Mối liên hệ giữa các giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92 - 94)

1.2.1 .Kỹ năng mềm

3.3. Mối liên hệ giữa các giải pháp

Như chúng ta đã biết, giải pháp quản lý là một hệ thống đa dạng, năng động. Khơng có giải pháp nào vạn năng. Mỗi giải pháp có ưu thế riêng nhưng lại cũng có nhược điểm riêng. Trong 7 giải pháp chúng tôi nêu ở trên, thì giải pháp: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của kỹ năng sống và cơng tác giáo dục kỹ năng sống” có ý nghĩa định hướng chỉ đạo, vì có nâng cao được nhận thức thì sẽ chi phối mọi hoạt động. Đồng thời làm tốt giải pháp này sẽ ra tạo sức mạnh tổng hợp cho việc giáo dục học sinh.

Giải pháp: “Cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh” là giải pháp trọng tâm vì nó quyết định chất lượng giáo dục KNS. Có cải tiến nội dung, đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì việc giáo dục mới đạt hiệu quả. Các em cảm thấy hứng thú, bổ ích và từ đó nhiệt tình tham gia các hoạt động GDKNS trong nhà trường. Muốn làm tốt hai nhiệm vụ “dạy chữ” và “dạy người”, yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó có giáo dục KNS. Trước đây phương pháp giáo dục: Thầy là trung tâm, trò thụ động tiếp thu, học trò chỉ nắm bắt tri thức mà khơng có sự sáng tạo, khơng linh hoạt trong việc tiếp nhận kiến thức mới. Đổi mới phương pháp giáo dục là: Thầy tổ chức các hoạt động, trò tham gia vào các hoạt động đó để tự tìm ra kiến thức, ở đây trị là trung tâm. Như vậy, các em không chỉ nắm bắt được tri thức mới mà cịn rất sáng tạo, năng động, dễ thích ứng với những biến động của môi trường. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giáo dục các em trở thành con người năng động, trang bị cho các em cách tự học, tự chiếm lĩnh. tri thức. Giải pháp 5 chính là làm tốt cơng tác xã hội hố giáo dục.

Tóm lại: Mỗi giải pháp có một ưu thế riêng, chúng có mối quan hệ hữu cơ

với nhau, bổ trợ cho nhau trong quá trình giáo dục. Trong việc chỉ đạo, các giải pháp trên như những mắt xích trong một sợi dây chuyền tạo nên sự chặt chẽ đồng bộ thúc đẩy “cỗ máy quản lý” giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hoạt động nhịp nhàng hiệu quả cao.

3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý nhằm nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở các trƣờng THPT Quận 6,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)