.Thu nhập của người lao động nông nghiệp, nông thôn

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 45)

Như phần trên đã phân tích, việc làm của lao động nông nghiệp, nông thôn do năng suất thấp, đất đai bị thu hẹp, có thời gian bị thiếu việc làm, nếu có việc làm thì chủ yếu là việc làm tạm… nên thu nhập của họ rất thấp. Có thể thấy điều này qua kết quả điều tra sau:

Bảng 2.8. Thu nhập trung bình của lao động nơng nghiệp huyện Vĩnh Linh trước và sau khi thu hồi đất

Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Dưới 500 ngàn đồng/tháng 7 20.59 9 26.47 Từ 500 đến dưới 1 triệu đồng/tháng 15 44.12 17 50 Từ 1 đến dưới 1,5 triệu đồng/tháng 5 14.71 4 11.76 Từ 1,5 đến dưới 2 triệu đồng/tháng 2 5.88 2 5.88 Từ 2 đến dưới 2,5 triệu đồng/tháng 2 5.88 2 5.88 Từ 2,5 đến dưới 3 triệu đồng/tháng 1 2.94 0 0,0 Trên 3 triệu đồng/tháng 2 5.88 0 0,0 Tổng 34 100 34 100

[Nguồn: Số liệu điều tra] [Đơn vị:%]

Biểu đồ 2.7. Thu nhập trung bình của lao động nơng nghiệp huyện Vĩnh Linh trước và sau khi thu hồi đất

Qua điều tra 60 lao động thuộc 4 đơn vị hành chính của huyện Vĩnh Linh (3 thị trấn, 1 xã), trong đó có 34 lao động thuộc diện bị thu hồi đất. Điều tra gần đây cho thấy thu nhập của lao động nông nghiệp bị thu hồi đất ở huyện Vĩnh Linh rất thấp và chiều hướng kém hơn so với trước khi bị thu hồi đất. Cụ thể, trước khi thu hồi đất thì tỷ lệ lao động có thu nhập dưới 1 triệu đồng là 64,71%, tỷ lệ lao động có thu nhập từ 1 triệu đến 3 triệu là 29,41% và lao động có thu nhập từ 3 triệu trở lên chiếm 5,88%;

Tuy nhiên, sau khi thu hồi đất thì tỷ lệ những lao động có thu nhập dưới 1 triệu lại tăng lên, chiếm 76,47%, tỷ lệ lao động có thu nhập trên một triệu bị giảm xuống cịn 23,52%, số lao động có thu nhập trên 3 triệu khơng cịn.

24. Thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệphuyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

25. Tình trạng việc làm của lao động nông nghiệp huyện Vĩnh Linh

*Về tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm

Năm 2012, ở huyện Vĩnh Linh có 6.877 lao động nơng nghiệp thiếu việc làm, chiếm 61,54% trong tổng số lao động thiếu việc làm của huyện và chiếm 23,01% trong tổng số lao động nông nghiệp của huyện. Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn huyện Vĩnh Linh còn thấp: Năm 2009 là 77,92%, năm 2012 là 79%. Tỷ lệ thời gian lao động của lao động nông nghiệp được sử dụng phần lớn cho hoạt động trồng trọt (gần 73%) thời gian lao động). Đây là tình trạng chung của lao động nông nghiệp các huyện khác. Thời gian dành cho hoạt động chăn nuôi và các hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông nghiệp huyện Vĩnh Linh cịn thấp. Thực tế ở nơng thôn huyện Vĩnh Linh, thu nhập của lao động nông nghiệp vẫn chủ yếu trong chờ vào hoạt động trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa). Nhìn chung thu nhập bình quân hàng tháng của họ rất thấp, thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước quy định.

Về số giờ làm việc bình qn của lao động nơng nghiệp huyện: Ở huyện Vĩnh Linh, tỷ lệ lao động nơng nghiệp có thời gian làm việc bình qn trong tuần từ 40 giờ trở lên rất cao: 81,55% trong đó có gần 30% lao động nơng nghiệp làm việc từ 50 giờ đến 1 tuần trở lên. So với công nhân, với cán bộ làm việc ở khu vực nhà nước, thời gian làm việc trong tuần của lao động nông thơn dài hơn rất nhiều.

Bảng 2.9. Tình hình việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất của lao động nông nghiệp ở huyện Vĩnh Linh

Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

Chưa có việc làm 4 11,76 7 20,59

Thiếu việc làm 7 20,59 9 26,47

Đủ việc làm 23 67,65 18 52,94

Tổng 34 100 34 100

[Nguồn: Số liệu điều tra]

Qua điều tra tình hình việc làm trước và sau khi bị thu hồi đất của 34/60 lao động nơng nghiệp trong q trình đơ thị hóa ở huyện Vĩnh Linh và đã thu được kết quả trên. Thơng qua số liệu phân tích trên cho thấy rằng: Tỷ lệ lao động đủ việc làm giảm mạnh, trong số 34/60 lao động được điều tra, trước khi thu hồi đất có 23/34 lao động đủ việc làm (đạt tỷ lệ 67,65%) thế nhưng sau khi thu hồi đất số lao động đủ việc làm giảm xuống chỉ còn 18/34 lao động (đạt tỷ lệ 52,94%); Tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng mạnh, trong tổng số 34/60 lao động nông nghiệp bị thu hồi đất, trước khi thu hồi đất chỉ có 7/34 lao động thiếu việc làm (chiếm tỷ lệ 20,59%). Sau khi thu hồi đất, số lao động thiếu việc làm tăng lên 9/34 lao động (chiếm tỷ lệ 26,47%) tổng số lao động bị thu hồi đất; Tỷ lệ lao động chưa có việc làm cũng tăng cao, trước khi thu hồi đất chỉ có 4/34 lao động chưa có việc làm (thất nghiệp), chiếm tỷ lệ 11,76% trong tổng số lao động bị thu hồi đất. sau khi thu hồi đất, con số này tăng lên là 7/34 lao động, chiếm tỷ lệ 20,59%.

Một phần của tài liệu việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w