Giải pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ và

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 110 - 112)

3.2 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh đối với công ty

3.2.2 Giải pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ và

và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh.

*Lý do đưa giải pháp:

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của công ty là miền Trung, tuy nhiên công ty cần khai thác triệt để khu vực miền Bắc và miền Nam để tăng doanh thu cũng như sản lượng tiêu thụ sản phẩm. Như chúng ta đã biết lĩnh vực cung cấp lương thực thực phẩm nói riêng thì có rất nhiều cơng ty hoạt động trong lĩnh vực này, ngay cả các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Hiện nay, có những đối thủ trực tiếp và đó là những Cơng ty lớn- có uy tín trên thị trường trong tỉnh nói riêng, các siêu thị, các chợ, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ,…vì thế để duy trì sự phát triển thì Cơng ty cần phải tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng.

*Giải pháp:

Đẩy mạnh hoạt động Marketing là một vấn đề khá quen thuộc đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt và có hiệu quả, bởi Marketing vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu hiện tại của khách hàng để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.Xây dựng chiến lược Marketing hợp lý, cần xác định được sản phẩm chính, khách hàng và thị trường mục tiêu, tiềm năng.

-Chính sách sản phẩm: Đẩy mạnh các sản phẩm đang là điểm mạnh của công ty, nâng cao doanh số của những mặt hàng mang lại doanh thu cao. Có kế hoạch thu mua kịp thời, đúng tiêu chuẩn chất lượng, nguồn cung ứng ổn định. Đẩy mạnh tiêu thụ đối với những sản phẩm quan trọng, thực hiện việc thanh toán dễ dàng cho khách hàng như thanh tốn nhanh, trả góp, nợ ngắn hạn. Đối với những sản phẩm có doanh thu thấp hoặc số lượng bán khơng đáng kể mà bỏ chi phí ra tương đương với các sản phẩm còn lại thi cơng ty có hai hướng sau:

+ Tiếp tục duy trì sản xuất để tạo thị trường đối với các sản phẩm mới và người tiêu dùng chưa quen.

+ Đối với sản phẩm truyền thống nhưng có số lượng đơn đặt hàng ít, doanh thu thấp cơng ty có thể thay thế bàn mặt hàng khác có tính cạnh tranh cao hơn.

-Chính sách giá bán: Để khuyến khích các nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm của cơng ty, cần có chính sách chiết khấu bán hàng hợp lý trên nguyên tắc tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ chiết khấu càng cao.

-Chính sách phân phối: Phát triển kênh phân phối gián tiếp một cấp đối với các thị trường lân cận như Phú Yên, Bình Định,…Để triển khai thực hiện chính sách phân phối này cơng ty cần triển khai: Nhân viên phụ trách từng khu vực. Sử dụng kênh phân phối 1 cấp.

-Chính sách truyền thơng - cổ động: Để thực hiện mục tiêu này công ty cần phối hợp sử dụng các công cụ truyền thông - cổ động linh hoạt bao gồm: Quảng cáo, marketing trực tiếp, khuyến mãi, bán hàng trực tiếp.

+Quảng cáo: để truyền thông điệp quảng cáo tốt nhất đến khách hàng là hệ thống màn hình đã được các cửa hàng, tận dụng các cơng cụ truyền thơng để chia sẻ hình ảnh, video về cơng ty, sản phẩm. Ngồi các phương thức truyền thơng trên báo chí, cơng ty cần thực hiện chương trình quảng cáo tồn diện trên truyền hình nhằm quảng bá thương hiệu.

+Phát huy triệt để vai trò của Internet trong hoạt động xúc tiến bán hàng. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp những thông tin mới nhất về các hoạt động có liên quan.

+Marketing trực tiếp: Có thể in ấn và sử dụng catalogue, leaflet gửi cho khách hàng, hệ thống phân phối hoặc thơng qua hình thức email mỗi khi có sản phẩm mới hoặc sự thay đổi về giá..

+Khuyến mãi, chiết khấu là những hình thức kích thích nhu cầu mua hàng và phát triển các sản phẩm mới.

+Sự kiện và trải nghiệm: Tham gia vào các hoạt động hội chợ để giới thiệu về Công ty cũng như chất lượng các sản phẩm.

+Bán hàng cá nhân: Hình thức này áp dụng tại cửa hàng của công ty, với mục tiêu là quảng bá về sản phẩm của công ty thông qua lượng khách du lịch địa phương.

-Cuối cùng, thường xuyên nghiên cứu và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở biết được điểm mạnh, điểm yếu của họ để từ đó cơng ty đề ra các phương hướng thích hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

103

* Dự kiến kết quả mang lại:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần lương thực nam trung bộ chi nhánh khánh hòa (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)