Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90 - 92)

1.2.1 .Kỹ năng mềm

3.2. Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sin hở

3.2.7. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng công tác

tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

3.2.7.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng của quản lý. Đánh giá là chức năng cơ bản của kiểm tra, quan hệ mật thiết với kiểm tra, dựa vào kiểm tra và là kết quả của kiểm tra. Do đó, kiểm tra đánh giá là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý.

Hoạt động này là mối liên hệ thông tin hai chiều tiếp nhận mọi ý kiến phản hồi trong quá trình thực hiện tổ chức GDKNS cho học sinh, nhờ đó nhà quản lý giáo dục biết được khó khăn, vướng mắc và có biện pháp phù hợp.

Đổi mới cơng tác thi đua, khen thưởng, chống bệnh thành tích, hồn chỉnh hệ thống văn bản, đảm bảo khen đúng, khen đủ, kịp thời nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong dạy học và GDKNS.

3.2.7.2. Nội dung thực hiện

- Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá.

- Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá. - Xây dựng kế hoạch thi đua khen thưởng.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành

Công tác kiểm tra đánh giá, thi đua khen thưởng là những khâu hết sức quan trọng trong quá trình quản lý, vì vậy Hiệu trưởng các nhà trường phải quan tâm tới các vấn đề sau:

- Xây dựng chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá.

Để xây dựng nội dung của quá trình kiểm tra, đánh giá, trước hết cần xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá. Tiêu chí đánh giá là dấu hiệu, tính chất được chọn làm căn cứ, làm chuẩn để so sánh, đối chiếu, xác định mức độ đạt được của quá trình đánh giá.

Trên cơ sở xác định tiêu chí đánh giá, xây dựng các chuẩn và nội dung của quá trình kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm GDKNS cho học sinh chính là các chỉ tiêu thực hiện mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

- Xây dựng kế hoạch tiến hành kiểm tra, đánh giá theo tiến trình thời gian

trong năm học:

+ Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, quy định của ngành để kiểm tra, đánh giá phát hiện những điều bất hợp lý của quá trình phối hợp các lực lượng giáo dục so với tiêu chí đề ra ban đầu, đồng thời có hướng điều chỉnh khắc phục kịp thời.

+ Thành lập ban kiểm tra đánh giá việc tổ chức phối hợp các lực lượng xã hội nhằm GDKNS cho học sinh gồm các đại diện: Ban giám hiệu nhà trường, GVCN, hội CMHS, BCH đoàn thanh niên trường, Uỷ viên văn hố xã, Bí thư đồn thanh niên thơn.

+ Xây dựng chế độ kiểm tra: Theo học kỳ, theo năm học, đột xuất. Hình thức kiểm tra: trực tiếp, gián tiếp.

Bên cạnh đó cần phân cơng rõ trách nhiệm và sự phối hợp các LLXH trong việc GDKNS cho học sinh.

- Đánh giá hoạt động kiểm tra, đánh giá.

Khi có kết quả đánh giá, người quản lý cần điều chỉnh hoặc phát huy hoặc uốn nắn hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện được tốt hơn.

- Thi đua khen thưởng.

Thi đua khen thưởng là biện pháp giáo dục nhằm kích thích lơi cuốn mọi người hăng say phấn đấu để đạt được thành tích cao nhất trong hoạt động. Nó tác động đến tình cảm, ý chí, niềm tin và tính sáng tạo của mỗi thành viên.

+ Hồn chỉnh bộ máy quản lý thi đua, khen thưởng trong nhà trường. Hiệu trưởng thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng gồm hiệu trưởng là chủ tịch, phó chủ tịch là phó Hiệu trưởng, Chủ tịch cơng đồn, Bí thư đồn thanh niên; các thành viên trong hội đồng gồm tổ trưởng chuyên môn, một số cán bộ, giáo viên, đại diện hội phụ huynh.

+ Khen thưởng cần đúng lúc, đúng mức, đúng người đúng việc, nếu khen thưởng khơng hợp lý thì sẽ có tác dụng ngược với mong muốn của người quản lý. Thi đua khen thưởng cần đa dạng về hình thức tổ chức. Tuỳ vào khả năng của nhà trường và sự huy động khác để quy định mức thưởng cho phù hợp, vừa động viên khuyến khích người có thành tích, đồng thời là động lực cho mọi thành viên phấn đấu.

+ Chú trọng việc nhân các điển hình tiến tiến về công tác GDKNS trong học sinh và giáo viên.

3.2.7.4. Điều kiện thực hiện

- Có quan điểm đúng về đánh giá công tác GDKNS, phải căn cứ vào những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá.

- Khi đánh giá phải đảm bảo các nguyên tắc: Nguyên tắc phát triển; nguyên tắc đảm bảo tính lịch sử; ngun tắc tồn vẹn…

- Phải phối hợp các phương pháp đánh giá, khi đánh giá cần chú ý nhằm phát huy những mặt tốt, mặt tích cực, sự đóng góp nhằm tư vấn thúc đẩy phát triển là chính.

Trong đánh giá khơng nên vội vàng, đánh giá một cách phiến diện, chủ quan, cảm tính; khơng nên máy móc, rập khn hoặc dùng quyền lực để nhận xét mà không nghiên cứu, trao đổi và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh.

- Các cấp quản lý cần thường xuyên tổ chức học tập kinh nghiệm các điển hình trong phong trào thi đua của ngành, tổ chức triển khai luật TĐKT tới cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh các trường Trung học phổ thông Quận 6 - thành phố Hồ Chí Minh (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)