Thực trạng công tác quản lý GD kỹ năng sống cho học sinh của các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52 - 57)

1.2.1 .Kỹ năng mềm

2.3. Thực trạng công tác quản lý GD kỹ năng sống cho học sinh của các

THPT Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch GD kỹ năng sống cho HSTHPT

Xây dựng kế hoạch GD Kỹ năng sống cho HSTHPT là vô cùng quan trọng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 240 cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn và giáo viên. Kết quả thể hiện ở bảng 2.9.

Bảng 2. 8: Các kế hoạch GDKNS

TT Các loại kế hoạch đƣợc xây dựng xác nhận là “có” Số lƣợng ý kiến Tỉ lệ %

1 Kế hoạch GDKNS cho HS vào các đợt thi

đua theo chủ điểm 232 96,6

2 Kế hoạch GDKNS cho HS theo từng học kỳ 188 78,3 3 Kế hoạch GDKNS cho HS theo từng tháng 126 52,5

TT Các loại kế hoạch đƣợc xây dựng Số lƣợng ý kiến xác nhận là “có”

Tỉ lệ %

4 Kế hoạch GDKNS cho HS theo từng tuần 92 38,3

5 Kế hoạch GDKNS cả năm học 238 99,1

Kết quả bảng 2.9 cho thấy: 99,1% ý kiến cho rằng các trường đã chủ động xây dựng các loại kế hoạch GDKNS cho HS trong cả năm học; 96,6% - kế hoạch GD Kỹ năng sống cho học sinh vào các đợt thi đua theo chủ điểm; 78,3 % - kế hoạch GDKNS trong từng học kì. Đối với kế hoạch GDKNS cho từng tháng có 52,5% ý kiến xác nhận. Tuy nhiên, kế hoạch GDKNS trong từng tuần chỉ có 38,3% ý kiến khẳng định là có tại trường họ. Vì vậy, các trường cần chú trọng xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết hơn cho từng tháng, từng tuần để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lí nhằm tăng cường quản lý cơng tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Muốn thực hiện tốt kế hoạch GDKNS cho HSTHPT thì khâu tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch là một bước rất quan trọng, không thể thiếu được. Các trường THPT Quận 6 đã có nhiều hình thức tổ chức triển khai kế hoạch GDKNS cho HSTHPT khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng tổ chức quản lý GDKNS cho học sinh qua 200 cán bộ quản lý, Bí thư Đồn trường, GVCN. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 2. 9: Các hình thức tổ chức quản lý GDKNS cho HS

TT Nội dung khảo sát

Số lƣợng ý kiến xác nhận là “có”

Tỷ lệ %

1 GDKNS thơng qua hoạt động của Đoàn trường 183 91,5 2 GDKNS thông qua tiết sinh hoạt lớp 167 83,5 3 GDKNS thông qua hoạt động chào cờ đầu tuần 158 79 4 GDKNS thông qua nội dung giáo dục NGLL 166 83 5 GDKNS thông qua nội dung giáo dục theo chủ

điểm tháng 125 62,5

6 GDKNS thông qua đội ngũ GVCN 176 88

7 GDKNS thông qua việc phối hợp các lực lượng

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.10, chúng tôi thấy cả 3 trường THPT Quận 6 đều quan tâm tới công tác quản lý GDKNS cho học sinh, có kế hoạch chỉ đạo sát sao việc quản lý GDKNS cho HS.

Các đối tượng được khảo sát đều khẳng định rằng: tổ chức thực hiện kế hoạch GDKNS thông qua hoạt động của Đoàn trường là tốt nhất (xếp thứ 1 - 91,5%). GDKNS thông qua đội ngũ GVCN, hay thông qua tiết sinh hoạt lớp được ưu tiên lựa chọn ở những vị trí tiếp theo (thứ 2 và 3). Nhà trường quản lý chặt chẽ tiết sinh hoạt lớp (1 tiết/tuần). GVCN cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức sinh hoạt để nhận xét các hoạt động trong tuần của từng học sinh, thơng qua đó cũng nhắc nhở các em phát huy những mặt mạnh, mặt ưu của mình và hạn chế những thói quen xấu nhằm giúp các em phát triển nhân cách một cách tồn diện. GDKNS thơng qua hoạt động của Đồn thanh niên là hoạt động có hiệu quả cao. Đồn thanh niên có nhiệm vụ giáo dục tu dưỡng, đạo đức lối sống cho học sinh và trực tiếp theo dõi, đánh giá thi đua một cách toàn diện, khách quan hoạt động học tập, tu dưỡng cho học sinh. Việc GDKNS thông qua nội dung giáo dục NGLL cũng được các nhà trường quan tâm. Tổ chức GDKNS cho học sinh thông qua tiết chào cờ đầu tuần cũng đã được các nhà trường lựa chọn. Bởi vì đây là tiết sinh hoạt chính trị trong phạm vi tồn trường, nhằm để tổng kết những hoạt động học tập, tu dưỡng của các tập thể lớp và cá nhân học sinh. Khen thưởng động viên học sinh, kỷ luật học sinh, uốn nắn, nhắc nhở học sinh thực hiện tốt nội quy trường lớp…Công tác GDKNS thông qua mục tiêu, nội dung giáo dục theo chủ điểm tháng và phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc GDKNS cho học sinh đã được các nhà trường thực hiện. Qua tìm hiểu thực tế, chúng tơi được biết những hoạt động này thực hiện chưa thực sự hiệu quả (xếp vị trí thứ 6 và thứ 7), các trường chủ yếu mới tổ chức GDKNS theo từng năm học và từng học kỳ, chưa thật sự triển khai GDKNS theo chủ điểm tháng. Đã có sự phối hợp các tổ chức, các lực lượng trong nhà trường nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng XH ngoài nhà trường để GDKNS cho HS.

