* Dạy nghề cho lao động nông nghiệp
+Dạy nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn để bổ sung vào các KCN.
•Phát triển các cơ sở đào tạo nghề. Quy hoạch phát triển mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hóa theo hướng của Nghị định số 73/NĐ- CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và Nghị định số 53/2006/NĐ- CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngồi cơng lập. Đầu tư nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Linh, đào tạo ra lao động kỹ thuật có chuyên môn sâu, kỹ năng thực hành tốt, đáp ứng nhu cầu lao động đa dạng ngành nghề. Trường sẽ đào tạo các nghề chính sau: kỹ thuật điện, cơ khí hàn sắt, điện tử, tin học, may công nghiệp và thời trang.
•Tăng cường năng lực dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề. Tranh thủ sự trợ giúp của Nhà nước và huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy nghề hợp lý theo hướng đồng bộ hóa, hiện đại hóa gắn với thực tiễn. Khơng ngừng đổi mới và bổ sung nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tế.
•Gắn kết cơng tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động ở các KCN. Đẩy mạnh, xúc tiến đầu tư các dự án công nghiệp vào các KCN, tạo điều kiện thuận lợi để các dự án sớm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng ngay lao động. Khuyến khích các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo “đơn đặt hàng”, “có địa chỉ đầu ra”, dạy nghề theo nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc xúc tiến thu hút các dự án đầu tư, có kế hoạch dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động trước khi họ bàn giao cho Nhà nước.
•Tăng cường quản lý Nhà nước về dạy nghề. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề theo nhu cầu các doanh nghiệp, các KCN, cụm công nghiệp, thường xuyên đánh giá chất lượng hoạt động của các cơ sở dạy nghề, yêu cầu các cơ sở dạy nghề xây dựng mục tiêu, kế hoạch và chương trình đào tạo phù hợp, đảm bảo chất lượng dạy nghề.
+Dạy nghề cho nông dân để tận dụng thời gian nhàn rỗi trong nông nghiệp, nâng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn.
+Tiếp tục thực hiện chiến lược dân số giai đoạn 2010 – 2015 và những năm tiếp theo. Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số, gia đình và trẻ em, làm chuyển biến nhận thức về mối quan hệ giữa dân số và phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống.
* Nâng cao chất lượng Giáo dục – Đào tạo
Nếu người lao động được trang bị đầy đủ những kiến thức phổ thơng cơ bản thì việc học nghề sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, phải chăm lo nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
-Ổn định số trường lớp cơng lập hiện có, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đào tạo, phát triển các trường ngồi cơng lập.
-Thành lập các trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp và dạy nghề. Cũng cố các trường chuyên nghiệp.
- Thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở . việc phân luồng dạy theo năng khiếu ngay từ sau khi tốt nghiệp Trung học cơ sở một mặt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi học sinh phát triển một cách đầy đủ trí lực, thiên hướng bẩm sinh, khiến cho các em ln có tính chủ động, tích cực, sự ham mê, hứng thú.