Sự biến động tài sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 64 - 68)

2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh

2.1.8.2 Sự biến động tài sản

Bảng 2. 4 Phân tích cơ cấu tài sản Cơng ty giai đoạn 2018- 2020

ĐVT: VNĐ

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện quy mô tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020.

(Nguồn: Phịng Tài chính – Kế tốn)

Nhận xét:

Qua bảng phân tích 2.4 cho ta thấy tài sản của cơng ty giảm liên tục qua các năm. Tổng tài sản của công ty năm 2018 là 10.512.460.612 đồng. Tổng tài sản năm 2019 là 10.215.712.693 đồng giảm nhẹ 296.747.919 đồng (tương đương giảm 2.82%) so với năm 2018, sang năm 2020 tổng tài sản cơng ty lại giảm mạnh chỉ cịn 6.272.755.103 đồng, tức đã giảm đi 3.942.957.590 đồng (ứng với tỷ lệ giảm là 38.6%) so với năm 2019. Ta tiến hành đi sâu vào phân tích cụ thể biến động tài sản cơng ty:

- Về TSNH: Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của công

ty trong cả ba năm 2018, 2019, 2020. Tổng giá trị TSNH của năm 2018 là cao nhất trong giai đoạn 2018-2020 với số tiền là 10.021.351.977 đồng. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản công ty năm 2018-2020 lần lượt là: 95.33 %, 97.36%, 88.16%. Năm 2019 tổng giá trị TSNH là 9.946.041.195 đồng giảm nhẹ so với năm 2018 cụ thể giảm 75.310.782 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 0.70%). Sang năm 2020, tổng giá trị TSNH tiếp tục giảm mạnh cịn có 5.530.156.764, tức đã giảm đi 4.415.884.431 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 44.4%) so với năm 2019. Có thể thấy, giai đoạn 2018-2020 TSNH của công ty liên tục giảm mạnh, quy mơ tài sản cơng ty cũng có xu hướng giảm. Trong cơ cấu TSNH của Công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hòa, TSNH gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, TSNH khác. Trong đó, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH. Vì vậy, sự tăng hay giảm của hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn ảnh hưởng rất lớn đến lượng TSNH của công ty. Cụ thể:

57

+Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2018 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 1.331.909.471 đồng. Sang năm 2019, tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhẹ 23.256.447đồng (ứng với tỷ lệ 1,75%) với năm 2018, từ 1.331.909.471 đồng tăng đến 1.355.165.918 đồng. Đến năm 2020, chỉ tiêu này chỉ còn 410.172.709 đồng, tức đã giảm đi 944.993.209 so với năm 2019 (tương ứng với ty lệ giảm là 69.73%). Nguyên nhân của sự biến động thất thường này là do trong năm 2018- 2019, cơng ty có lượng tiền mặt nhiều hơn là do công ty muốn đảm bảo khả năng thanh tốn khi có việc cần phải chi gấp. Giai đoạn 2019-2020, công ty đã sử dụng lượng tiền nhiều hơn để thanh toán các khoản chi lớn.

+Các khoản phải thu ngắn hạn: Các khoản phải thu ngắn hạn là khoản tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua hàng hóa. Năm 2018, khoản phải thu ngắn hạn của cơng ty là 5.295.154.447 đồng. Năm 2019, khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng 168.110.362 đồng (ứng với tỷ lệ 3,17 %) so với năm 2018, điều đó cho thấy chi nhánh bị chiếm dụng vốn nhiều. Vốn bị chiếm dụng chủ yếu từ khách hàng, vì cơng ty kinh doanh về lĩnh vực thương mại nên khi giao hàng cho khách hàng thì khách hàng sẽ thanh tốn nhiều lần. Đây là điều gây bất lợi đến việc kinh doanh của chi nhánh nói chung và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của chi nhánh nói riêng. Đến năm 2020 khoản phải thu ngắn hạn cơng ty là 2.527.884.512 đồng, lại có sự giảm mạnh 2.935.380.297 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 53.73%) so với năm 2019 đây là dấu hiệu không tốt. Các khoản phải thu ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản tài sản của công ty. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cơng ty đang thực hiện những thay đổi về chính sách tín dụng, chiến lược kinh doanh mới. Cơng ty đã đưa ra những chiến lược kinh doanh mới khuyến khích khách hàng trả tiền trước, khơng áp dụng chính sách mua hàng trả góp hay thanh tốn sau đó. Điều này chứng tỏ tình hình thu nợ của cơng ty được thực hiện vô cùng tốt, không bị chiếm dụng vốn nhiều, đồng thời đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn giúp hạn chế rủi ro, nâng cao lợi nhuận.

+Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty Cổ phần Lương Thực Nam Trung Bộ chi nhánh Khánh Hịa trong ba năm 2018-2020 có xu hướng giảm. Năm 2018, lượng hàng tồn kho của công ty là 3.201.050.397đồng. Năm 2019, giá trị này là 3.050.157.753 đồng, hàng tồn kho đã giảm đi 150.892.644 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 4.71%) so với năm 2018. Sang năm 2020, giá trị hàng tồn kho chỉ còn là

2.525.961.828 đồng, tức đã giảm 524.195.925 đồng so với 2019 (ứng với tỷ lệ 17.19%). Ta thấy ở đây hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn lần lượt trong ba năm 2018, 2019, 2020 là 30,45%; 29,86%, 45,68% trong tổng tài sản cơng ty. Thật ra thì hàng tồn kho của chi nhánh khơng phải mục đích là dự trữ mà đó là lượng hàng đang được tiêu thụ trong lúc kiểm tra và do mức độ tiêu thụ hàng hóa của chi nhánh quá cao, lượng hàng nhập vào chỉ đủ cung cấp nhu cầu tiêu thụ của khách hàng trong vòng 1 tuần hoặc hơn 1 tuần và sản phẩm của chi nhánh gồm nhiều loại nên chi nhánh phải nhập nhiều hàng về để đảm bảo cung cấp kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

+Tài sản ngắn hạn khác:Tài sản ngắn hạn khác của công ty giảm liên tục trong 3 năm. Tài sản ngắn hạn khác của công ty lần lượt là năm 2018: 193.237.662 đồng, năm 2019: 77.452.715 đồng và năm 2020: 66.137.715 đồng. Cụ thể năm 2019 giảm mạnh 115.784.947 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm là 59.92%) so với 2018. Năm 2020 tài sản ngắn hạn khác tiếp tục sụt giảm 11.315.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm14.61% so với năm 2019. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm 1.84% (năm 2018); 0.76% (năm 2019); 1.2% (năm 2020).

- Về TSDH: Ngược lại với tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng tài sản. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản công ty trong ba năm lần lượt là 4.67% (năm 2018); 2.64% (năm 2019); 11.84 (năm 2020). Ta thấy điều này là hợp lý vì chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn. Tài sản dài hạn cơng ty có sự biến động trong 3 năm 2018- 2019. Năm 2018, tài sản dài hạn của công ty là 491.108.635 đồng. Năm 2019, tài sản dài hạn giảm đi gần một nửa chỉ còn 269.671.498 đồng, tức giảm đi 221.437.137 đồng (tương ứng với tỷ lệ giảm 45.09%) so với năm 2018. Năm 2020, tài sản dài hạn tăng vọt đạt 742.598.339 đồng, tức đã tăng 472.926.841 đồng (ứng với tỷ lệ 175.37%) so với năm 2019, do một số nguyên nhân chủ yếu:

+Tài sản cố định: Tài sản cố định công ty giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2018 tổng giá trị tài sản cố định là 93.709.246 đồng, sang năm 2019 giá trị này chỉ còn 59.010.910 đồng (giảm đi 37.03%). Đến năm 2020 thì tiếp tục giảm mạnh 32.275.927 đồng so với 2019 (ứng với tỷ lệ 54.69%) chỉ còn là 26.734.983 đồng.

+Tài sản dài hạn khác:có sự biên động khác biệt qua từng năm. Năm 2019, giá trị tài sản dài hạn khác đạt 210.660.588 đồng, tức giảm đi 186.738.801 đồng (ứng tỷ lệ giảm là 46.99%). Riêng năm 2020 thì giá trị tài sản dài hạn khác của công ty là

59

234.551.673, tức đã có sự tăng nhẹ 23.891.085 đồng (ứng với tỷ lệ 11.34%) so với năm 2019 thể hiện trong năm cơ sở vật chất kỹ thuật của cơng ty đã có sự đổi mới.

+Các khoản phải thu dài hạn: Năm 2018,2019 cơng ty khơng có các khoản phải thu dài hạn nhưng đến năm 2020, giá trị của các khoản phải thu dài hạn là 481.311.683 chiếm 7.67% trong tổng giá trị tài sản dài hạn năm 2020. Điều này tạo cho giá trị tổng tài sản dài hạn năm 2020 quay ngược, trở nên tăng mạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)