Đây là hạn chế mà các nhà trường cần phải khắc phục để đạt hiệu quả cao trong công tác GDKNS cho HS trong thời gian tới.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục lượng giáo dục

Giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống, cách ứng xử cho HS, tổ chức lôi cuốn

các em vào những hoạt động lành mạnh, có tính chất giáo dục là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của nhà trường. Để đạt mục tiêu giáo dục, vấn đề đặt ra là nhà trường phải tổ chức kết hợp với gia đình và xã hội, huy động sức mạnh của toàn xã hội để góp phần nâng cao hiệu quả GDKNS cho HS. Để hiểu rõ thực trạng về công tác chỉ đạo, phối kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục trong việc GDKNS cho HS THPT Quận 6, chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 200 CB,GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường. Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2. 10: Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ QL với các lực lượng giáo dục

TT Nội dung trả lời Số ý kiến xác

nhận là “có” Tỷ lệ %

1 Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm 200 100

2 Gia đình học sinh 175 87,5

3 Tập thể học sinh 175 87,5

4 Đội ngũ giáo viên bộ môn 191 95,5

5 Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 183 91,5

6 Hội cha mẹ học sinh 189 94,5

Qua bảng 2.11 chúng ta có thể rút ra nhận xét: Sự chỉ đạo, phối hợp giữa cán bộ quản lý với các lực lượng giáo dục là việc làm thường xuyên và chiếm tỷ lệ rất cao ở các nhà trường. Cụ thể: Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm (100%); Đội ngũ giáo viên bộ mơn (95,5%), Hội cha mẹ học sinh (94,5%), Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (91,5%), Gia đình HS và tập thể học sinh cùng chung một tỷ lệ (87,5%). Kết quả này chứng tỏ cán bộ quản lý nhà trường đã có sự chỉ đạo, phối hợp với đội ngũ GVCN, đội ngũ giáo viên bộ mơn, Hội cha mẹ học sinh và Đồn thanh niên rất tốt. Đây là các lực lượng ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến kết quả GDKNS cho HS. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với các lực lượng này để nâng cao hiệu quả công

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống

Để hiểu rõ hơn về thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDKNS cho HSTHPT, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với 150 CBQL, GV, cán bộ đoàn và đại diện các tổ chức trong nhà trường. Kết quả qua điều tra được thể hiện như sau:

Bảng 2. 11: Mức độ đánh giá kết quả GDKNS của HS THPT các trường Quận 6

TT Các nội dung đƣợc đánh giá

Tốt Chƣa tốt SL TL % SL TL % 1 Thường xuyên 100 66,7 50 33,3 2 Theo học kỳ 150 100 0 0 3 Theo năm học 150 100 0 0

4 Có nội dung tiêu chí rõ ràng 140 93,3 10 6,7 5 Đánh giá đầy đủ các mặt, khách quan,

vô tư 108 72 42 28

6 Chú trọng đến học tập các mơn văn hóa 80 53,3 70 46,7 7 Chú trọng đến việc thực hiện nề nếp 72 48 78 52 8 Phối hợp tự đánh giá của học sinh với tập

thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường 90 60 60 40 Kết quả trên cho thấy việc đánh giá kết quả GDKNS cho HSTH được tiến hành theo học kỳ và theo năm học cùng có kết quả cao ( Tốt: 100%); Có nội dung tiêu chí rõ ràng có kết quả ( Tốt 93,3%); Đánh giá một cách đầy đủ, khách quan, vô tư (Tốt: 72%)

Một số nội dung có tỷ lệ chưa tốt còn cao: Chú trọng đến việc thực hiện nề nếp có tỷ lệ ( Chưa tốt: 52%); Chú trọng đến các học tập các mơn văn hóa có tỷ lệ (Chưa tốt: 46,7%); Phối hợp tự đánh giá của HS với tập thể HS, giáo viên chủ nhiệm, nhà trường (Chưa tốt: 40%). Cần phải khắc phục những mặt hạn chế này để kết quả đánh giá đảm bảo cơng bằng, chính xác hơn. Có như vậy mới phát huy được

ý thức tự giác rèn luyện của HS THPT và đồng thời nâng cao trách nhiệm của người quản lý trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52 - 57)