Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT Quận 6

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 46)

1.2.1 .Kỹ năng mềm

2.2. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường THPT Quận

2.2.1. Thực trạng kỹ năng sống của học sinh THPT Quận 6

Trong những năm gần đây chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THPT Quận 6 đã đạt được nhiều kết quả khả quan như số liệu thống kê (bảng 2.3). Tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng, tuy nhiên bên cạnh đó thì số học sinh xếp học lực còn yếu phải lưu ban vẫn còn.

Theo bảng xếp loại hạnh kiểm 3 năm gần đây của HS THPT Quận 6 (bảng 2.3), chúng tơi thấy số học sinh có hạnh kiểm khá, tốt ngày càng tăng (sau 3 năm tăng 2,6%), đa số các em học sinh đều có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, nhân cách của mình và phấn đấu học tập tốt. Nhưng thực tế số liệu điều tra cũng làm cho chúng ta, những người làm công tác quản lý giáo dục phải suy nghĩ, trăn trở, đó là số học sinh có hạnh kiểm trung bình và yếu giảm không đáng kể (Sau 3 năm số học sinh xếp hạnh kiểm yếu giảm 0,1%). Các em học sinh này đa số là học sinh lười học, ỷ lại, ham chơi, bỏ giờ, có học lực yếu kém phải rèn luyện trong hè, thi lại, lưu ban. Điều để chúng ta phải suy nghĩ là rất nhiều em học sinh được rèn luyện và sống trong một môi trường giáo dục tốt nhưng lại sa ngã, đua đòi, ăn chơi, đàn đúm theo bạn bè xấu. Qua khảo sát thực tế ở xung quanh khu vực trường học chúng tơi thấy vẫn có hiện tượng học sinh bỏ học, bỏ giờ, đi học muộn thường xuyên để vào quán đánh điện tử, chơi bi a. Những học sinh này đi học thì khơng có sách vở, không đủ dụng cụ học tập, ý thức học tập yếu, mất trật tự trong giờ học, quay cóp, gian lận trong thi cử. Có một số em học sinh có những biểu hiện liên kết nhóm tự phát, hành động theo nhu cầu không lành mạnh, đôi khi đối lập với tập thể như đánh “hội đồng”, gây rối trật tự an ninh trường học. Nghiêm trọng hơn, một bộ phận nhỏ HS THPT có hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, phá hoại tài sản công dân, vi phạm luật an tồn giao thơng, đua chen đời sống thực dụng, yêu đương quá sớm. Ngay cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp nhà trường phối hợp với đoàn trường tổ chức hoặc các tiết học có kiểm tra bài cũ của giáo viên nhiều em khi được gọi tên đứng dậy phát biểu còn run sợ, miệng lắp bắp nói khơng thành câu. Chúng tôi đã làm phiếu hỏi với 300 học sinh ở 3 trường THPT Quận 6 với nội dung: Bạn có thích tham gia vào các hoạt động tập thể khơng? Kết quả cho thấy có 75 học sinh (tỷ lệ 25% học sinh thích tham gia vào các hoạt động tập thể, 175 học sinh (58,3% học sinh) trả lời là muốn tham gia nhưng ngại phải giao tiếp nơi đơng người, cịn lại 50 học sinh (16,7%) khơng thích tham gia. Tại sao các học sinh lại khơng mạnh dạn? Tại sao học sinh lại có những hành vi như đánh bạn, vi phạm đạo đức, nội quy trường lớp? Phải chăng đó là do các em thiếu kỹ năng sống? Trước thực tế này hơn bao giờ hết, nhà trường - gia đình - xã hội phải quan tâm và có biện pháp hữu hiệu GD kỹ năng sống cho thế hệ trẻ, giáo dục cho các em

những kỹ năng sống nhất định để các em biết cách ứng phó, cư xử đúng mực với mọi tình huống, biết tu dưỡng, rèn luyện nhân cách một cách toàn diện để trở thành những người cơng dân có ích cho xã hội.

