, một hệ sinh thái thuỷ vực thay thế hệ sinh thái trên cạn.

- Sự chia nhỏ khu rừng do các đường giao thông ra vào mỏ đã làm tăng đáng kể tác động biên. Phần môi trường ở xung quanh đường biên bị tác động nhiều so với phần bên sâu trong rừng. Một tác động khác khá quan trọng ở vùng biên là sự dao động nhiều hơn về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và gió.

- Trong q trình hoạt động sự tập trung cơng nhân và các hoạt động chặt phá cây rừng làm lán trại, làm nhà và các cơng trình khác sẽ làm giảm mật độ che phủ rừng.

- Hoạt động khai thác mỏ nếu khơng có các biện pháp kiểm soát chất thải, xử lý chất thải và quy hoạch khu tập trung chất thải thì việc thải bỏ bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường khu vực xung quanh vùng mỏ, ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực.

- Tiếng ồn, rung sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống của các loài động vật hoang dã. Ngồi ra tiếng ồn cịn gây ảnh hưởng đến các tập tính học của các lồi động vật hoang dã, làm thu hẹp nơi sống và điều kiện kiếm ăn của nhiều loài thú.

4.2.3 Môi trường kinh tế – xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ rừng tại khu vực dự kiến khai thác mỏ đá vôi Sroc Con Trăn tại xã Tân Hoà, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w