Để tìm hiểu thực chất những biểu hiện yếu kém về kỹ năng sống của học sinh, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách trưng cầu ý kiến 320 cán bộ, giáo viên và học sinh ở 3 trường THPT trên địa bàn Quận 6 (Phụ lục 1).

Qua trao đổi với giáo viên và quan sát thực tế hành vi của học sinh chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

Học sinh yếu kém về kỹ năng sống thường có biểu hiện ngại giao tiếp trong quan hệ với cộng đồng, với người khác. Thậm chí có em cịn có những biểu hiện nhận thức về xã hội lệch lạc, thiếu niềm tin hoặc hoài nghi cuộc sống, trong quan hệ với mọi người, ngay cả với người thân, ngại thổ lộ, bộc bạch tâm tính, những nét riêng tư, ngay cả những mặt tích cực. Đơi khi có sự di chuyển niềm tin vào những người tốt, vào những lẽ sống và những lý tưởng sống tích cực, cao đẹp sang niềm tin mù quáng vào cuộc sống bụi đời, với những bạn đường sống ngoài lề của cuộc sống xã hội, bất chấp hành vi vô đạo đức, pháp luật, dư luận.

Một số em sống thiếu tình cảm, mồ cơi cha mẹ, thiếu người thân, khao khát muốn được sống trong tình cảm nhưng khơng được bù đắp thỏa đáng cũng làm cho các em tiêu cực, mất thăng bằng về mặt tình cảm, dễ bị kích động hoặc trở nên nhu nhược yếu thế.

Một số em có những dấu hiệu bị tổn thương về mặt tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, thầy trị, thậm chí cá biệt có những em trở nên ù lì, chai sạn, phớt đời, hận đời, hằn học, có những em cịn hỗn xược với cả những người ruột thịt của mình.. Một số em tỏ ra kém ý chí: khơng tự kiềm chế được hành vi tiêu cực của mình hoặc tỏ ra yếu đuối, nhu nhược, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ, ngại làm những việc cần phải khắc phục khó khăn trong học tập, lao động và cơng việc cụ thể.

Một số em tập nhiễm những thói quen xấu, tự do phóng túng, ăn mặc lập dị,

hút thuốc lá, uống rượu bia, cờ bạc, cá cược. Các em không biết xử lý và điều tiết các mối quan hệ như thế nào cho hợp lý.

Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng học sinh gây gổ, đánh nhau càng nhiều, khơng chỉ có học sinh nam mà có cả học sinh nữ. Nguyên nhân chủ yếu là

do xích mích trong tình bạn, tình yêu, kết bè, kết nhóm đón đường đánh trả thù nhau, phân vùng xã, phường… Nhiều khi các em cịn dùng cả những hung khí như dao, kiếm, cơn… do ảnh hưởng của phim truyện, có em thích đánh nhau, đánh hộ bạn để làm oai máu “yêng hùng”. Vấn đề đặt ra là nhà trường phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đồn kết thân ái chan hồ, giáo dục tình yêu trong sáng để HS gắn bó thơng cảm, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt và trong cuộc sống.

Số học sinh vi phạm nội quy trường lớp như uống rượu bia, hút thuốc trong nhà trường tuy không nhiều nhưng ảnh hưởng đến nhà trường, môi trường sư phạm trong sạch. Phần lỗi này do gia đình q nng chiều các em, nhiều gia đình cho con trẻ uống rượu bia, hút thuốc thoải mái như người lớn mà không biết tác hại của nó: say rượu bia, say thuốc lá từ nhà đến trường học, phóng xe vượt ẩu, phá rối lớp học…

Điều này đặt cho nhà giáo dục trách nhiệm phải tăng cường giáo dục ý thức, động cơ học tập đúng đắn, giáo dục tình bạn, tình đồn kết thân ái, giáo dục tình yêu trong sáng để HS gắn bó, thơng cảm, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập và trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)